Theo thông tin từ fb Bạch Hồng Quyền, tài khoản mang tên anh
đã bị khóa rút tiền, người chuyển tiền vào tài khoản thì được nhưng rút ra thì
không được. Chúng tôi có hỏi chuyện cô Bùi Hương Giang là vợ của Bạch Hồng Quyền,
cô cho biết khi check tài khoản của Quyền thấy có vấn đề nên cô trực tiếp đến
ngân hàng kiểm tra. Khi cô thử gửi tiền vào tài khoản thì được nhưng hỏi lại
thì nhân viên ngân hàng cho biết tài khoản này chỉ gửi tiền vào được thôi chứ
không rút ra được. Khi cô Giang hỏi tại sao thì nhân viên ngân hàng nói có lệnh
như thế, không giải thích được.
fb Bạch Hồng Quyền cho biết thêm tài khoản của anh Hoàng
Bình cũng ở Vietcombank mới có người bạn chuyển một số tiền khá lớn nhờ anh
giúp cho người dân đi khiếu kiện Formosa, giờ ngân hàng vietcombank cũng đã
khoá của anh.
Đây không phải là lần đầu, Vietcombank chơi bẩn người đấu
tranh. Vào cuối năm 2011, Vietcombank đã từng nghe lệnh công an, không cho Tiến
sĩ Nguyễn Thanh Giang rút tiền từ tài khoản của ông. Đi lại mãi ông cũng nản.
Cho đến Tháng 5/2015, ông mới than phiền chuyện này với một số anh em hoạt động
gần gũi. Sau đó chúng tôi cùng ông đến Phòng Giao dịch của Vietcombank 448-450,
Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Hà Nội phản đối mạnh mẽ và liên tục, viết bài lên
án, tổ chức biểu tình thì họ mới chịu trả tiền cho ông.
Việc Ngân hàng tự ý khóa tài khoản của khách hàng trong khi
khách hàng không hề vi phạm qui định của ngành mà chỉ nghe lệnh công an, không
cần phân tích, ai cũng biết là việc làm vô luật. Không chỉ riêng ngành ngân
hàng, các tổ chức kinh tế khác như viễn thông, điện, nước, các nhà xe, hãng
taxi… cũng đã từng theo lệnh công an cắt dịch vụ đối với những người hoạt động
xã hội độc lập trong khuôn khổ pháp luật. Rõ ràng là công an đã can thiệp quá
sâu vào hoạt động kinh doanh của các đơn vị kinh tế.
Về nguyên tắc, các đơn vị kinh tế có thể cự tuyệt yêu cầu vô
lý của công an để giữ uy tín đối với khách hàng. Tuy nhiên, ít có (nếu không
nói là không) một giám đốc nào dũng cảm làm điều đó vì họ sợ những sự trả thù vặt
từ phía công an, đặc biệt là sợ mất ghế. Ngoài ra, các trường đại học, trung học
chuyên nghiệp cũng bị công an gây áp lực tương tự, đuổi sinh viên, kỷ luật sinh
viên theo lệnh của công an, mặc dù các em không hề vi phạm qui chế của nhà trường.
Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp HCM ra quyết định đuổi học sinh viên
Nguyễn Phương Uyên là một ví dụ.
Nói gì thì nói, những giám đốc, tổng giám đốc, hiệu trưởng…
nói trên đều thuộc loại hèn kém, chấp nhận tiếng xấu chứ không dám cưỡng lại lệnh
của công an. Tuy nhiên ở xã hội này chắc chắn còn rất nhiều người thà về vườn
còn hơn là làm những việc xấu xa, trái với đạo lý.
Phong tỏa tài khoản cả hai chiều đã là một cái sai không thể
chấp nhận. Còn chỉ chặn đầu rút tiền nhưng lại nhận tiền vào tài khoản của nạn
nhân là một sự khốn nạn, đểu cáng. Nếu ngân hàng Vietcombank tiếp tục không cho
rút tiền từ tài khoản của Bạch Hồng Quyền, Hoàng Bình, chắc chắn sẽ có một cơn
bão tẩy chay trên mạng, ảnh hưởng lập tức đến hoạt động kinh doanh của ngân
hàng này. Vụ tẩy chay hãng taixi Mai Linh hồi Tháng 10/2016 khi hãng này từ chối
chở dân bị ảnh hưởng bởi thảm họa Formosa đi kiện, hẳn ông Tổng Giám đốc
Vietcombank còn nhớ.
Ảnh: Biểu tình trước Phòng Giao dịch của Vietcombank
448-450, Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Hà Nội, phản đối Vietcombank quỵt tiền
khách hàng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét