Cố vấn Nhà nước, ngoại trưởng Miến
Điện Aung San Suu Kyi và thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (Li Keqianging) tại
lễ ký các hiệp định hợp tác song phương, Bắc Kinh, Trung Quốc, 18/08/2016-Reuters/路透社
Trong khi quốc tế phản đối việc
chính quyền Miến Điện trấn áp người Hồi giáo thiểu số Rohingya ở bang Rakhine,
thậm chí Liên Hiệp Quốc còn coi đó là chiến dịch « thanh lọc sắc tộc », chính
phủ nước này lại có được sự ủng hộ quý giá của Trung Quốc. Hồi giữa tháng
09/2017, ngoại trưởng Trung Quốc phát biểu là Bắc Kinh « ủng hộ các nỗ lực của
Miến Điện để gìn giữ sự ổn định và phát triển của đất nước ». Đó là vì Bắc Kinh
muốn duy trì các dự án kinh tế khổng lồ tại bang Rakhine, thêm vào đó vùng này
lại nằm trên trục « con đường tơ lụa mới ».
Hồi tháng 04/2017, chủ tịch Trung
Quốc Tập Cận Bình đã cho trải thảm đỏ đón tiếp đồng nhiệm Miến Điện Htin Kyaw
và nhấn mạnh phải triển khai ngay lập tức các dự án hợp tác then chốt, trong đó
có dự án « đặc khu kinh tế Kyaukpya ». Kyaukpya là một thành phố thuộc bang
Rakhine, miền tây Miến Điện, nằm cách khu vực xảy ra xung đột dữ dội nhất khoảng
200km về phía nam.
Là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất
tại Miến Điện, trong những năm qua, Trung Quốc đã củng cố vị thế tại miền tây
nước này, nơi sinh sống chủ yếu của người Hồi Giáo thiểu số Rohingya. Bang
Rakhine có tầm quan trọng sống còn đối với Bắc Kinh vì Trung Quốc muốn đảm bảo
an toàn cho đường ống dẫn dầu và khí ga tự nhiên từ Trung Đông tới tỉnh Vân
Nam, miền tây nam Trung Quốc, để tránh phải đi qua eo biển Malacca, nằm giữa
Malaisia và Indonésia.
Vào tháng 04/2017, sau bảy năm lắp
đặt, đường ống dẫn dầu khồng lồ nối từ bang Rakhine - Miến Điện tới tỉnh Vân
Nam - Trung Quốc đã được hoàn thành. Theo cơ quan chủ quản, tập đoàn Nhà nước
Trung Quốc CNPC, Miến Điện đã đầu tư 1.2 tỉ đô vào công trình trên, còn Bắc
Kinh đầu tư 1.24 tỉ đô la.
AFP cho biết, theo số liệu của tập
đoàn nhà nước CITIC của Trung Quốc, trong khuôn khổ dự án « Con đường tơ lụa mới
», từ nay tới năm 2038, Bắc Kinh phải đầu tư hơn 9 tỉ đô la vào một cảng nước
sâu ở Kyaukpya và vào một khu kinh tế 1000ha.
Bà Sophie Boiseau du Rocher,
chuyên gia về Đông Nam Á, thuộc Viện Quan Hệ Quốc tế của Pháp (IFRI) nhận định
là các « dự án kinh tế quy mô lớn » nói trên của Bắc Kinh chính là chìa khóa để
chính quyền Miến Điện có được sự ủng hộ của Trung Quốc.
Đối với lãnh đạo Miến Điện Aung
San Suu Kyi, phát triển kinh tế là vấn đề then chốt tại bang Rakhine, một trong
những bang nghèo nhất của Miến Điện, với tỉ lệ đói nghèo lên tới 78%, cao hơn gấp
2 lần tỉ lệ đói nghèo bình quân của cả nước.
Hồi tháng 01/2016, phó chủ tịch tập
đoàn CITIC của Trung Quốc đã từng nới tới việc « chia lãi dự án cho Miến Điện
và người dân địa phương », xây dựng 50 bệnh viện tư và 50 trường học tại vùng
này. Tuy nhiên, cho tới nay, các lời hứa của phó chủ tịch tập đoàn CITIC vẫn
chưa được thực hiện.
Còn bà Alexandra de Mersan, nhà
nghiên cứu của Viện Quốc Gia Về Ngôn Ngữ và Văn Minh Phương Đông (INALCO), một
chuyên gia về Miến Điện cho AFP biết : « Các dự án khổng lồ của Trung Quốc tại
bang Rakhine khiến người dân địa phương vô cùng bất mãn vì họ không thấy bất cứ
một hệ quả tích cực nào ». Theo một báo cáo hồi tháng 08/2017 của Ủy ban quốc tế
về Miến Điện, do cựu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc lãnh đạo, lợi nhuận của các dự
án kinh tế thường rơi vào tay chính quyền Naypyidaw và các doanh nghiệp nước
ngoài, và hậu quả là chính phủ Miến Điện bị dân chúng coi là lợi dụng, bóc lột
người dân.
Cũng như nhiều vùng khác ở Miến
Điện, dưới lòng đất tại bang Rakhine rất giàu khoáng sản, nhiên liệu, đặc biệt
là khí đốt. Đối với nhiều chuyên gia, xung đột hiện nay có liên quan tới các lợi
ích kinh tế, chứ không chỉ đơn thuần liên quan tới tôn giáo.
So với các khu vực khác, cho tới
khi cuộc xung đột sắc tộc xảy ra, đất đai ở bang Rakhine vẫn không bị những người
thân cận với chính quyền dân sự chiếm đoạt nhiều. Nhưng nay thì mọi chuyện đã
thay đổi, bởi vì theo nhà xã hội học Saskia Sassen, đất đai ở bang Rakhine đã
trở nên quý giá do có các dự án đầu tư của Trung Quốc. Và chính quyền quân sự
Miến Điện rất quan tâm tới mảnh đất mà người Rohingya buộc phải bỏ lại để chạy
trốn khỏi cuộc trấn áp của chính quyền.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét