Nguồn: Joseph S. Nye, “What I Tell My Non-American Friends,”
Project Syndicate, 12/04/2017.
Tôi thường ra nước ngoài, và các bạn bè nước ngoài của tôi luôn hỏi, với những mức độ hoang mang khác nhau: Đất nước anh đang xảy ra chuyện gì thế? Đây là câu trả lời của tôi.
Thứ nhất, hãy đừng diễn giải sai cuộc bầu cử 2016. Trái với
một số bình luận, hệ thống chính trị Mỹ vẫn chưa bị một làn sóng dân túy cuốn
trôi.
Đúng, nước Mỹ chúng tôi có một lịch sử lâu đời của việc nổi dậy chống giới tinh hoa. Donald Trump đã tận dụng một truyền thống gắn liền với các nhà lãnh đạo như Andrew Jackson và William Jennings Bryan trong thế kỷ 19 và Huey Long và George Wallace trong thế kỷ 20.
Đúng, nước Mỹ chúng tôi có một lịch sử lâu đời của việc nổi dậy chống giới tinh hoa. Donald Trump đã tận dụng một truyền thống gắn liền với các nhà lãnh đạo như Andrew Jackson và William Jennings Bryan trong thế kỷ 19 và Huey Long và George Wallace trong thế kỷ 20.
Nhưng Trump đã thua gần ba triệu phiếu phổ thông. Ông thắng
cuộc bầu cử bằng cách tận dụng thái độ oán giận dân túy ở ba tiểu bang vùng
Rust Belt – Michigan, Pennsylvania, và Wisconsin – những bang trước đây thường
bầu cho Đảng Dân chủ. Nếu một trăm ngàn phiếu được bầu khác đi ở những tiểu
bang này, Trump đã thua phiếu đại cử tri đoàn và chức tổng thống.
Tuy nhiên, chiến thắng của Trump chỉ ra một vấn đề thực sự
là bất bình đẳng xã hội và khu vực đang gia tăng ở nước Mỹ. Cuốn sách bán chạy
Hillbilly Elegy của J. D. Vance gần đây đã mô tả một cách thuyết phục sự khác
biệt lớn giữa California và vùng Appalachia.
Nghiên cứu của các nhà kinh tế Anne Case và Angus Deaton tại
Đại học Princeton cho thấy các xu hướng nhân khẩu học của người da trắng có thu
nhập thấp và không có bằng đại học đang tồi tệ hơn so với người Mỹ gốc Phi, những
người thường nằm ở đáy phổ bất bình đẳng trong lịch sử. Năm 1999, tỷ lệ tử vong
của người da trắng không có bằng đại học thấp hơn khoảng 30% so với tỷ lệ tử
vong của người Mỹ gốc Phi; đến năm 2015, nó đã cao hơn 30%.
Hơn nữa, việc làm trong ngành chế tạo, từng là nguồn công việc
thu nhập cao chính của tầng lớp lao động da trắng, đã giảm mạnh trong thế hệ
qua, xuống còn 12% lực lượng lao động. Những cử tri đã bầu cho Đảng Dân chủ trước
đây đã bị thu hút bởi lời hứa tạo ra những thay đổi lớn và giành lại việc làm
ngành chế tạo của Trump. Trớ trêu là những nỗ lực của ông nhằm bãi bỏ đạo luật
chăm sóc sức khỏe của Obama lại làm cuộc sống của họ thêm khó khăn.
Điều thứ hai mà tôi vẫn nói với các bạn bè người nước ngoài
là đừng đánh giá thấp các kỹ năng giao tiếp của Trump. Nhiều người cảm thấy bị
xúc phạm trước cơn bão tweet và thái độ thiếu tôn trọng sự thực của ông. Nhưng
ông là một người kỳ cựu trong lĩnh vực truyền hình thực tế, nơi ông học được rằng
chìa khóa của thành công là giành độc quyền sự chú ý của người xem, và cách để
làm điều đó là các phát ngôn cực đoan, không cần quan tâm sự thật.
Twitter giúp Trump thiết lập nghị trình làm việc và làm sao
nhãng những người chỉ trích ông. Những điều xúc phạm các nhà bình luận trên
truyền thông và giới học giả không quan trọng đối với những người ủng hộ ông.
Nhưng khi ông chuyển từ chiến dịch tranh cử luôn coi mình là trọng tâm sang việc
cố gắng quản trị, Twitter lại trở thành một thanh gươm hai lưỡi làm thối chí
các đồng minh cần thiết của ông.
Thứ ba, tôi bảo các bạn mình là đừng trông mong hành vi bình
thường ở Trump. Thông thường, vị tổng thống nào thua phiếu phổ thông thì sẽ di
chuyển vào trung tâm chính trị để thu hút thêm sự ủng hộ. Đây là điều mà George
W. Bush đã làm thành công năm 2001. Ngược lại, Trump tuyên bố mình đã thắng phiếu
bầu phổ thông và, làm như ông thắng thật, chỉ quan tâm lôi kéo các cử tri cơ sở
(luôn luôn ủng hộ) mình.
Dù đã bổ nhiệm một số nhân vật trung dung vào các vị trí ở Bộ
Quốc phòng, Ngoại giao, và An ninh Nội địa, lựa chọn của Trump cho Cơ quan Bảo
vệ Môi sinh và Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh lại đến từ những thành phần cực
đoan nhất của Đảng Cộng hòa. Nhân viên Nhà Trắng của Trump bị chia thành hai
phe thực dụng và giáo điều, và ông thu nạp cả hai.
Thứ tư, đừng ai đánh giá thấp các thể chế của Mỹ. Thỉnh thoảng
các bạn tôi lại nói chuyện như thể trời sập và hỏi Trump có phải là một kẻ ái kỷ
nguy hiểm như Mussolini hay không. Tôi bảo họ đừng sợ. Bất chấp mọi vấn đề, Mỹ
không phải là nước Ý năm 1922. Giới tinh hoa chính trị của nước Mỹ thường bị
phân cực hóa, nhưng các nhà lập quốc cũng thế.
Khi thiết kế Hiến pháp Mỹ, mục đích của các nhà lập quốc
không phải là đảm bảo sự hài hòa của chính phủ, mà là hạn chế quyền lực chính
trị bằng một hệ thống kiểm soát và cân bằng khiến quyền lực đó khó có thể được
thực thi. Có một câu chuyện đùa là các nhà lập quốc đã tạo ra một hệ thống
chính trị khiến cho Vua George của Anh không thể cai trị nước Mỹ – không ai có
thể cai trị. Sự thiếu hiệu quả (của chính phủ) được tạo ra để phục vụ sự tự do.
Đây mới là giai đoạn đầu nhiệm kỳ tổng thống của Trump, và
chúng ta không thể chắc chắn chuyện gì sẽ xảy ra sau này, ví dụ như một vụ tấn
công khủng bố lớn. Tuy nhiên, cho đến nay, các tòa án, Quốc hội, và các tiểu
bang đã thực hiện sự kiểm soát và đối trọng đối với chính quyền, đúng như
Madison dự định. Và các công chức thường trực trong các cơ quan hành pháp cũng
góp phần kiểm soát nó.
Cuối cùng, các bạn tôi hỏi tất cả những chuyện này có ý
nghĩa gì đối với chính sách đối ngoại của Mỹ và trật tự quốc tế tự do mà Mỹ đã
dẫn đầu từ năm 1945. Nói thật là tôi không biết, nhưng tôi không ngại sự trỗi dậy
của Trung Quốc bằng sự trỗi dậy của Trump.
Mặc dù các nhà lãnh đạo Mỹ, bao gồm cả Obama, vẫn than phiền
về các nước ngồi không hưởng lợi, nhưng Mỹ từ lâu đã dẫn đầu trong việc cung cấp
các hàng hóa công chủ chốt toàn cầu: an ninh, một hệ thống dự trữ tiền tệ quốc
tế ổn định, các thị trường tương đối mở, và quản lý các nguồn tài nguyên của
trái đất. Bất chấp các vấn đề của trật tự quốc tế do Mỹ dẫn dắt, thế giới đã thịnh
vượng lên và tỷ lệ đói nghèo đã được giảm thiểu. Nhưng không ai có thể chắc chắn
điều đó sẽ tiếp tục. Mỹ sẽ cần hợp tác với Trung Quốc, châu Âu, Nhật Bản và các
nước khác, để quản lý các vấn đề xuyên quốc gia.
Trong chiến dịch tranh cử năm 2016, Trump là ứng cử viên đầu
tiên của một đảng lớn nghi ngờ hệ thống liên minh của Mỹ trong 70 năm. Kể từ
khi nhậm chức vào tháng 1, phát biểu của Trump và những người mà ông bổ nhiệm
cho thấy hệ thống này sẽ còn tiếp tục tồn tại. Suy cho cùng, quyền lực cứng và
quyền lực mềm của Mỹ chủ yếu xuất phát từ thực tế là Mỹ có đến 60 đồng minh
(trong khi Trung Quốc thì chỉ có một vài).
Nhưng sự ổn định của các thể chế đa phương giúp quản lý nền
kinh tế thế giới và các nguồn tài nguyên toàn cầu thì thiếu chắc chắn hơn thế.
Giám đốc ngân sách của Trump đã nói về một ngân sách tập truing vào “quyền lực
cứng”, với việc cắt giảm ngân quỹ dành cho Bộ Ngoại giao và hệ thống Liên Hợp
Quốc. Các quan chức khác ủng hộ việc thay thế các thoả thuận thương mại đa
phương bằng các thoả thuận song phương “hợp lý và cân bằng.” Và Trump đang bác
bỏ những nỗ lực của Obama trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Tôi vẫn
nói với các bạn mình là ước gì tôi có thể trấn an họ về những vấn đề này. Nhưng
tôi không thể.
Joseph S. Nye, cựu Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng và chủ tịch Hội
đồng Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ, là Giáo sư tại Đại học Harvard. Ông là tác giả
cuốn Is the American Century Over?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét