Ông Đinh La Thăng bị loại ra khỏi Bộ Chính Trị Đảng CSVN với số phiếu trên 90%. Ảnh: Reuters
Lãnh đạo đảng vừa
cho xuất hiện trên báo đài tin ông Đinh La Thăng đã bị loại ra khỏi Bộ Chính Trị
Đảng CSVN (BCT) với số phiếu trên 90%. Và khi đã mất ghế BCT thì gần như đương
nhiên ông cũng mất luôn ghế Bí thư thành ủy HCM. Cả 2 điều trên,
đặc biệt số phiếu từ một cuộc họp kín, chẳng làm ai ngạc nhiên. Nhưng những điều
khiến tập thể cán bộ đang có chức quyền bức xúc là:
- Không lẽ trong
các lần bổ nhiệm trước, đặc biệt lần bổ nhiệm ông Thăng vào Bộ Chính trị và vào
ghế Bí thư Thành ủy HCM đầu năm 2016, lãnh đạo đảng và Ban Tổ chức Trung ương
không biết gì về con số thua lỗ, thất thoát của PVN?
- Đã có nhiều vụ
thua lỗ còn lớn hơn tại PVN rất nhiều và có những người đáng phải chịu trách
nhiệm còn lớn hơn ông Thăng rất nhiều lại không bị lôi ra kỷ luật. Đáng kể nhất
là người trách nhiệm sự sụp đổ của toàn khối tập đoàn kinh tế và tổng công ty,
đã đốt sạch ngân khố quốc gia và còn cõng thêm hàng trăm tỉ vay nợ quốc tế. Tại
sao không lôi những người đó ra?
- Quan trọng hơn
nữa, ai cũng biết trong hệ thống cơ chế hiện nay, những vụ đầu tư trị giá hàng
trăm triệu đến tỉ USD chưa bao giờ là quyết định của cá nhân thủ tướng, hay cá
nhân 1 bộ trưởng, chứ đừng nói gì đến 1 bí thư đảng ủy công ty như ông Thăng
lúc đó. Cụ thể như những dự án lọc dầu Dung Quất, dự án Bô-xít Tây nguyên,
v.v... luôn được công bố là chủ trương lớn của đảng, tức của BCT. Đặc biệt vụ
thua lỗ đầu tư tại Venezuela được quàng lên đầu một mình ông Thăng, trong khi Tổng
Bí Thư Nông Đức Mạnh và các lãnh tụ VN khác đều công khai thúc giục gia tăng
quan hệ đầu tư với Venezuela vào thời gian đó.
- Và sau hết, tại
sao ông Nguyễn Phú Trọng trong suốt hơn 5 năm qua luôn chận các yêu cầu xử phạt
nội bộ với các lý do "đánh chuột sợ vỡ bình quí", không thể để cảnh"ta
đánh ta", v.v. nhưng nay lại bất cần bình quí và đánh luôn một ủy viên BCT
đương nhiệm?
Với những dấu hỏi
cực lớn đó, khó ai tin các lý do kỷ luật ông Thăng mà lãnh đạo đảng vừa công bố.
Chắc chắn đó chỉ là cái cớ chứ không phải lý do.
Chỉ có một lời
giải có thể thỏa mãn được tất cả các câu hỏi trên. Đó là cuộc tranh quyền quyết
liệt trước đại hội đảng giữa nhiệm kỳ sắp tới. Đặc biệt trong lần này nó còn là
nhu cầu mang tính sống còn của ông Trọng. Có xác suất cao ông Trọng sẽ bước xuống
khỏi ghế Tổng Bí Thư và vì thế đây là cơ hội chót để ông phải tận diệt những kẻ
có tiềm năng trả thù khi ông không còn chức quyền.
Tóm lại, ông Trọng
mới là cái bình quí nhất bên trong cái bình quí của đảng. Ông sẽ bảo vệ cái
bình bản thân đó bằng mọi giá, kể cả cái giá có thể làm nứt cái bình bao bên
ngoài.
Ông Trọng cũng
đã khá thận trọng và theo sát cách "đả hổ đập ruồi" của Tập Cận Bình
- Vương Kỳ Sơn, tức loại trừ dần những Từ Tài Hậu, Bạch Hy Lai, Chu Vĩnh Khang,
v.v. để nhích dần đến cái đích Giang Trạch Dân. Cụ thể, ông Trọng đã loại trừ dần
những Trịnh Xuân Thanh, Vũ Huy Hoàng, và nay Đinh La Thăng,... để nhích dần đến
Đồng chí X.
Nhưng đó là chuyện
giữa các lãnh tụ tối cao với nhau. Còn tập thể cán bộ bên dưới, trong giai đoạn
"trâu bò húc nhau" này họ cần học gì qua vụ việc Đinh La Thăng bị tế
thần?
Có lẽ 3 bài học
sau đây hệ trọng nhất:
- Trước hết,
trong thể chế XHCN — tức thể chế của phe phái đang mạnh nhất chứ không dựa trên
nền tảng luật pháp nào — mọi hành động công thẳng (như các vụ "chém tướng"
tóe lửa của ông Đinh La Thăng) đều chỉ tạo kẻ thù. Và mọi kẻ thù sẽ chờ cơ hội
phục hận khi gió đổi hướng. Do đó, đừng DẠI DỘT cải tạo một thể chế độc tài như
CHXHCNVN. Vụ ông Thăng chỉ là một trong vô số dẫn chứng cho cái gọi là "lỗi
hệ thống" mà ông Nguyền Văn An đã chỉ ra từ lâu.
- Kế đến, không
bao giờ có chuyện "cùng ăn cùng chịu" trong nội bộ đảng. Tất cả những
bằng khen, huân chương, bài báo ca tụng, v.v... đều chỉ là giấy vụn khi bị trở
mặt. Ngược lại, phải giữ kỹ các sổ sách "ngầm", cất kỹ các hình chụp
"ít ai biết", thu âm kỹ các lệnh miệng, và ghi kỹ chi tiết cá nhân của
các "cậu trung gian" cho cấp trên.
- Và sau hết, phải
như Trịnh Xuân Thanh. Không để quá trễ như Vũ Huy Hoàng, Đinh La Thăng. Nghĩa
là liên tục nghe ngóng. Ngay khi có chỉ dấu gió đổi chiều là đi "chữa bệnh"
ngay.
Nhưng tất cả các
đòn phép phòng thủ nêu trên đều chỉ để có những ngày cuối đời lặng lẽ, những
ngày mà mỗi cựu cán bộ đều phải nhìn lại cuộc đời tiếp tay làm tàn lụi đất nước
và tương lai con cháu của mình. Rồi họ cũng lần lượt ra đi, trong sự khinh bỉ từ
trong gia đình ra đến xã hội, như những Tố Hữu lớn, Tố Hữu nhỏ.
Có nên chăng, mỗi
cán bộ chúng ta tận dụng những tháng ngày còn lại để làm chút gì lợi ích cho
con cháu, để tạo dựng lại chút danh dự cho chính mình, và để có thể mỉm cười
hài lòng về giá trị đời mình trước lúc nhắm mắt. Cụ thể như:
- Ở mức tối thiểu,
hãy dám rời bỏ những việc làm ác đức ngay lúc này. Tài sản tích lũy đã quá nhiều,
khó có thể xài hết trong cả chục đời người. Vậy tích lũy thêm nữa để làm gì?
- Cao hơn nữa,
hãy khéo léo đẩy ra ánh sáng những ý đồ nguy hiểm cho đất nước và dân tộc, nhất
là những ký kết bán nước từng phần, những dự án tàn phá môi sinh và con người.
- Cao nhất, hãy
ngầm giúp đỡ những người đang gắng sức tạo đổi thay tích cực cho đất nước.
Xin đừng để đến
khi chính mình rơi vào tình cảnh như ông Đinh La Thăng mới bắt đầu suy nghĩ lại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét