Ảnh minh họa của Daily Beast.
Vấn đề Triều Tiên không chỉ nằm gọn
trong vụ việc Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân. Nó phức tạp hơn rất nhiều
vì đây là thách thức lớn nhất của Hoa Kỳ trong thế kỷ 21. Nó đặt Hoa Kỳ vào vị
thế “bắt buộc” phải xử lý nếu muốn duy trì vị thế thống lĩnh trên bàn cờ toàn cầu
hoặc từ nay phải xoay chuyển để Trung Quốc vươn lên và cùng lúc làm giảm bớt sức
ép cấm vận của Mỹ với người Nga.
Nếu Châu Á có thêm một quốc gia hạt
nhân ngoài Trung Quốc, và là đồng minh thân cận của Trung Quốc, chắc chắn rằng
vị thế của Mỹ tại Châu Á sẽ bị suy yếu vì khả năng quân sự không còn phát huy
tính đe dọa được nữa.
Trong cuốn “Chiến Lược Xung Đột”
của tác giả Schelling, do ông Vũ Thành Tự Anh chuyển ngữ, tác giả nói rõ rằng,
tại điểm cực đại sẽ dẫn đến 2 khả năng, hoặc hết hiệu lực đe dọa, hoặc trở
thành cơ sở tham chiếu cho các vấn đề tương tự về sau này. Do vậy, tùy thuộc
vào hành động tại điểm cực đại này của mỗi bên, tức tại điểm giao tranh Mỹ –
Triều, vụ việc này sẽ trở thành điểm tham chiếu cho các vấn đề sau này trong
bàn cờ chiến lược của Hoa Kỳ tại Châu Á.
Đây chính là lý do cả Nga – Trung
đều có bàn tay chạm nhẹ vào vụ việc. Người Nga ý thức được rằng, sẽ không thể
đuổi kịp người Mỹ trong một xu thế tịnh tiến không bất ổn, nhưng nếu có một lực
cản đủ để làm suy yếu vị thế của Mỹ, thì ngay cả châu Lục già, người Mỹ cũng giảm
đi vị thế của họ đủ giúp người Nga có tiếng nói tốt hơn trong việc khôi phục lại
các giao thương huyết mạch, điểm cơ bản rất rõ, Châu Lục già cần khí đốt của
Nga với giá rẻ và những nhu yếu khác.
Cả Nga và Mỹ đều nhận thức rõ rằng
sức mạnh của họ chỉ là sức mạnh kiềm chế lẫn nhau chứ không phải sức mạnh để một
bên còn lại khai chiến với bên kia. Do vậy, hai quốc gia này đều tránh né không
đi đến xung đột nào trên mặt trận quốc phòng. Nhưng ở mặt trận chính trị, kinh
tế và xã hội, người Nga đã bị Mỹ bỏ xa và rất ít có cơ hội để đuổi kịp. Nga
luôn ở vị thế yếu hơn so với Mỹ, bởi hầu hết những tập đoàn đa ngành lớn có vốn
giá hàng ngàn tỷ đô hầu hết do người Mỹ nắm giữ. Ở thế kỷ trước, người Mỹ chiếm
lĩnh ở lĩnh vực Tài Chính và Sản Xuất với qui mô lớn, thừa thặng, từ chăn nuôi
cho tới kim khí, bước qua thế kỷ này, cũng chỉ có người Mỹ chạy đua với nhau ở
lĩnh vực công nghệ, những tập đoàn lớn hiện nay của Hàn Quốc hay Trung Quốc,
tuy lớn ở qui mô toàn cầu nhưng vẫn dựa trên nền tảng công nghệ của các hãng Mỹ.
Trong tầm nhìn 30-50 năm, Trung
Quốc và Nga chấp nhận sự bùng phát của một vài quốc gia “có sẵn tiềm lực” để đổi
lấy sự suy yếu của Mỹ, hòng đưa thế giới tiến đến bàn cờ đa cực. Trung Quốc cần
eo biển Malacca, Đông Nam Á, và tiến ra Thái Bình Dương, Nga cần một chỗ ở Châu
Lục già và giữ vững vị trí ở đó.
Đối với người Nhật, nếu người Mỹ
không thể xử lý dứt điểm vấn đề Triều Tiên, thì nước Nhật phải chủ động hơn! Và
các khoản chi cho quân Mỹ đóng tại Okinawa là không cần thiết.
Chúng ta cần hiểu rằng, thuộc
tính của mối quan hệ luôn là một cán cân nghiêng không cân bằng, có tính phụ
thuộc lợi ích lẫn nhau. Luôn phải có kẻ điều tiết và làm chủ mối quan hệ. Do vậy,
nếu hoàn cảnh đưa đến một nước Nhật chủ động, thì rõ ràng vai trò của Mỹ giảm
đi.
Nga, Trung không sợ một nước Nhật
mạnh lên, cũng không sợ thêm một Triều Tiên có vũ khí hạt nhân, mà cần một nước
Mỹ yếu đi để dễ bề “chia vùng”.
Một thế giới đa cực, do những quốc
gia độc tài có ưu thế, thực sự là một điều bất lợi cho những nước nhỏ khi yếu
thế về quân sự, những hệ thống về luật pháp hay các khế ước, qui chuẩn Quốc Tế
sẽ gần như không tồn tại với những quốc gia độc tài này. Như thời thực dân, nó
khiến thế giới trong tình trạng nhiều rủi ro với những vùng cát cứ có những
“ông trùm” khác nhau.
Ở góc nhìn từ Hoa Kỳ, Triều Tiên
thực sự là một vấn đề đầy thử thách, vì Hoa Kỳ biết chắc vấn đề ngoại giao và
chính trị là không thể xử lý vấn đề hạt nhân tại bắc bán đảo Triều Tiên này. Nó
đã hình thành và tồn tại dai dẳng qua nhiều đời lãnh đạo và ngày càng phát triển
mạnh hơn.
Không thể lấy lý do Mỹ có hạt
hhân thì Triều Tiên cũng có hạt nhân. Nước Mỹ nhân văn và được tổ chức tốt hơn,
có kiềm chế hơn, nhưng những nước như Iraq, Cambodia (cạnh Việt Nam), Syria… đều
có hạt nhân thì thế giới rất dễ rơi vào bất ổn. Những vũ khí nguy hiểm trong
tay các nước nghèo độc tài, có hệ thống và tổ chức về con người yếu sẽ dẫn đến
việc vũ khí này được bán ra phi pháp cho các tổ chức khủng bố!
Và Triều Tiên đang đặt Mỹ vào thế
“cực kỳ” khó khăn trong các lựa chọn. Hoặc phải hủy diệt Triều Tiên (những khu
vực bị khoanh vùng), hoặc phải chấp nhận thoái lui và thế giới trôi vào một
giai đoạn khủng hoảng “thực dân” mới.
Có lẽ Hoa Kỳ sẽ lựa chọn biện
pháp quân sự. Đây là cuộc chiến thực sự của Hoa Kỳ trong thế kỷ 21, một cuộc
chiến với quốc gia có vũ khí hạt nhân ở qui mô nhỏ. Kết quả cuộc chiến là điểm
tham chiếu có tính răn đe cho các nước độc tài xưng bá.
Tất nhiên, vấn đề Triều Tiên đã
là một khủng hoảng, nên việc xử lý nó hay không xử lý đều dẫn đến một khủng hoảng
khác, nhưng sẽ có tính chất và tầm mức khác nhau. Để buộc thế giới “vào khung”
và các quốc gia có trách nhiệm với nhau, thì phải chấp nhận một cuộc khủng hoảng
chính trị trong giai đoạn trước mắt và sắp tới.
Dù là con người hay tổ chức, bất
cứ ai lãnh đạo cũng đều lập ra qui tắc của riêng nó. Đó là qui luật. Dù Trung
Quốc, Nga, hay Hoa Kỳ. Nhưng thế giới cần lãnh đạo có trách nhiệm. Cho đến lúc này,
hệ thống Tư Bản và các giá trị của nó, vẫn đang được xem là phổ quát và thể hiện
sự văn minh nhất của nhân loại. Như việc chúng ta thấy những những con người xứ
độc tài thèm khát đổi chỗ ở qua những đất nước văn minh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét