Những ngày gần đây cuộc đàn áp
phong trào đòi công lý cho người dân do Formosa gây ra đã có những động thái
khác thường. Đã có những cuộc biểu tình từ hội cựu chiến binh, phụ nữ và thiếu
nhi do ban chỉ huy quân sự các cấp cơ sở tổ chức. Đây là một hình thức mới ở Việt Nam, nhưng cũng mang đầy mầu sắc đấu tố
của cộng sản Việt Nam thời sơ khai vào những thập kỷ 50 -60 trong thế kỷ trước.
Hình thức dùng các đoàn thể trong mặt trận để
biểu tình chống biểu tình cũng là một đặc trưng của cách mạng Trung Quốc ở thời
kỳ cải cách văn hoá.
Đáng chú ý từ khi xảy ra vụ việc
Formosa và những cuộc biểu tình của người dân đòi sự minh bạch và bảo vệ môi
trường, tờ báo quân đội nhân dân , một tờ báo thuộc quân uỷ trung ương đã có
nhiều bài viết sắt máu đòi xử lý những người giáo dân và linh mục đã tham gia
các cuộc biểu tình. Thông thường ở các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, Trung Quốc
trước kia việc đàn áp biểu tình bằng bạo lực lại là do từ phía quân đội làm ra.
Cũng chính tờ báo quân đội này trước kia đã đăng bài của một thiếu tướng quân đội
là Bùi Phan Kỳ có nội dung như oán trách quân đội Đông Âu đã không bắn vào đám
đông biểu tình. Nguyên nhân là do những người đội trưởng đã không nghe theo lời
chính trị viên.
Hiện nay trong quân đội Việt Nam
thì quân uỷ trung ương là nơi chỉ huy đầu não, chủ tịch quân uỷ trung ương là
ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nắm giữ. Ông Nguyễn Phú Trọng cũng chính là
người đã đến thăm Formosa trong lúc công ty này mới bị nghi vấn là xả thải.
Là một nhà nghiên cứu trung thành
chủ nghĩa cộng sản và tôn thờ chủ nghĩa này, ông Nguyễn Phú Trọng hẳn nhiên
thích một thứ trật tự xã hội cộng sản điển hình của những nhà độc tài cộng sản
như Xtalin, Mao, Đặng, Kim, Fided đã thiết lập. Những thứ trật tự được hình
thành và giữ vững bởi xe tăng , xe bọc thép và những người lính quân đội với mục
đích đập tan những cuộc biểu tình.
Biện pháp dùng bạo lực có dấu hiệu
báo trước bằng việc dọn đường qua truyền thông và những hội đoàn chân rết của
chế độ. Ở Trung Quốc thời cải cách văn hoá cũng mở đầu bằng những bài báo chữ
to, truyền đơn, khẩu hiệu rồi đến những đoàn thể như hồng vệ binh hung hăng đi
đập phá, chửi bới , mắng nhiếc những đối tượng được cho là có tư tưởng khác.
Tuy nhiên thì cách mạng văn hoá chưa cần dùng đến quân đội đàn áp vì các đối tượng
đều rời rạc, riêng rẽ nên dễ khuất phục. Đến sự kiện Thiên An Môn thì báo chí
lên án sinh viên phản động, rồi những cán bộ lão thành của đảng đòi phải kiên
quyết sắt máu để dẹp biểu tình. Những tin tức bịa đặt đã được đưa đến cho những
người lính như nhiều binh lính đã bị
sinh viên bắt giữ và sát hại dã man, cần phải tiêu dệt kẻ thù là đám đông sinh
viên biểu tình. Người ra quyết định chỉ đạo thủ tướng Lý Băng điều quân đàn áp
lúc đó là Đặng Tiểu Bình. Lúc đó Đặng đang giữ chức chủ tịch quân uỷ trung ương
đã nói nếu cần phải giết để đổi lấy 20 năm ổn định cũng làm.
Nhìn những sự kiện là tác giả của
những cuộc thảm sát ở Trung Quốc và những diễn biến ở Việt Nam gần đây quả rất
đáng lo ngại. Trong vai trò chủ tịch quân uỷ trung ương, tổng bí thư Nguyễn Phú
Trọng rất muốn theo đuổi đường lối của Trung Quốc và quyết tâm giữ ổn định
chính trị bằng mọi giá như Đặng Tiểu Bình. Đó là điều đáng lo ngại thứ nhất ,
điều thứ hai là những diễn biến gần đây có những cách thức y như Trung Quốc đã
từng làm ở cải cách văn hoá và Thiên An Môn, đó là những bài báo, phát ngôn bịa
đặt nhằm vào những linh mục và giáo dân biểu tình từ báo quân đội nhân dân, một
động thái lên dây cót tinh thần , tạo tâm lý để khi cần ra lệnh cho binh lính nổ
súng. Tiếp đến là dùng hội đoàn, tổ chức chân rết khuấy động không khí thù nghịch,
đẩy việc đòi hỏi đền bù trong vụ Formosa thành vụ việc chính trị để đàn áp.
Bài trên báo quân đội nhân dân Việt
Nam số ra ngày 8 tháng 5 năm 2017 có những luận điệu kích động hận thù đầy bịa
đặt y như báo chí Trung Quốc đã nhồi vào đầu binh lính họ trước khi thảm sát
Thiên An Môn. Đó là chuyện bịa đặt giáo dân bắt giữ cảnh sát, đánh người gây
thương tích , huỷ hoại tài sản công dân, cấu kết với thế lực thù địch bên
ngoài. Bài báo cũng nói rõ hội Cựu Chiến Binh tỉnh Nghệ An đã ra công văn quy kết
tội cho các linh mục, đặc biệt là linh mục Đặng Hữu Nam.
Đây là những hành động ráo riết
và quyết liệt để bảo vệ công ty Formosa của quân đội đặc biệt là quân uỷ trung
ương nhưng được che đậy bằng tạo ra những tố cáo rầm rộ những giáo dân và linh
mục phản đối Formosa là thế lực phản động. Dường như quân uỷ trung ương đang soạn
kịch bản nếu như không dập tắt phong trào phản đối Formosa bằng những thủ đoạn
tố cáo, tuyên truyền bịa đặt....sẽ chuyển sang biện pháp dùng vũ lực như Trung
Quốc đã đàn áp sinh viên, tôn giáo.
Những người dân cần có một cái
tên của một kẻ có quyền lực, để nhớ đến nếu quân đội dùng vũ lực đàn áp. Không thể để chung chung
tình trạng mù mờ không biết ai là kẻ ra lệnh làm những điều độc ác , tàn bạo và
nhơ bẩn. Hãy cùng nhau xác định rằng chỉ đạo những chuyện hèn hạ và thất đức
này để bảo vệ Formosa là Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng CSVN, chủ tịch quân
uỷ trung ương, uỷ viên thường vụ đảng uỷ công an. Nguyễn Phú Trọng sinh năm
1944 , nguyên quán Đông Hội, Đông Anh, Hà Nội. Lúc này cần thiết phải chỉ thẳng
trách nhiệm rõ ràng một người như Nguyễn Phú Trọng, kẻ đã quyết tâm bảo vệ
Formosa cũng như luôn chất chứa những hằn thù với nền tự do dân chủ, hận thù với
tôn giáo bởi những thứ y đã được nhồi nhét trong đầu hơn nữa thế kỷ.
Nhưng các cựu chiến binh ở Nghệ
An được chỉ đạo gửi thư tố cáo linh mục. Mỗi người dân Việt Nam có lương tri
cũng cần phải gửi lá thư yêu cầu Nguyễn Phú Trọng phải công băng trong chỉ đạo
xử lý Formosa, phải có đối sách với người dân như đối sách với Trung Quốc. Tại
sao với kẻ xâm lược như Trung Quốc quân uỷ trung ương của ông Trọng không đe doạ,
không đòi xử lý, không đòi sắt máu ? Trái lại đối với người dân nghèo bị cướp
phá đất đai, môi trường khi họ cất tiếng đòi công bằng, lại bị quân đội có hành
động và lời nói quy kết họ thành kẻ thù của đất nước và dân tộc. Ai sai khiến
được quân đội làm điều đó nếu như không phải Tổng bí thư, chur tịch quân uỷ
trung ương Nguyễn Phú Trọng.?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét