Một tin tức –
chỉ có thể mang tính gián tiếp nhưng có liên quan đến Trịnh Xuân Thanh –
vừa xảy đến là ông Trần Công Chánh – đương kim Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
đang tiến hành các thủ tục để xin thôi nhiệm vụ, nghỉ hưu trước tuổi 2
năm, và việc này đã được Ban tổ chức Tỉnh ủy Hậu Giang xác nhận với báo
chí.
Trước đó, liên
quan đến quá trình tiếp nhận, bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh về giữ chức
vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, cuối tháng 12/2016, ông Trần Công
Chánh đã bị kỷ luật khiển trách về mặt Đảng.
Dấu hỏi phát ra là ông Trần Công Chánh tự nguyện xin nghỉ hay bị ép nghỉ?
Dù có tin ông
Trần Công Chánh đã làm đơn xin nghỉ từ cuối năm 2016, nhưng vào lần này,
việc làm đơn xin nghỉ của ông Chánh lại xảy ra khi Hội nghị trung ương 6
của đảng cầm quyền sắp diễn ra vào đầu tháng 10/2017.
Không loại trừ khả năng ông Trần Công Chánh đã được một cấp nào đó gợi ý về động tác xin nghỉ trước tuổi với ẩn ý “chạy bão”.
Thực ra, ông
Trần Công Chánh chỉ liên quan trách nhiệm về việc tiếp nhận, bổ nhiệm
Trịnh Xuân Thanh. Một số quan chức của Bộ Công thương, Ban Tổ chức trung
ương đã phải chịu kỷ luật về việc này.
Nhưng sau vụ bổ
nhiệm Trịnh Xuân Thanh, vẫn còn một dấu hỏi rất lớn chưa hề được hé lộ:
ai, cơ quan nào đã “bảo kê” cho Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn ra nước ngoài
vào cuối năm 2016?
Có lẽ dấu hỏi trên mới là cơn bão thật sự trong thời gian tới.
Dù công luận và
dư luận xã hội đã phát ra câu hỏi trên khá dồn dập từ nhiều tháng qua,
nhưng cho đến nay vẫn không có bất kỳ câu trả lời nào từ Bộ Công an của
ông Tô Lâm, Văn phòng chủ tịch nước của ông Trần Đại Quang hay Văn phòng
trung ương đảng của ông Nguyễn Phú Trọng.
Song không trả
lời không có nghĩa là im lặng. Chưa có dấu hiệu nào cho thấy ông Nguyễn
Phú Trọng chịu “buông” Trịnh Xuân Thanh. Bằng chứng rõ rệt nhất cho thái
độ này là Chính phủ Đức vừa tuyên bố tạm thời đình chỉ Quan hệ đối tác
chiến lược với Việt Nam do Việt Nam đã không đáp ứng bất kỳ đòi hỏi nào
của Đức về vụ “bắt cóc Trịnh Xuân Thanh”.
Có nghĩa là
trong suốt một thời gian khá dài từ cuối tháng Bảy năm 2017 khi Trịnh
Xuân Thanh bất ngờ “tự nguyện đầu thú” tại Bộ Công an, dẫn đến một tuyên
bố phản ứng gay gắt của Bộ Ngoại giao Đức về vụ mật vụ Việt Nam bắt cóc
Trịnh Xuân Thanh tại Berlin, cho tới nay phía Việt Nam đã chỉ tìm cách
trả treo qua lại, câu giờ mà không đi vào bất kỳ nội dung nào có tính
thực chất về vụ Trịnh Xuân Thanh, càng không có ý định trả Trịnh Xuân
Thanh cho phía Đức. Điều này cũng có nghĩa là Trịnh Xuân Thanh vẫn là
một con bài có giá trị, thậm chí còn là con át chủ bài của người muốn
“bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh” là Nguyễn Phú Trọng, mà từ đó Việt Nam
chấp nhận “trả giá đối ngoại” chứ không thể nhân nhượng trao trả Trịnh
Xuân Thanh.
Tình trạng tin
tức về Trịnh Xuân Thanh bị các cơ quan nhà nước giấu kín như bưng trong
suốt thời gian qua cũng cho thấy một khi con át chủ bài này vẫn được
giấu kín, có nghĩa là con bài đó đang được mưu tính sẽ được tung ra vào
một thời điểm nào đó mà có thể “đập một nhát chết tươi đối thủ”.
Thời điểm nào và trong những điều kiện nào?
Sự kiện gần nhất là Hội nghị trung ương 6.
Nhiều luồng ý
kiến đã đồng nhất ở một điểm rằng vụ việc Trịnh Xuân Thanh gây lỗ PVC
3.3000 tỷ đồng không còn là vấn đề trọng tâm, mà vấn đề chính là Nguyễn
Phú Trọng sẽ ứng xử ra sao với những quan chức đã bao che cho Trịnh Xuân
Thanh bỏ trốn.
Nhiều ý kiến cũng cho rằng một khi đã bị tóm, chắc chắn Trịnh Xuân Thanh đã khai hết, khai sạch.
Gần đây, lại có
những đồn đoán về những quan chức X, Y nào đó liên quan đến đường dây
bảo kê cho Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn đang có thể bị “lên thớt”, và đang
run như cầy sấy…
Một số ý kiến
cũng cho rằng có một khả năng Tổng bí thư Trọng, sau khi đã nắm được
những lời khai làm bằng của Trịnh Xuân Thanh, sẽ tiến hành “công tác tổ
chức” đối với những quan chức X, Y nào đó. Công tác này sẽ khó để chậm
hơn sau thời gian Hội nghị trung ương 6…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét