Một
chiếc xe Camry 2017 có giá từ nhà sản xuất là 26.991 USD. Sau khi cộng
các khoản chi phí nhập khẩu về Việt Nam, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ
đặc biệt, thuế VAT, thì giá chiếc xe này đã nhảy lên đến 92.899 USD. Tại
sao lại có sự vô lý đến kinh khủng như thế? Phải nhìn nhận một thực tế đáng buồn là, để hiện thực hoá giấc mơ có
một ngành công nghiệp ô tô, Chính phủ đã kiên trì bảo hộ cho các nhà sản
xuất ô tô trong nước suốt 25 năm qua. Nhưng đến giờ, ước mơ vẫn chỉ là
mơ ước.
Suy cho cùng, mọi sự phát triển đều phải vì mục tiêu người dân được sử dụng những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất nhưng giá cả phù hợp nhất. Việc bảo hộ cho ngành công nghiệp ô tô đã khiến người tiêu dùng Việt Nam lại phải trả một chi phí quá đắt đỏ. Giá xe ô tô ở Việt Nam đã bị đội nhiều lần. Thực sự vô cùng bất hợp lý khi người Việt thu nhập thấp mà giá xe cao gấp 2 lần Thái Lan, thậm chí gấp 3 lần người Mỹ. Điều vô lý này, nếu còn tồn tại, thì sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô cũng thất bại ở cái đích cuối cùng.
Suốt mấy chục năm qua, Chính phủ kiên trì bảo hộ cho nền sản xuất, đúng ra là lắp ráp ô tô trong nước bằng chính sách đánh thuế nhập khẩu cao ngất ngưởng. Kết quả của việc ban hành các chính sách bảo hộ cho doanh nghiệp sản xuất ô tô nhưng lại không đi kèm một chương trình hành động với sự ràng buộc trách nhiệm của các nhà sản xuất, lắp ráp trong nước đã dẫn đến tỉ lệ nội địa hoá quá thấp.
Cụ thể, đối với loại xe dưới 9 chỗ ngồi, mục tiêu tỉ lệ nội địa hoá vào năm 2005 - tức 12 năm trước - là 40% và năm 2010 là 60%. Thế nhưng đến giờ, thực tế mới chỉ đạt mức trung bình trong khoảng 7-10%. Đó là chưa kể, tỉ lệ 7-10% này lại chủ yếu là những linh kiện đơn giản, hàm lượng chất xám thấp.
Trong khi đó, nhìn sang các nước khu vực ASEAN, tỉ lệ nội địa hoá của họ đã ở mức 60-70%, riêng Thái Lan thậm chí đã đạt 80%. Chỉ còn hơn 3 tháng nữa, công nghiệp ô tô của VN sẽ phải đối mặt với một cuộc cạnh tranh khốc liệt, một cuộc cạnh tranh hoàn toàn không cân sức với ô tô đến từ các nước như Thái Lan, Malaysia... khi các cam kết hội nhập đã đến hạn phải thực thi.
Nghĩa là, bắt đầu từ năm 2018, ô tô sản xuất ở khu vực ASEAN có tỉ lệ nội địa hoá từ 40% trở lên sẽ được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ở mức 0%. Ngành sản xuất ô tô của Việt Nam, dù là xe lắp ráp, không những mất hoàn toàn lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu, mà còn mất thị trường nội địa vào xe nhập khẩu đến từ các nước ASEAN.
Tôi không có hi vọng gì vào việc giá xe sẽ giảm vào năm 2018. Một mặt Chính phủ sẽ vẫn kiên trì bảo hộ cho công nghiệp ô tô vốn đã ì ạch quá nhiều năm nay thông qua công cụ thuế nội địa, một mặt xu hướng độc quyền phân phối xe, với những điều kiện ngặt nghèo đang được áp dụng, thì một chiếc xe giá rẻ có thể vẫn chỉ là giấc mơ của hàng triệu người dân nước Việt.
Nếu không có một sự đột phá trong chính sách và thực thi chính sách, nếu không có một thương hiệu ô tô Việt đủ mạnh làm đối trọng, thì người tiêu dùng Việt Nam sẽ tiếp tục phải trả giá đắt cho ô tô và cân đối vĩ mô sẽ tiếp tục thiếu một cột trụ quan trọng là công nghiệp chế tạo mà ô tô là đỉnh cao của công nghiệp này.
Suy cho cùng, mọi sự phát triển đều phải vì mục tiêu người dân được sử dụng những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất nhưng giá cả phù hợp nhất. Việc bảo hộ cho ngành công nghiệp ô tô đã khiến người tiêu dùng Việt Nam lại phải trả một chi phí quá đắt đỏ. Giá xe ô tô ở Việt Nam đã bị đội nhiều lần. Thực sự vô cùng bất hợp lý khi người Việt thu nhập thấp mà giá xe cao gấp 2 lần Thái Lan, thậm chí gấp 3 lần người Mỹ. Điều vô lý này, nếu còn tồn tại, thì sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô cũng thất bại ở cái đích cuối cùng.
Suốt mấy chục năm qua, Chính phủ kiên trì bảo hộ cho nền sản xuất, đúng ra là lắp ráp ô tô trong nước bằng chính sách đánh thuế nhập khẩu cao ngất ngưởng. Kết quả của việc ban hành các chính sách bảo hộ cho doanh nghiệp sản xuất ô tô nhưng lại không đi kèm một chương trình hành động với sự ràng buộc trách nhiệm của các nhà sản xuất, lắp ráp trong nước đã dẫn đến tỉ lệ nội địa hoá quá thấp.
Cụ thể, đối với loại xe dưới 9 chỗ ngồi, mục tiêu tỉ lệ nội địa hoá vào năm 2005 - tức 12 năm trước - là 40% và năm 2010 là 60%. Thế nhưng đến giờ, thực tế mới chỉ đạt mức trung bình trong khoảng 7-10%. Đó là chưa kể, tỉ lệ 7-10% này lại chủ yếu là những linh kiện đơn giản, hàm lượng chất xám thấp.
Trong khi đó, nhìn sang các nước khu vực ASEAN, tỉ lệ nội địa hoá của họ đã ở mức 60-70%, riêng Thái Lan thậm chí đã đạt 80%. Chỉ còn hơn 3 tháng nữa, công nghiệp ô tô của VN sẽ phải đối mặt với một cuộc cạnh tranh khốc liệt, một cuộc cạnh tranh hoàn toàn không cân sức với ô tô đến từ các nước như Thái Lan, Malaysia... khi các cam kết hội nhập đã đến hạn phải thực thi.
Nghĩa là, bắt đầu từ năm 2018, ô tô sản xuất ở khu vực ASEAN có tỉ lệ nội địa hoá từ 40% trở lên sẽ được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ở mức 0%. Ngành sản xuất ô tô của Việt Nam, dù là xe lắp ráp, không những mất hoàn toàn lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu, mà còn mất thị trường nội địa vào xe nhập khẩu đến từ các nước ASEAN.
Tôi không có hi vọng gì vào việc giá xe sẽ giảm vào năm 2018. Một mặt Chính phủ sẽ vẫn kiên trì bảo hộ cho công nghiệp ô tô vốn đã ì ạch quá nhiều năm nay thông qua công cụ thuế nội địa, một mặt xu hướng độc quyền phân phối xe, với những điều kiện ngặt nghèo đang được áp dụng, thì một chiếc xe giá rẻ có thể vẫn chỉ là giấc mơ của hàng triệu người dân nước Việt.
Nếu không có một sự đột phá trong chính sách và thực thi chính sách, nếu không có một thương hiệu ô tô Việt đủ mạnh làm đối trọng, thì người tiêu dùng Việt Nam sẽ tiếp tục phải trả giá đắt cho ô tô và cân đối vĩ mô sẽ tiếp tục thiếu một cột trụ quan trọng là công nghiệp chế tạo mà ô tô là đỉnh cao của công nghiệp này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét