“Hoa khôi, á khôi, diễn viên nào trong đường dây bán dâm
'ngàn đô'?”: những bài viết trên báo chí với tít tựa như vậy dễ bắt gặp
trên mọi trang báo, từ báo đảng cho đến các báo chuyên về giải trí.
Đến
nay, ngoài vụ ông Lương Quốc Dũng, ông Sầm Đức Xương và ông Nguyễn
Trường Tô, thì gần như báo chí đều “bỏ qua” những người đàn ông “mua
dâm”, cho dù những thương vụ mua bán này được tính đơn vị ‘ngàn đô’.
Khi nào thì báo chí xướng tên “quý ông mua dâm”?
Theo
quy định của Bộ Luật Hình sự thì hành vi “mua dâm” chỉ được xem là phạm
tội khi phía “bán dâm” đang trong độ tuổi vị thành niên. Thế nhưng trên
thực tế thì khi “ham vui”, ít người đàn ông nào đòi cô gái ấy đưa căn
cước ra coi sanh năm bao nhiêu. Nhìn sắc vóc bên ngoài để đoán tuổi là
điều… vô vọng, vì tuổi dậy thì của thiếu nữ ở đô thị, thôn quê hiện nay
đều sớm hơn thế hệ trước đó rất nhiều. Hơn nữa với lớp phấn son thì
chuyện trẻ, già là tùy vào tay nghề trang điểm.
Vụ
ông phó chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục thể thao Lương Quốc Dũng bị “lên báo
vì hiếp dâm” hồi năm 2004 là một ví dụ cho chuyện đừng vội nhìn mặt mà
bắt hình dong khi “mua dâm”.
PGS.TS.
Luật sư Phạm Hồng Hải, người bào chữa cho ông Lương Quốc Dũng, kể rằng
ông Dũng bị truy tố tội hiếp dâm, vì cô gái mà ông đã mua dâm đang độ
tuổi 13. Phân tích chuyện này bây giờ chẳng còn giá trị pháp lý, nhưng
còn giá trị về thế thái nhân tình để người trong cuộc phải nghĩ.
“Về
tuổi, không cần phân tích, về hành vi, có lắm thứ buồn cười. Cái cô bé
là nạn nhân mà giới truyền thông xót thương và người đời thương cảm ấy
không ngố như chúng ta nghĩ đâu. Hành vi của “Hiếp” và “Mua” khác nhau
rất xa. “Hiếp” là nạn nhân không biết trước, bất ngờ, chống cự, bị ép...
“Mua” là có sự thỏa thuận, đồng lòng làm việc đó”. Ls Phạm Hồng Hải kể.
Hồ
sơ thể hiện, trước khi đi gặp người đàn ông, cô bé ấy đã biết trang
điểm, lựa chọn quần áo đẹp để mặc. Cách làm chuyện đó được ghi trong hồ
sơ là “với các tư thế khác nhau...”. Nếu không tự nguyện thì làm sao làm
được như thế? Cô gái khai là sau khi “xong”, người đàn ông đi vào nhà
vệ sinh trước, cô gái ngồi ở giường, chờ người đàn ông ra, thì vào. “Vậy
nếu bị “hiếp”, khi người đàn ông đi vào nhà vệ sinh, đó là cơ hội để cô
gái kêu, để chạy, sao lại ngồi chờ vào sau mà không kêu, không chạy?.
Rồi sau đó, người môi giới đưa cô gái đi mua thuốc tránh thai, hướng dẫn
uống, cũng uống... Tiền đem về nhà giấu...”.
Hậu trường vụ án khi ấy có đồn đoán đây là một vụ “kiếm chuyện” để ngáng đường hoạn lộ của ông Lương Quốc Dũng.
8 người đàn ông còn lại là ai?
Ở
vụ “mua dâm nữ sinh” của ông hiệu trường Sầm Đức Xương, hiệu trưởng
trường THPT Việt Lâm (Hà Giang), thì lời khai về “những ông lớn mua dâm”
của các bị cáo đã bị bỏ qua đầy khó hiểu. Trong lá đơn kêu cứu viết
ngay ngắn thẳng hàng trước sự hiện diện của đại diện pháp luật, hai bị
cáo Nguyễn Thị Hằng (19 tuổi) và Nguyễn Thị Thanh Thúy (18 tuổi) đã ghi
lại danh tính của 9 người được cho là "khách quen mua dâm" với mình.
Thúy
cho biết cô bị ép trở thành “nô lệ tình dục” của hiệu trưởng trường
THPT Việt Lâm Sầm Đức Xương. “Thầy Xương đe dọa sẽ hạ thấp kết quả học
tập, ép chúng cháu quan hệ tình dục với thầy. Từ đó, thầy bắt chúng cháu
quan hệ tình dục với một số bạn bè của thầy”, cô gái viết. Hai cô gái
tố cáo đã phải “lên giường” với nhiều người tới mức “không thể nhớ xuể”.
Nhưng có một số đàn ông, Hằng và Thúy cho rằng, do phải thường xuyên
“phục vụ” nên không thể quên. Hằng cho biết: “Tất cả những ông này khi
quan hệ tình dục đều trả tiền cho cháu”.
Trong
danh sách nói trên có tên ông Nguyễn Trường Tô, đương kim Chủ tịch UBND
tỉnh Hà Giang. Rất nhanh chóng sau đó, vào ngày 5/7/2010, Ủy ban Kiểm
tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra thông báo về nội dung kỳ họp
thứ 32, đề nghị cách chức các chức vụ bên Đảng Cộng sản Việt Nam của ông
Nguyễn Trường Tô với lý do “sống buông thả, sinh hoạt không lành mạnh
gây bất bình trong Đảng và xã hội”.
Thế
nhưng 8 người đàn ông còn lại trong bản danh sách “mua dâm” chung với
ông Nguyễn Trường Tô thì chìm trong lãng quên từ đó cho đến nay.
Mua dâm là… không có tội!
Về
xử lý hình sự, hành vi mua dâm chỉ bị truy cứu khi thực hiện với người
từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi và hành vi dù mua dâm nhưng từ 13 đến dưới 16
tuổi thuộc tội danh “Giao cấu với người trẻ em” và dưới 13 tuổi thì
thuộc tội “Hiếp dâm”. Rõ ràng, quan điểm truy cứu trách nhiệm pháp lý
của Việt Nam đối với hành vi mua dâm là không nặng nề. Đặc biệt mua dâm
người đã thành niên thì không được xem là tội phạm trong mọi trường hợp.
Ngoại lệ trường hợp duy nhất, mua dâm nhằm lan truyền HIV thì bị xử lý
hình sự. Ở góc độ xử lý bằng trách nhiệm hành chính, thì số tiền phạt
không lớn, nếu không muốn nói rằng chưa bằng số lẻ tiền mua dâm.
Trở
lại với vụ “Hoa khôi, á khôi, diễn viên nào trong đường dây bán dâm
'ngàn đô'?” vừa bị phát hiện. Theo lời khai của những người đang bị “tạm
giữ hình sự”, thì giá cả phải trả cho một lần “mua dâm” là từ 1.000 đến
1.500 USD, và giao dịch bằng ngoại tệ. Các quý ông mua dâm đều là người
Việt Nam. Với mức giá “bán – mua” cao chót vót này, cho thấy khả năng
bên mua dâm là những đại gia, hoặc những quan chức được các đại gia “trả
tiền” cho cuộc vui bên các “Hoa khôi, á khôi, diễn viên”. (Trong vấn đề
quan chức ‘vui chơi’ được doanh nghiệp chi trả, là đề tài sẽ được tác
giả trở lại trong một dịp khác!)
Về
mặt hình sự, quý ông này là vô tội. Thế nhưng nếu báo chí đã công khai
danh tính, hình ảnh của những cô gái bán dâm, thì lẽ công bằng cũng phải
“trình làng” chân dung của các vị khách dám bỏ ra cả ngàn đô cho một
lần mua dâm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét