Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015

Khám chữa bệnh thương phế binh VNCH: Ấm lòng và hạnh phúc

Paulus Lê Sơn


                            Các cựu chiến binh VNCH tại Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam.

SÀI GÒN -  “Bác đang cảm thấy rất hạnh phúc và ấm lòng”, Thương phế binh Ngô Thái quê Quảng Nam chia sẻ khi tôi hỏi đến.

Ngày 28/11/2015, tại dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, số 38 Kỳ Đồng, Sài Gòn đã tổ chức khám bệnh và chia sẻ tinh thần cũng như vật chất đối với các thương phế binh thuộc Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Đây là chương trình thường xuyên theo định kỳ hàng tháng, chương trình này được diễn ra vào mỗi thứ bảy cuối tháng dành riêng cho thương phế bin, hoạt động này của Dòng Chúa Cứu Thế triển khai đã được mấy năm nay.

Theo số liệu thống kê, có khoảng 67 người thương phế binh đến thăm khám từ nhiều tỉnh thành khác nhau. Họ là những người bị mù, bị điếc, bị cụt chân, cụt tay. Nhiều người thương phế binh là người không theo Công Giáo hoặc theo các tôn giáo khác. Chương trình mục vụ của dòng đước sự cộng tác nhiệt thành của rất nhiều các tình nguyện viên là các bác sĩ, y tá, giáo dân, sinh viên và cả người chưa theo đạo.

Việt Nam và Trung Quốc

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt tay Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tại Sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ngày 3/9/2015.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt tay Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tại Sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ngày 3/9/2015
 
Lâu nay, để biện hộ cho chính sách nhường nhịn đến nhu nhược trước những hành động xâm lấn ngang ngược của Trung Quốc, chính phủ Việt Nam thường nêu lên ba lý do chính: Thứ nhất, về địa lý, Việt Nam nằm cạnh Trung Quốc nên ít nhiều phải chịu đựng Trung Quốc để có được hoà bình; thứ hai, về ý thức hệ, Việt Nam và Trung Quốc đều theo chủ nghĩa xã hội, và do đó, đều là “đồng chí” của nhau; và thứ ba, về lịch sử, Việt Nam từng chịu ơn Trung Quốc rất nhiều trong hai cuộc chiến tranh (chống Pháp, 1949-54, và chiến tranh Nam Bắc, 1954-75) trước đây.

Những sự biện hộ ấy liệu có sức thuyết phục?

Đã đến lúc “xoay trục” sang Địa Trung Hải



Biên dịch: Vũ Hồng Trang
Nguồn: Paolo Gentiloni, “Pivot to the Mediterranean”, Foreign Affairs, 28/05/2015.



Địa Trung Hải là cái nôi của nền văn minh Hy Lạp, của Đế chế La Mã, Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo. Nó là một vùng biển với nhiều tên gọi: với người La Mã là Mare Nostrum nghĩa là “Biển của chúng tôi”; với người Thổ Nhĩ Kỳ là Akdeniz hay “Biển Trắng”; là Yam Gadol hay “Biển lớn” với người Do Thái; Mittelmeer hay “Trung hải” theo cách gọi của người Đức. Đây là nơi gặp gỡ của Châu Phi, Châu Á, và Châu Âu, hình thành nên lịch sử rộng lớn, phức tạp và đa dạng.

Tuy nhiên, ngày nay, Địa Trung Hải đang ở thời điểm bước ngoặt. Nó mang nhiều ý nghĩa hơn ngoài việc là ranh giới phía nam châu Âu. Nó có thể trở thành vùng biển bất ổn hoặc bình yên, tùy vào hành động của chúng ta ở đó.

Italia chiếm vị trí trung tâm về lịch sử và địa lý của vùng Địa Trung Hải, do đó có lợi ích cố hữu đối với sự ổn định của khu vực này. Nhưng khu vực này không nên là mối quan tâm của riêng Italia. Cùng với Italia, EU và Hoa Kỳ nên “xoay trục” về Địa Trung Hải, bởi lẽ khu vực này đã trở thành trung tâm của ba thách thức lớn toàn cầu.

Lãnh đạo tỉnh sắp nghỉ hưu được đi Canada 'học làm xổ số'


BÌNH PHƯỚC (NV) - Mười hai quan chức đảng viên chóp bu của tỉnh Bình Phước đã “ăn có” trong chuyến đi “học làm xổ số” mãi tận Canada, kể cả người sắp nghỉ hưu hoặc không dính gì tới “xổ số.”


Buổi tuyên dương các đại lý, khách hàng của công ty xổ số kiến thiết tỉnh Bình Phước. (Hình: Báo Bình Phước)

Theo tin của nhiều báo tại Việt Nam, ông Phạm Văn Tòng, phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, ký một “quyết định” ngày 6 Tháng Mười Một, đưa 31 người đi Canada “tham quan, học tập về xổ số.”

Phân chia thành phần phái đoàn gồm có 16 người đại lý xổ số, 12 người trong hội đồng giám sát xổ số, cán bộ lãnh đạo và chỉ có ba cán bộ của công ty xổ số Bình Phước. Tốn phí cho mỗi người hơn 60 triệu đồng, tổng kinh phí cho cả đoàn gần 1.5 tỷ đồng.

TIN NGẮN THẾ GIỚI NGÀY 30/11/2015



1. Tin Việt Nam: “Thành ủy Bạc Liêu sắp hết tiền”?

Đang xảy ra lùm xùm tiền bạc tại Văn phòng Thành ủy Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu với cáo buộc Bí thư Thành ủy cũ để lại nhiều khoản nợ.
Trước đó, hôm 29/11, tờ Kinh tế Nông thôn cho biết nhiều cán bộ, đảng viên thuộc Thành ủy Bạc Liêu “rất bất bình trước những khuất tất về tài chính” tại đây. Theo báo này, trong bảy tháng trước khi mãn nhiệm, Bí thư Thành ủy Bạc Liêu Dương Thành Trung kết hợp với bà Đỗ Thu Hương, kế toán Văn phòng Thành ủy, “rút hết ruột” kinh phí được cấp cho cả năm để chi nhiều khoản chi “một cách vô tội vạ”.


2.Tin Miến Điện : Bà Aung San Suu Kyi gặp Tổng thống và Tư lệnh quân đội



Bốn tuần sau cuộc bầu cử lịch sử đem lại chiến thắng áp đảo cho đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (LND), lãnh đạo đảng Aung San Suu Kyi sẽ gặp Tổng thống và Tổng tư lệnh quân đội vào ngày 02/12/2015 tại thủ đô hành chính Naypyidaw.
Ngay sau khi có kết quả bầu cử chính thức, theo đó, Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ giành được 80% số phiếu, bà Aung San Suu Kyi đã đề nghị được gặp các nhân vật chủ chốt trong chính quyền mãn nhiệm chuẩn bị cho việc tiếp nhận quyền lực trên tinh thần « hòa giải dân tộc».


3.Tin Trung Cộng: Tiền TC 'sẽ đóng vai trò dự trữ quốc tế'

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự kiến sẽ công bố vào hôm thứ Hai 30/11 rằng đồng nhân dân tệ của Trung Cộng sẽ tham gia vào nhóm các đồng tiền dự trữ quốc tế.
Hiện tại chỉ có đồng đô la Mỹ, euro, yên Nhật và bảng Anh đóng vai trò này. Hồi đầu tháng này, Giám đốc IMF Christine Lagarde hậu thuẫn đưa đồng nhân dân tệ vào cùng nhóm này. Nếu quyết định được đưa ra, đồng nhân dân tệ có thể sẽ tham gia vào giỏ tiền tệ này vào năm sau, các chuyên gia cho biết.

Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2015

Tiền TQ 'sẽ đóng vai trò dự trữ quốc tế'

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự kiến sẽ công bố vào hôm thứ Hai 30/11 rằng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc sẽ tham gia vào nhóm các đồng tiền dự trữ quốc tế.



Hiện tại chỉ có đồng đô la Mỹ, euro, yên Nhật và bảng Anh đóng vai trò này.

Hồi đầu tháng này, Giám đốc IMF Christine Lagarde hậu thuẫn đưa đồng nhân dân tệ vào cùng nhóm này.

Nếu quyết định được đưa ra, đồng nhân dân tệ có thể sẽ tham gia vào giỏ tiền tệ này vào năm sau, các chuyên gia cho biết.

Vấn nạn công dân bị chết ở nơi tạm giam, tạm giữ

Xuân Nguyên, thông tín viên RFA

Cái chết oan khuất của ông Trịnh Xuân Tùng trong tình trạng lạm quyền, sử dụng bạo lực thô bạo phổ biến của công an Việt Nam khi làm nhiệm vụ đã làm dư luận trong và ngoài nước phẫn nộ. Ảnh băng rôn của gia đình treo trước tòa.
Cái chết oan khuất của ông Trịnh Xuân Tùng trong tình trạng lạm quyền, sử dụng bạo lực thô bạo phổ biến của công an Việt Nam khi làm nhiệm vụ đã làm dư luận trong và ngoài nước phẫn nộ. Ảnh băng rôn của gia đình treo trước tòa. 


Vấn nạn công dân bị chết bất thường tại nơi tạm giam, tạm giữ vẫn diễn ra thường xuyên tại Việt Nam.

  Đâu là nguyên nhân của tình trạng này.

Theo thống kê của bộ công an, trong ba năm (từ 2011- 2014) có khoảng 226 người bị chết bất minh tại nơi bị tạm giam, tạm giữ. Lý do của những cái chết bất minh thường được ngành công an giải thích rằng, nạn nhân chết do tử tự, chết do tập thể dục quá sức… Nhưng những nguyên nhân này không thuyết phục được thân nhân của nạn nhân và dư luận.

Angela Merkel: Người châu Âu không thể thiếu


Biên dịch: Vũ Hồng Trang
Nguồn: “The indispensable European”, The Economist, 07/11/2015.



Angela Merkel đang phải đối mặt với thách thức chính trị cam go nhất từ trước tới giờ. Nhưng Châu Âu cần vị nữ thủ tướng này hơn bao giờ hết.

Nhìn khắp châu Âu và chúng ta thấy một nhà lãnh đạo nổi bật hơn cả: Angela Merkel. Tại Pháp, François Hollande đã từ bỏ sự ngộ nhận rằng đất nước của ông là đầu tàu châu lục. David Cameron, tái đắc cử một cách huy hoàng, đang biến Liên Hiệp Anh (Britain) thành một nước Anh (England) nhỏ bé. Matteo Renzi đang bận tâm với nền kinh tế trì trệ của Ý.

Ngược lại, trong mười năm giữ cương vị thủ tướng, bà Merkel ngày một nổi bật hơn sau mỗi biến động. Trong cuộc khủng hoảng nợ, tuy lúc đầu tỏ ra do dự nhưng cuối cùng bà cũng đoàn kết được khu vực đồng euro. Về vấn đề Ukraine, bà đã kêu gọi châu Âu áp đặt cấm vận với nước Nga (trong khi chính tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng bà là người lãnh đạo châu Âu duy nhất đáng để đàm phán). Đối mặt với thách thức người nhập cư, bà đã mạnh dạn phát huy giá trị châu Âu, gần như đơn thương độc mã trong việc cam kết chào đón những người tị nạn.

Cho rằng điều này là sự chuyển biến từ thận trọng và nổi trội thành bồng bột và thảm họa cũng là lẽ thường tình. Các nhà phê bình khẳng định rằng, với thái độ chào đón người tị nạn, bà Merkel đã gây ra một trận lụt nhấn chìm cả châu Âu và sau đó là tự kết liễu sự nghiệp chính trị của chính mình. Cả hai lập luận đều không đúng, và thực sự không công bằng. Bà Merkel mạnh mẽ hơn những gì nhiều người nghĩ về bà. Hay nói đúng hơn là trước không ít thách thức mà EU đang phải đương đầu, bà là một người mà châu Âu đang cần hơn bao giờ hết.

Thần Công lý ở Việt Nam ốm yếu?

 

 
                                  Tòa Long An đã xử em Nguyễn Mai Trung Tuấn, 15 tuổi 
 
Vừa qua, có một sự kiện là Tòa án Nhân dân tỉnh Long An đã xử em Nguyễn Mai Trung Tuấn, một thiếu niên, còn đi học ở tuổi 15, một bản án 54 tháng tù giam cho tội danh “cố ý gây thương tích”.

Trong bài viết này, tôi không đi vào các chi tiết về việc em Tuấn có tội hay vô tội, hay án nặng án nhẹ, vì đó là chuyên môn của các luật sư, và cũng đã có ý kiến của vị luật sư bào chữa cho em Tuấn trên trang tin tiếng Việt của cơ quan truyền thông BBC.

Cái mà tôi muốn nói đến là tính chính trị của vụ án, cùng các hệ lụy khác xung quanh vụ án với xã hội

Công an giết người, mức án nhẹ hơn trẻ con gây thương tật công an


Người Buôn Gió
 

Điều 16 của hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam quy định:

1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. 2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Vừa qua ngày 24 tháng 11 năm 2015 toà án Long An đã thể hiện sự "bình đẳng" trong hiến pháp đó bằng cách xét xử một bị cáo 15 tuổi với tội danh "cố ý gây thương tích".

Nguyên nhân sự việc là chính quyền Long An tiến hành cưỡng chế đất của gia đình em Mai Trung Tuấn. Bất bình trước việc cưỡng chế này, em Mai Trung Tuấn ở tuổi 15 đã dùng a xít hắt vào trung tá công an Nguyễn Văn Thuỷ.

Em Tuấn bị khép vào khoản 3 của điều 104 tội cố ý gây thương tích. Ở khoản này hình phạt là 5 đến 15 năm tù giam. Mức án bốn năm rưỡi tù giam là dưới khung hình phạt này để thể hiện cho tính nhân đạo của pháp luật Việt Nam đối với trẻ em.

TIN NGẮN THẾ GIỚI NGÀY 29/11/2015


1. Tin Việt Nam: Một ngư dân Việt Nam bị bắn chết ở khu vực Trường Sa

Truyền thông trong nước đưa tin cho biết một ngư phủ Việt Nam bị nhóm người lạ mặt bắn chết ngày hôm qua lúc đang hành nghề ở khu vực biển thuộc đảo Trường Sa. Nạn nhân là ông Trương Đình Bảy, 42 tuổi, cư ngụ ở Quảng Ngãi.
Tin do báo chí Việt Nam phổ biến nói rằng chiếc tầu của ngư dân Việt Nam có 15 ngư phủ, đang đánh bắt hải sản ở khu vực gần đảo Đá Nam thì bị một chiếc “tàu lạ” áp sát ngay bên cảnh, 5 người trên chiếc tầu lạ này cầm súng uy hiếp, nhảy lên tầu của ngư dân Việt Nam và nổ súng giết ông Bảy.


2. Tin Nga: Nga ra sắc lệnh trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ

Nga thông báo một loạt biện pháp trừng phạt kinh tế Thổ Nhĩ Kỹ vì vụ bắn hạn chiến đấu cơ Nga tại biên giới Syria.
Một sắc lệnh được Tổng thống Vladimir Putin ký (bằng tiếng Nga) bao gồm cấm nhập khẩu hàng hóa từ Thổ Nhĩ Kỳ, cấm các công ty Thổ kinh doanh tại Nga và công dân Thổ làm việc cho các công ty của Nga. Lệnh này kêu gọi ngưng các chuyến bay thương mại giữa hai nước.


3. Tin Đài Loan: Phụ nữ Việt bị bắt vì 'giết người tình, phi tang xác' ở Đài Loan

Một phụ nữ người Việt bị bắt ở Đài Loan vì bị tình nghi giết bạn trai rồi chặt xác anh này sau một trận cãi vã, cảnh sát địa phương cho biết.
Tin cho hay, cô Nguyễn Thị Soi, 33 tuổi, đã bị bắt tại tơi làm việc ở thành phố Cao Hùng trong khi chuẩn bị về Việt Nam hôm qua, 27/11. Cô Soi bị cáo buộc giết chết anh Kiều Văn Mạnh, 43 tuổi, trước khi chặt xác người đồng hương rồi sau đó vứt xuống rãnh.

Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2015

Nhạc sĩ Anh Bằng, một người Việt thương quê mình.

Nhạc sĩ Tuấn Khanh

 
images

Cho đến khi nằm xuống, nhạc sĩ Anh Bằng vẫn còn những bài hát và dự án còn dang dở. Sức làm việc của ông thật đáng nể. Nhiều tổng kết cho rằng số lượng  tác phẩm của ông để lại khoảng 650 bài, nhưng thực tế còn nhiều hơn như vậy, bởi gần mười năm đau yếu, ông vẫn không thôi sáng tác.

Nhạc sĩ Anh Bằng (1926-2015)  viết rất nhiều thể loại, có lẽ vì vậy mà ông cũng là nhạc sĩ hiếm hoi trong lịch sử âm nhạc Việt Nam có rất nhiều bút danh. Bản tính hào sảng của ông cũng khiến cho gia tài âm nhạc của ông càng đồ sộ hơn, với hàng loạt các ca khúc sáng tác chung với nhạc sĩ Lê Dinh và Minh Kỳ – với tên chung là Lê Minh Bằng.

B-52 và Tu-95: Hai 'Lão Tướng' từ thời Chiến Tranh Lạnh


Hà Tường Cát/Người Việt


HOA KỲ - Hiện nay hai kiểu oanh tạc cơ B-52 của Mỹ và Tu-95 của Nga là những máy bay 'già' nhất thế giới, trên 60 tuổi, và dự trù sẽ còn sống tới 85 tuổi. Ngoài đặc điểm ấy, hai kiểu máy bay này còn có rất nhiều tương đồng trong tính năng và quá trình hoạt động.

Ngày 17 tháng 11 vừa qua, lần đầu tiên các phi đội máy bay oanh tạc chiến lược tầm xa, bao gồm Tu-95, Tu-22 và Tu-160 xuất phát từ Nga đã đến oanh tạc loạn quân khủng bố trên lãnh thổ Syria. Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội Nga cho biết sau vụ IS đặt bom máy bay hành khách Nga và tấn công khủng bố tại Paris, 25 máy bay oanh tạc đặt căn cứ trên đất Nga sẽ thực hiện các phi vụ oanh tạc  tăng cường cho lực lượng máy bay chiến đấu đã có ở căn cứ gần thành phố Latakia.

82 nhân sự ‘luân chuyển’, án kinh tế và Hội nghị 13

Phạm Chí Dũng
 

Có thông tin cho biết Hội nghị 13 “quyết định nhân sự” của Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam có thể sẽ diễn ra vào nửa đầu tháng 12/2015.

Nếu tin tức trên là chính xác, 2015 là năm “lạm phát” hội nghị Trung ương - có đến 4 kỳ họp 10, 11, 12 và 13, so với chỉ một kỳ được Bộ Chính trị tổ chức vào năm 2014.

Sau khi Hội nghị Trung ương 12 kết thúc “bất phân thắng bại” vào nửa đầu tháng 10/2015, Hội nghị 13 có ý nghĩa “quyết định” - nếu quả đúng nó phải là như thế - đối với vô số ý tưởng và mưu đồ sắp xếp, khuynh loát lẫn thâu tóm bàn cờ chính trị quốc gia.

Thời gian để “lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng lần thứ 12” chỉ còn rất ngắn, nếu cuộc hội tụ “giới tinh hoa trong đảng” này diễn ra theo dự kiến vào tháng Giêng năm 2016. Hoặc cho dù Đại hội 12 được tổ chức ngay sau Tết Nguyên đán 2016, không khí cuộc đua vẫn được kích động lên mức cao nhất để không một tay đua nào không bị ám ảnh bởi nỗi bất an thường trực “chiến thắng hay là chết”.

Erdogan và Putin tranh hùng



Ngô Nhân Dụng


Ðộc giả Người Việt rất bén nhậy trước tin thời sự. Sau vụ máy bay Thổ Nhĩ Kỳ hạ máy bay Nga trên vùng biên giới Thổ-Syria, độc giả ký tên oldcanon nhận xét: “Sau vụ này nếu mà Nga không kéo một mớ hỏa tiễn phòng không S-300 hoặc S-400 qua đặt bên Syria gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ thì mới là chuyện lạ.” Quả nhiên, trong khi ông “đại bác già, oldcanon” viết thì Tổng Thống Nga Vladimir Putin đã làm việc đó. Hỏa tiễn Sam có tầm xa 400 cây số, đặt ở một căn cứ Nga cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ khoảng 50 cây số. Chiến hạm Moskva mang hỏa tiễn tiến vào gần bờ biển, và từ nay máy bay oanh tạc của Nga sẽ có phi cơ chiến đấu đi bên bảo vệ!

Ít khi chính phủ Nga đưa hỏa tiễn Sam tới một vùng tranh chấp xa như vậy, kể từ sau cuộc chiến tranh Việt Nam. Ðáng lẽ khối NATO phải phản đối ầm lên khi Nga đưa Sam tới bên bờ Ðịa Trung Hải; nhưng không thấy. Nhưng họ chỉ nói mấy câu lấy lệ. Ðiều đó chứng tỏ mấy tên đạn này không thay đổi cục diện. Ông Putin phải điều động tên lửa để chứng tỏ cho dân Nga thấy ông vẫn là “người hùng,” thế thôi.

Việt Nam gặp thế lưỡng nan trong vụ kiện Phi-Trung


TS. Dương Danh Huy


Bộ Ngoại giao Philippines đưa thông tin Tòa Trọng Tài tại Den Haag tiến hành phiên điều trần chính phân xử vụ kiện Phi-Trung về Biển Đông ngày 24/11/2015. Trước đó, ngày 29/10/2015 Tòa đã phán quyết về phiên điều trần sơ khởi của vụ kiện.

Phiên điều trần đó là bước đầu, qua đó Tòa xác định mình có thẩm quyền hay không, và hồ sơ của Philippines có thể thụ lý được hay không. Trung Quốc cho rằng trả lời cho hai câu hỏi này đều là “Không”. Nếu trả lời đó đúng, hồ sơ của Philippines sẽ bị loại ngay từ bước này.

Nhưng, kết luận về phiên điều trần sơ khởi, Tòa đã bác bỏ quan điểm của Bắc Kinh và tuyên bố rằng trong 15 điểm Philippines đưa ra, Tòa có thẩm quyền để xử 7 điểm, trong đó có 2 điểm với điều kiện không có sự chồng lấn vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) hay thềm lục địa, tương đương với điều kiện không có thực thể địa lý nào trong quần đảo Trường Sa được hưởng hai quy chế này.

TIN NGẮN THẾ GIỚI NGÀY 28/11/2015


 1. Tin Nhật Bản: Không quân TC thị uy, phi cơ Nhật nghênh chiến

Nhật Bản hôm 27/11/2015 đã cho các phi cơ tiêm kích cất cánh khẩn cấp sau khi một phi đội gồm 11 chiến đấu cơ TC bay sát các đảo trên Biển Hoa Đông, mà Bắc Kinh nói là diễn tập.
Các máy bay chiến đấu của TC, gồm tám oanh tạc cơ và ba phi cơ trinh sát, hôm qua đã lướt gần Miyako và Okinawa tuy chưa xâm phạm không phận Nhật Bản. Theo Bộ Quốc phòng Nhật, một số chiến đấu cơ TC đã bay vào giữa hai hòn đảo này, số khác bay sát các đảo kế cận.


2. Tin Hoa Kỳ: Ba người chết trong vụ nổ súng ở Colorado

Đã có ba người thiệt mạng trong vụ một người đàn ông đấu súng với cảnh sát bên trong một phòng nạo phá thai ở thành phố Colorado Springs, bang Colorado, miền Tây nước Mỹ, thị trưởng cho hay.
Một cảnh sát và hai thường dân thiệt mạng, Thị trưởng John Suthers cho biết. Một số người bị thương trong vụ nổ súng tại phòng khám của tổ chức Planned Parenthood. Nghi phạm đã bị bắt giữ. Nhà chức trách nói rằng động cơ của nghi phạm là chưa xác định.


3. Tin Canada: Hoa hậu Canada bị cấm nhập cảnh vì chỉ trích nhân quyền Trung Quốc


Hoa hậu Canada gốc Hoa, cô Lâm Gia Phàm (Anastasia Lin) đả kích chính quyền Bắc Kinh đã cấm cô lên máy bay đi từ Hồng Kông đến TC để tham gia cuộc thi Hoa hậu Thế giới vì các hoạt động đấu tranh nhân quyền của cô.
Cô Lâm Gia Phàm, một diễn viên 25 tuổi, sinh tại Hoa lục, đã giành được chiếc vương miện để đại diện cho Canada dự thi Hoa hậu Thế giới tổ chức tại thành phố biển Tam Á (Sanya), TC. Tuy nhiên, tối qua 26/11/2015, từ phi trường Hồng Kông cô báo cho AFP biết đã bị cấm đáp chuyến bay đến Hoa lục.


4. Tin Đức: Người Đức vẫn tiếp đón sau vụ tấn công Paris

Những di dân người Syria sống trong một khu trại ở thị trấn Giessen của Đức cho biết những vụ tấn công ở Paris không làm thay đổi thái độ của người dân Đức địa phương đối với họ.
Dù một vài người nói họ có bị sách nhiễu đôi chút, hầu hết mọi người có vẻ hài lòng về cách thức mà cộng đồng địa phương đã đón nhận họ. Ông Abdul Hameed Omar có than phiền về những tiện nghi và dịch vụ trong trại, nhưng ông nói ngoài đường mọi người đối xử tốt với ông.


5. Tin Thổ Nhĩ Kỳ: Thổ 'đau buồn', Nga tăng phòng thủ

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nói ông "rất đau buồn" về việc một chiến đấu cơ của Nga bị quân đội Thổ bắn hạ ở vùng biên giới với Syria hồi thứ Ba trước.
Ông Recep Tayyip Erdogan nói ông ước gì vụ việc đã không xảy ra và hy vọng là điều tương tự sẽ không lặp lại. Ông cho tới nay đã từ chối xin lỗi Nga và cáo buộc Moscow "đùa với lửa" khi tiến hành các hoạt động tại Syria.


6. Tin Miến Điện: Aung San Suu Kyi họp các nghị sĩ tân cử chấn chỉnh kỷ luật đảng

Theo AFP, hôm nay 28/11/2015, bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ Miến Điện, đảng vừa giành đa số trong cuộc bầu cử Quốc hội hôm 8/11, đã triệu tập cuộc họp các nghị sĩ mới được bầu để nhắc nhở chấn chỉnh kỷ luật trong đảng.
Cuộc họp đầu tiên của bà Aung San Suu Kyi với các nghị sĩ trong đảng kể từ sau cuộc tuyển cử 8/11 diễn ra tại Rangoon. Lãnh đạo LND không có tuyên bố với báo chí, nhưng các nghị sĩ tham dự cho biết nội dung chủ yếu của cuộc họp là nhằm nhắc nhở về vấn đề kỷ luật trong đảng.


7. Tin Hoa Kỳ: Một người đàn ông bị bắt vì leo rào Tòa Bạch Ốc

Một người đàn ông đang bị câu lưu sau khi leo qua hàng rào của Tòa Bạch Ốc trong khi gia đình của Tổng thống Mỹ đang ăn mừng Lễ Tạ Ơn trong nhà.
Người đàn ông, quấn cờ Mỹ quanh người, tên là Joseph Caputo, đã nhanh chóng bị những nhân viên mật vụ bắt giữ hôm thứ Năm. Những người chứng kiến nói rằng người đàn ông này khi đó mang theo một vỏ bìa cứng kẹp giấy, nhưng không rõ bên trong có gì.


8. Tin Hoa Kỳ: Mưa lạnh, lụt lội, băng giá miền Trung Hoa Kỳ, nhiều người chết

FORT WORTH, Texas (AP) – Ít nhất ba người chết vì lụt dâng lên nhanh ở Texas, trong khi mưa lạnh trút xuống tiểu bang cùng nhiều nơi thuộc miền Trung Hoa Kỳ hôm Thứ Sáu.
Cơ quan khí tượng khuyến cáo thời tiết sẽ còn tệ hại hơn vào cuối tuần của mùa lễ. Từ Bắc Texas đến St Louis đều được báo động đề phòng mưa lũ với lượng mưa có thể đến 4 inch, trong khi hệ thống bão di chuyển chậm về hướng Đông Bắc.


9. Tin Bắc Triều Tiên: Thất bại trong việc bắn thử hỏa tiễn đạn đạo từ tàu ngầm

Bắc Triều Tiên hôm nay 28/11/2015 có thể đã bắn thử một hỏa tiễn đạn đạo từ một tàu ngầm ở Biển Nhật Bản, nhưng đã thất bại. Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc cho biết như trên.
Một viên chức chính phủ Hàn Quốc giấu tên khẳng định : “Vụ bắn tên lửa K-11 của Bình Nhưỡng dường như đã thất bại. Hỏa tiễn không thấy bay xuyên lên không gian, mà chỉ thấy những mảnh vụn”. Một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc từ chối bình luận về vụ này với AFP.


Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2015

Tưởng niệm nạn nhân loạt khủng bố 13/11 : Pháp bừng tỉnh ?

mediaLá cờ Pháp để tưởng niệm các nạn nhân khủng bố. Ảnh ngày 27/12/2015.REUTERS/Eric Gaillard
27/11/2015 là ngày cả nước Pháp tưởng niệm nạn nhân khủng bố ở Paris cách đây đúng 2 tuần. Tất cả các báo hầu như đều chạy chung một hàng tựa lớn : « Tưởng niệm » - như tựa của Le Parisien với tên các nạn nhân dầy đặc trên trang nhất.
Báo Libération không chạy tựa trang đầu, nhưng đăng tên và tuổi nạn nhân khắp trang nhất, đa số trong lứa tuổi 20, 30, một vài người tuổi 40. Le Figaro chạy hàng tít : "Thứ Sáu 27/11 nước Pháp tưởng niệm", trên nền cờ xanh trắng đỏ phất phới. Báo Le Monde ra từ chiều hôm qua, tưởng niệm bằng phản ứng khẳng khái của thanh niên Pháp trả lời tờ báo, qua tựa đề "Chúng tôi là tuổi trẻ của ngày 13/11".

Trong bài xã luận "Nước Pháp bừng tỉnh ?"  Le Figaro trước tiên ghi nhớ : "Họ tên Gilles, Marion, Amine hay Aurélie, họ không có vũ khí, không có hận thù, chỉ có sự vô tư và tuổi trẻ, và họ đã bị sự tàn bạo mang tính Hồi giáo cực đoan cướp đi mạng sống vào một buổi tối của tháng 11. Những mạng sống bị cướp đi này buộc chúng ta phải ghi nhớ, phải có trách nhiệm".

Tuyến Phòng Thủ Sau Cùng Sắp Thủng?


Đinh Tấn Lực

    “Chiến lũy Ba Đình xưa của anh hùng Đinh Công Tráng là để chống giặc ngoại xâm thực dân Pháp. Quảng trường Ba Đình thời @ bọc cái xác khô kia là tuyến phòng thủ sau cùng của bọn giặc nội xâm trước sức công chặt xiềng nong xích của nhân dân”. (ĐTL)

Thử điểm qua một số phản ứng triệt thoái rời từng dãy chiến hào của giặc:

1. Truyền Thông Vỡ Trận

Hệ loa phường vẫn vang vang đôi chỗ, song nội dung được coi như rác đối với tai nghe của quần chúng nhân dân. Nó trở thành một thứ ô nhiễm cả âm thanh phiền toái lẫn ý nghĩa vớ vẩn, đặc biệt là vào lúc 5 giờ sáng. Đã có đại biểu QH nêu ý kiến dẹp tất cho dân nhờ.

Hệ báo đài minh họa đã thu mình vào góc sân. Tuyên giáo TW phải chi tiết hóa từng chỉ thị nhỏ nhặt việc nào được làm, làm tới đâu... trong mỗi buổi giao ban hàng tuần. Và không đủ sức bao sân. Điển hình là cả đảng đã phải nín thở khi Khu trục hạm Lassen tuần tra khu vực sát cạnh các đảo tôn tạo của TQ trên Biển Đông. Tuyên giáo TW chỉ hoàn hồn sau đó và ra ngay dự báo “Biển Đông sẽ nổi sóng mạnh!”, mà thực tế là TQ vẫn còn tiếp tục nín thở.

Cuộc cờ Nga Thổ



Hùng Tâm

Ðằng sau vụ hai máy bay Nga bị bắn hạ trên xứ Thổ

Ngày 24 Tháng Mười Một, một oanh tạc cơ Sukhoi Su-24 của Nga bị bắn hạn trên lãnh thổ của xứ Turkey (xưa kia ta gọi là Thổ Nhĩ Kỳ, và vì cận ngày Thanksgiving với tục ăn thit turkey, xin dùng chữ Thổ... cho tiện).

Theo Bộ Tổng Tham Mưu Thổ Nhĩ Kỳ, rồi chính phủ Ankara với bản đồ làm bằng chứng, thì phi cơ Nga xâm phạm không phận Thổ, và được hai chiến đấu cơ F-16 của Thổ cảnh báo 10 lần trong năm phút mà vẫn bay trên thị xã Yaylidagi của tỉnh Haty nên đã bị bắn hạ. Ngược lại, Bộ Quốc Phòng Nga khẳng định rằng việc khách quan theo dõi phi vụ chứng minh là chiếc Su-24 chỉ bay trên lãnh thổ Syria, ở cao độ sáu ngàn thước.

Thảm họa từ chính sách một con của Trung Quốc


Biên dịch: Lê Hạnh Nguyên  | Hiệu đính: Lê Hồng HiệP

                Nguồn: Minxin Pei, “China’s one-child calamity”, Project Syndicate, 04/11/2015.


Việc Trung Quốc dỡ bỏ chính sách một con sau 35 năm thi hành đã khép lại một trong những chương tăm tối nhất của lịch sử nước này. Vào cuối những năm 1970, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã nhận định rằng, kiểm soát dân số là chìa khóa cho việc thực hiện quyết tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hàng triệu ca phá thai, triệt sản đã diễn ra sau đó, và giờ đây, họ đang phải trả giá.

Theo những số lệu chưa chính thức, chính sách một con đã gây ra tổn thất về người thậm chí còn lớn hơn cả chiến dịch Đại Nhảy Vọt của Mao Trạch Đông – nguyên nhân dẫn đến nạn đói khủng khiếp khiến xấp xỉ 36 triệu người chết từ năm 1959 đến năm 1961 – và Cách Mạng Văn Hóa – thời kì xảy ra bạo lực chính trị quy mô lớn khiến hơn cả chục triệu người chết trong khoảng thời gian từ năm 1966 đến năm 1976.

Hậu thuẫn dành cho người tỵ nạn mờ nhạt sau những vụ tấn công khủng bố

Anh Anas Sharr, sinh quán ở Aleppo, chạy trốn khỏi cuộc chiến tranh Syria vài tháng trước và nằm trong số 30 nghìn người tị nạn đợt đầu được chính phủ Pháp sẽ tiếp nhận trong vòng 2 năm tới.
 
Anh Anas Sharr, sinh quán ở Aleppo, chạy trốn khỏi cuộc chiến tranh Syria vài tháng trước và nằm trong số 30 nghìn người tị nạn đợt đầu được chính phủ Pháp sẽ tiếp nhận trong vòng 2 năm tới.

Chiếc vòng đeo ở cổ tay của anh ta viết rằng, “Hãnh diện là người Syria.” Đối với anh Anas Sharr, sinh quán ở Aleppo, đó là lời nhắc nhở thách thức hàng ngày về đất nước tan nát vì chiến tranh mà anh đã bỏ chạy cách đây vài tháng.

Nơi sinh cư trong những ngày này là một trung tâm giải trí dễ chịu thấp lè tè bên ngoài Paris bên bờ hồ và rừng cây. Chẳng bao lâu Sharr sẽ lại dời cư một lần nữa đến một khu cao ốc u ám nơi anh sẽ dùng chung phòng tắm và nhà bếp với nửa chục người tỵ nạn khác.

Khi được hỏi về sự tiếp dón ở Pháp dành cho ành kể từ khi đến nơi hồi tháng 9, anh nói bằng tiếng Ả Rập: “Họ tiếp dón chúng tôi, họ tỏ ra hiếu khách và giúp chúng tôi rất nhiều. Tuy nhiên, Sharr nói rằng các giới chức Pháp mà anh gặp ở Munich trong chặn cuối của con đường dài từ Syria đã hứa trợ cấp nhà cửa và tài chính nhiều hơn là những gì họ thực hiện.

Biển Đông: các dấu hỏi đã biến mất

Vũ Thạch


Các biến chuyển dồn dập trong vài tuần qua quanh vùng Biển Đông cho thấy mọi phía đã xác định rất rõ ý định của mình. Không còn gì để suy đoán và lại càng không còn gì để hiểu lầm ý nhau.

Trước hết, từ phía Hoa Kỳ, sau khi tàu chiến Mỹ cố tình đi qua vùng biển mà Trung Quốc ngang ngược nhận là của họ, đến các phi cơ Mỹ cố tình băng qua vùng trời trên các đảo mà TQ chiếm đóng; Rồi hàng không mẫu hạm Ronald Reagan được lệnh nhổ neo lên đường đến tiếp sức Hạm Đội 7 trong vùng Biển Đông; và các phi cơ dội bom chiến lược đang được đem đến đồn trú trên đất Úc. Trên mặt trận ngoại giao, Tổng thống Mỹ không chỉ có mặt tại Manila dự hội nghị APEC và đích thân lên thăm tàu chiến lớn nhất của Philippines, mà còn dự hội nghị hàng năm của khối ASEAN. Đây là một chuyện hiếm. Tại hội nghị này, Tổng thống Obama còn mời cả 10 nguyên thủ quốc gia trong vùng đến thăm Hoa Kỳ năm 2016. Đó lại càng là chuyện lạ.

TIN NGẮN THẾ GIỚI NGÀY 27/11/2015


1. Tin Pháp: Tổ chức lễ tưởng niệm quốc gia cho các nạn nhân khủng bố Paris


Tại sân điện Invalides nổi tiếng ở Paris, Tổng thống François Hollande chủ trì một buổi lễ tưởng niệm các nạn nhân những vụ tấn công khủng bố ở thủ đô Pháp ngày 13/11/2015.
Trong số 2.600 người tham dự buổi lễ, có thân nhân của 130 người thiệt mạng và 350 người bị thương trong loạt khủng bố ở Paris, các đại diện cho toàn bộ chính giới, lực lượng an ninh và lực lượng cứu hộ


2. Tin Việt Nam: Việt-Trung ký hiệp định thác Bản Giốc

Việt Nam và Trung Quốc vừa chính thức ký Hiệp định khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc và Hiệp định về tàu thuyền tự do đi lại ở cửa sông Bắc Luân.
Được biết hai văn bản này được ký hồi đầu tháng nhân chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Hà Nội. Từng có nhiều dư luận nghi ngờ chính phủ Việt Nam đã “bán đất cho Trung Quốc”, tuy chính phủ Việt Nam nhiều lần bác bỏ "thông tin không có cơ sở" này. Theo thỏa thuận biên giới đất liền giữa hai nước, thác phụ nằm hoàn toàn trên lãnh thổ Việt Nam còn thác chính được hai nước Việt Nam và Trung Quốc “cùng khai thác”.


3. Tin Việt Nam: Tái khẳng định “không tham gia liên minh chống các nước khác”

Phát biểu tại Viện Koerber, một trung tâm nghiên cứu của Đức hôm 26/11, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tái khẳng định, “Việt Nam sẽ không bao giờ gia nhập một liên minh để tấn công các nước khác, nhưng sẽ quyết liệt bảo vệ các quyền lợi chính đáng của mình”.
Báo chí Việt Nam hôm nay dẫn lời ông Trương Tấn Sang tuyên bố như vậy trong chuyến công du chính thức tới thăm nước Đức từ ngày 24/11 tới 26/11, theo lời mời của vị tương nhiệm, Tổng Thống Đức Joachim Gauck.

Thứ Năm, 26 tháng 11, 2015

Lịch sử hội nghị thế giới về khí hậu

media 
Logo của hội nghị COP21 Paris 2015Reuters
 
 
Vào ngày 30/11 tới, hội nghị Liên hiệp quốc về khí hậu COP21 sẽ khai mạc tại Le Bourget, ngoại ô phía Bắc Paris. Hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về lịch sử của hội nghị này và xem COP21 sẽ diễn ra như thế nào.
Trước hết, COP là chữ viết tắt của Conference of parties, tức là hội nghị giữa các bên. Các bên ở đây là các quốc gia tham gia Công ước Khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu ( CCNUCC ). Từ năm 1995 đến nay, đại diện các quốc gia này vẫn họp lại mỗi năm và hội nghị năm nay là hội nghị lần thứ 21, cho nên mới được gọi tắt là COP21.

Hội nghị thế giới về khí hậu đầu tiên diễn ra vào năm 1979 tại Genève ( Thụy Sĩ ). Vào năm đó, một Chương trình nghiên cứu khí hậu thế giới đã được khởi động, dưới trách nhiệm của Tổ chức Khí tượng Thế giới ( OMM), Chương trình Liên hiệp quốc về môi trường ( PNUE ) và Hội đồng Quốc tế các Liên hiệp Khoa học ( CIUS).

Bước đường cùng của Assad


Biên dịch: Đặng Thị Phương Thảo | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp


Hãy bỏ qua những nguyên tắc và đạo đức. Bỏ qua hoặc cố bỏ qua gần 250.000 cái chết mà Bashar al-Assad phải chịu trách nhiệm, trực tiếp hay gián tiếp, kể từ khi chọn cách đáp lại cuộc nổi dậy hòa bình của người dân Syria bằng bạo lực. Để sang một bên sự thật rằng các lực lượng của chính quyền Assad đã gây ra số người chết nhiều hơn gấp từ 10 đến 15 lần so với Nhà nước Hồi giáo (IS), những kẻ mà các clip hành quyết man rợ của chúng đã làm lu mờ những vụ thảm sát ít được biết tới của nhà độc tài ở Syria. Nhưng kể cả nếu bạn loại bỏ những điều này khỏi suy nghĩ của mình thì một chính sách Syria trong đó coi Assad là một sự “thay thế” cho IS vẫn đơn giản là không thể khả thi.

Rốt cuộc, chính Assad đã khơi mào cho sự dã man hiện nay của IS, theo đúng nghĩa đen: vào tháng 5 năm 2011, ông ta đã thả hàng trăm kẻ Hồi giáo cấp tiến ra khỏi tù, nhanh chóng mang lại cho đội quân (IS) mới thành lập này các binh lính và chỉ huy. Sau đó ông ta nã pháo một cách kỹ lưỡng vào các vị trí do các phiến quân ôn hòa nắm giữ, trong khi nương tay với các đồn lũy của IS tại Raqqa. Sau đó đến giữa năm 2014, ông ta cho phép các phần tử IS là người Iraq có chỗ trú ẩn ở miền Đông Syria.

Đảng cộng sản Việt Nam liệu sẽ chấp nhận sự đa nguyên?

Kính Hòa, phóng viên RFA

Sáng 9-11, tại Trụ sở Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam, Ban Thường trực Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam phối hợp Ban Tuyên giáo T.Ư, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Báo Nhân Dân tổ chức Hội thảo khoa học - thực tiễn
Sáng 9-11, tại Trụ sở Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam, Ban Thường trực Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam phối hợp Ban Tuyên giáo T.Ư, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Báo Nhân Dân tổ chức Hội thảo khoa học - thực tiễn: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ đổi mới đất nước... 


Ngày 9/11 báo chí Việt Nam đưa tin là Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Ban tuyên giáo Trung ương, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, báo Nhân dân đã tổ chức một cuộc hội thảo trong đó có nói về vai trò của người Việt ở hải ngoại. Trong cuộc hội thảo này đã có ý kiến đề nghị cho người Việt ở hải ngoại được tham dự bầu cử và ứng cử tại Việt nam. Liệu đây có phải là một tín hiệu cho thấy đảng cộng sản Việt Nam sẽ chấp nhận sự đa nguyên chính trị trong tương lai?

Một bài học cho ông Putin



 Ngô Nhân Dụng

Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ mới cho ông tổng thống Nga một bài học. Hai máy bay F-16 do Mỹ chế tạo đã bắn hạ một chiếc Sukhoi Su-24 của Nga xâm phạm không phận Thổ trong khi oanh kích các lực lượng chống chính quyền Assad ở Syria. Máy bay Thổ đã cảnh cáo máy bay Nga 10 lần trong vòng năm phút trước khi bắn; một máy bay Nga khác đã trở về căn cứ ở Syria.



Ông Vladimir Putin nổi giận, tố cáo Thổ “đâm sau lưng” Nga trong khi cả hai nước cùng đánh địch thủ chung là lực lượng IS, “Quốc Gia Hồi Giáo” tại Syria. Ông Putin lại phân trần rằng phi cơ Nga chưa vào nước Thổ, còn bay cách xa biên giới một cây số (1 km). Oanh tạc cơ Su-24 có thể đạt tốc độ 2,320 km một giờ, nếu bay chậm cũng nháy mắt là có thể bay chệch một, hai cây số như không. Theo đài CNN, một quân nhân Mỹ phân tích rằng máy bay Nga chỉ lọt vào không phận Thổ Nhĩ Kỳ trong vòng 30 giây.

Ðiều đáng chú ý là địa điểm của cuộc chạm súng trên không này. Ðó là vùng núi non nằm giữa hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, thường gọi là “Núi Người Thổ,” (Turkmen Mountain) vì dân cư đều là người gốc Thổ (Turk), sắc dân chính ở quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ. Trong cuộc nội chiến “năm phe bẩy phái” ở Syria, Thổ Nhĩ Kỳ cùng với Á Rập Saudi, Qatar, Mỹ ủng hộ nhiều đoàn quân nổi dậy chống chính quyền Assad. Họ cũng chống cả lực lượng IS cùng các nhóm hậu thân của phong trào al-Qaeda, cả hai đều đang chống Assad và cũng đánh lẫn nhau.

Lực lượng nổi dậy chống Assad trong vùng núi này là những người Syria gốc Thổ, mang danh nghĩa “Binh Ðoàn Số 10” trong tập hợp “Quân Ðội Syria Tự Do.” Trước khi xẩy ra vụ máy bay Nga bị hạ, quân chính phủ Assad và không lực Nga đã tấn công các đám quân nổi dậy trong vùng mặc dù không hề có quân IS hoạt động tại đó. Ðã có 1,700 thường dân chạy tị nạn khỏi vùng núi non này trong ba ngày giao tranh. Họ đều là người gốc Thổ. Tuần trước, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã gọi đại sứ Nga ở Ankara tới để phản đối máy bay Nga bỏ bom các làng người gốc Thổ, đồng thời yêu cầu Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc can thiệp. Ông Putin chắc chắn sẽ dùng quyền phủ quyết không cho Liên Hiệp Quốc dính vào, để máy bay Nga tiếp tục giết các thường dân vô tội không chịu thần phục Assad. Một tổ chức trung lập sưu tập tài liệu (VDC) ở Syria cho biết trong 45 ngày đầu tiên có mặt ở Syria, máy bay Nga đã giết 526 thường dân, trong đó có 137 trẻ em và 71 phụ nữ.

Kể từ khi ông Putin cho quân sang Syria để bảo vệ chính quyền Assad, máy bay Nga đã nhân cơ hội đi bỏ bom các đám quân nổi dậy khác do Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar và Á Rập Saudi hỗ trợ. Putin nghĩ rằng như vậy là khôn: Mượn cớ đánh IS để tiêu diệt bớt các lực lượng nổi dậy khác, giúp cho Assad có thế lực mạnh hơn khi ngồi vào bàn thảo luận lập một chính phủ liên hiệp để cùng đánh IS. Các nước Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ đã lên tiếng tố cáo rằng máy bay Nga không đánh quân IS nhiều bằng đánh các nhóm quân chống Assad khác. Ông Putin bỏ qua những lời chỉ trích đó, không trả lời; ông gọi chung tất cả các lực lượng chống Assad là “quân khủng bố,” giống như quân IS. Nhưng Thổ Nhĩ Kỳ đã “lật tẩy” Putin bằng hành động. Khi máy bay Nga bị bắn hạ tại vùng “Núi Người Thổ” thì ông Putin không thể làm ngơ được nữa. Ông đã nhận được một bài học: Không thể giết người rồi cãi “bài bây” mãi được.

Một điều đáng chú ý khác là các đài truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ đã chiếu hình ảnh chiếc máy bay Nga bốc cháy và cảnh hai phi công Nga nhảy dù bị bắn trong khi còn trên không. Ai đã sẵn sàng tại chỗ để quay phim các cảnh tượng đó? Chính “Binh Ðoàn Số 10” đã cung cấp video cho hãng thông tấn Reuters và các đài ti vi. Trong đoạn phim có người nói “đừng bắn, bắt sống lấy hắn” bằng tiếng Thổ. Binh Ðoàn Số 10 đang đề nghị đổi xác phi công Nga thiệt mạng lấy các binh sĩ của họ đang bị chính quyền Assad bắt giữ.

Ngay sau khi bắn hạ máy bay Nga, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã yêu cầu khối NATO họp khẩn cấp để họ trình bày vụ đụng độ. Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên khối NATO, Minh Ước Bắc Ðại Tây Dương, được lập ra từ thời Chiến Tranh Lạnh. Vào đầu Tháng Mười, Thổ Nhĩ Kỳ đã yêu cầu khối NATO họp khẩn cấp sau khi máy bay Nga nhiều lần xâm phạm không phận; sau đó khối NATO đã lên tiếng lên án và cảnh cáo Nga. Lần này, Thổ Nhĩ Kỳ đã hành động trước khi báo tin cho các đồng minh. Theo Ðiều Số Năm trong minh ước, nếu một trong 28 nước thành viên bị tấn công thì các nước kia cũng coi như mình bị tấn công. Kể từ khi thành lập, chỉ có một lần duy nhất Ðiều Số Năm được viện dẫn là sau khi quân khủng bố tấn công hai tòa nhà ở New York, ngày 11 tháng 9 năm 2001.

Trong lời phản đối chính phủ Thổ, ông Vladimir Putin đã trách rằng họ nói chuyện với khối NATO trước, thay vì đem chuyện đụng độ này bàn ngay với chính phủ Nga! Ðây là lần đầu tiên kể từ thập niên 1950 máy bay của một nước trong khối NATO bắn hạ một máy bay của Liên Xô hay của Nga. Trong thời Chiến Tranh Lạnh, Thổ Nhĩ Kỳ là một tiền đồn của thế giới tự do đương đầu với khối Liên Xô, đã cho Mỹ đặt căn cứ hỏa tiễn. Nhưng trong các thế kỷ trước, đế quốc của các Nga Hoàng đã nhiều lần tranh chấp với đế quốc Ottoman của Thổ Nhĩ Kỳ trên nhiều mặt trận, từ Châu Âu qua Châu Á, vì Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát con đường thủy nối Hắc Hải với Ðịa Trung Hải, coi như chặn giữa yết hầu của đế quốc Nga.

Mặc những lời phản đối của Putin, Tổng Thống Tayyip Erdogan nói giản dị rằng máy bay Thổ phải bắn vì máy bay kia nghe cảnh cáo mà không trả lời. Ông giải thích: “Ở chỗ đó không có quân IS mà chỉ có người Thổ!” Chúng ta biết rằng dân chúng và chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ luôn luôn bênh vực những sắc dân cùng chủng tộc, từ các nước ở miền Trung Á cho tới ở Trung Quốc. Dân chúng Istanbul đã từng tấn công các du khách Trung Hoa khi chính quyền Trung Cộng đàn áp dân Uyghur ở Tân Cương.

Thủ Tướng Ahmet Davutoglu tuyên bố rằng Thổ Nhĩ Kỳ không ngần ngại làm bất cứ biện pháp nào để bảo vệ lãnh thổ, ông gọi đó là một “bổn phận quốc gia.” Ðại sứ Thổ Nhĩ Kỳ ở Washington nói rõ hơn, “Hãy hiểu như thế này: Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia mà mọi người phải lắng nghe những lời cảnh cáo của quốc gia đó một cách nghiêm chỉnh! Ðừng ai tính thử thách đức kiên nhẫn của Thổ Nhĩ Kỳ!” Người Việt Nam nghe những lời lẽ này chắc cũng ước mong chính quyền Cộng Sản nước ta dám nói được những lời đanh thép như thế!

Mặc dù la lối ồn ào, ông Putin chắc sẽ đấu dịu. Các cơ quan truyền thông ở Nga không nhắc gì tới Thổ Nhĩ Kỳ mà khi tường thuật vụ máy bay rớt chỉ quy tội cho các quân nổi dậy ở Syria. Ông Putin không muốn dân Nga biết cuộc phiêu lưu của ông ở Syria gây ra những hậu quả tai hại như thế nào. Viên phi công Nga và một thủy quân lục chiến đi giải cứu bị chết là hai quân nhân Nga đầu tiên được công nhận thiệt mạng ở Syria. Sau vụ chiếc máy bay dân sự Nga rớt ở Sinai chính phủ Nga khăng khăng nói đó chỉ là tai nạn, không muốn dân Nga nhìn thấy hậu quả của hành động của ông Putin ở Syra. Họ chỉ công nhận máy bay bị đặt bom sau vụ khủng bố tàn khốc ở Paris.

Tổng Thống Pháp Francois Hollande đã tới Tòa Bạch Ốc để thúc giục chính phủ Mỹ tích cực hơn trong việc đánh quân IS. Ông Hollande đang dẫn đầu trong chủ trương đánh mạnh hơn, nhưng Tổng Thống Mỹ Obama nói rằng Mỹ đã đóng góp vừa đủ phần mình vào chiến dịch này, và kêu gọi phải tìm một giải pháp chính trị. Pháp, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đều đòi phải loại bỏ ông Assad trong khi Nga muốn giữ quân cờ này trong một chính phủ liên hiệp với thời hạn hai năm.

Cuộc chiến ở Syria kéo dài thì chỉ bất lợi cho ông Putin; trong khi Mỹ chỉ cần tiếp tục oanh tạc quân IS và ngồi chờ một cuộc đàm phán để thành lập một chính quyền lâm thời. Ðiều bất lợi nhất cho nước Nga là cuộc chiến càng kéo dài thì dân các nước Hồi Giáo theo phái Sun Ni càng nhìn Nga như một nước thù địch. Nga liên kết với Iran, một quốc gia đa số theo phái Shi A, đối nghịch với Sun Ni. Không lực Nga tấn công quân IS nhưng cũng chủ tâm giết hại các dân quân nổi lên chống chính quyền Assad, một người thuộc phái Shi A; và máy bay Nga giết rất nhiều thường dân Syria theo phái Sun Ni, kể cả những người thiểu số gốc Thổ. Lâu nay chính phủ Nga vẫn phải đối phó với các tín đồ Sun Ni trong các nước thuộc Liên Bang Nga. Trong số các người ngoại quốc sang Syria tòng quân cho IS, đông đảo nhất đến từ hai nước Pháp và Nga. Cuộc chiến kéo dài thì dân theo phái Sun Ni càng căm thù nước Nga.

Trong bản thông cáo của cánh quân IS ở Sinai về vụ đặt bom chiếc máy bay Nga, họ tự nhận đã “giết 240 tên quân thập tự;” nhắc lại hình ảnh các đoàn thập tự quân từ Châu Âu qua đánh quân Hồi Giáo vào thế kỷ 11 đến 13. Quân IS đã cố ý gán ghép nhầm, vì dân Nga theo Chính Thống Giáo, không hề có mặt trong các đoàn thập tự chinh xưa kia. Nhưng chủ ý của họ là kêu gọi các đồng đạo Sun Ni chống Nga, trong đó có dân các nước Hồi Giáo trong Liên Bang Nga. Trong cuốn video quay cảnh máy bay Nga bị hạ vừa qua, có tiếng người nói: “Binh Ðoàn Số 10 đã bắt được một phi công Nga!” Kèm theo, họ còn hô một khẩu hiệu quen thuộc của người Hồi Giáo: “Thượng Ðế Vĩ Ðại!” Cuộc phiêu lưu của ông Putin ở Syria sẽ đưa tới một hậu quả là nước Nga sẽ bị dân Hồi Giáo Sun Ni coi là kẻ thù truyền kiếp. Họ sẽ hỗ trợ dân Hồi Giáo trong Liên Bang Nga chống chính quyền Nga.

Trong khi chờ đợi chắc ông Putin không dám làm to chuyện vụ máy bay F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn rớt chiếc Sukhoi Su-24. Trước khi xảy ra vụ này, Ngoại Trưởng Nga Sergei Lavrov đã có kế hoạch qua thăm Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày hôm nay Thứ Tư, 25 tháng 11. Tổng Thống Thổ Erdogan cũng dự tính sẽ qua Nga gặp Putin trong tháng 12. Trong tuần này, Tổng Thống Pháp Hollande cũng qua Nga gặp ông Putin. Erdogan và Hollande sẽ bàn với Putin chuyện đánh quân IS, và họ sẽ yêu cầu Nga đánh quân IS thật chứ không nên đi giết các lực lượng khác chống chính quyền Assad nữa. Ông Putin đã nhận được một bài học thấm thía.


TIN NGẮN THẾ GIỚI NGÀY 26/11/2015


1. Tin Hoa Kỳ: Mỹ mừng Lễ Tạ ơn với tiệc tùng và mua sắm



Người Mỹ hôm nay mừng Lễ Tạ ơn với những hoạt động truyền thống như sum họp gia đình, tiệc tùng và đi mua sắm hàng giá hạ.
Lễ Tạ ơn theo truyền thống ở Mỹ được mừng vào ngày thứ Năm của tuần lễ thứ tư của tháng 11, và cũng để đánh dấu khởi đầu của mùa lễ hội với đỉnh điểm là ngày Tết Dương lịch.


2. Tin Việt Nam: Tàu chiến Trung Cộng ‘chĩa súng’ vào tàu Việt Nam

Trung Cộng “điều động khoảng 10 người mặc quân phục, dàn đội hình chiến đấu và chĩa AK từ boong tàu 995 sang tàu Hải Đăng 05”, báo chí trong nước dẫn lời các nhân chứng cho biết như vậy.
Ngoài ra, ông Nguyễn Duy Hiết, giám đốc công ty bảo đảm an toàn hàng hải biển Đông và hải đảo cũng được dẫn lời xác nhận tàu Hải Đăng 05 của công ty này đã bị “hai tàu cảnh sát biển mang số hiệu 2305, 35115 và tàu chiến số hiệu 995 của TC bao vây tại Trường Sa ngày 13/11”, khi tàu này đang trên đường từ đảo Sơn Ca về đảo Song Tử Tây hiện do Việt Nam kiểm soát.


3. Tin Việt Nam: Việt Nam bỏ 'phiếu trắng' cho dự thảo nhân quyền

Thông cáo báo chí của Liên Hiệp Quốc cho biết, Việt Nam đã bỏ phiếu trắng cho dự thảo nghị quyết của Liên Hiệp Quốc về những người bảo vệ nhân quyền. Ngày thứ Tư 25/11, sau phiên họp "căng thẳng", Ủy Ban số 3 của Liên Hiệp Quốc đã thông qua dự thảo Nghị quyết lần cuối về những người bảo vệ Nhân quyền.
Trong phiên họp, đã có 117 quốc gia bỏ phiếu thuận, 14 nước bỏ phiếu chống và 40 nước bỏ phiếu trắng. Việt Nam bỏ phiếu trắng với dự thảo nghị quyết này.