Chủ tịch Tập Cận Bình trong vài lần nói chuyện với giới chức Việt Nam
đã sử dụng các cụm từ "Sơn thủy tương liên, văn hóa tương thông, lý
tưởng tương đồng, vận mệnh tương quan" để nói về quan hệ Việt Trung. Tuy nhiên, khi phân tích những điểm này, kết quả cho thấy có những sai biệt đáng kể.
Chủ tịch Tập Cận Bình thăm Việt Nam tháng 11/2015 |
"Sơn thủy tương liên"
Thực ra, Trung Quốc có biên giới chung với 14 nước (sơn tương liên), và
giáp biển (thủy tương liên) với các nước Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan,
Philippines, Việt Nam nhưng lại có xung đột biên giới bộ với tất cả các
nước trừ Pakistan và tranh chấp biển với tất cả các nước có "thủy tương
liên" trong vùng Tây Thái Bình Dương.
Kể cả Indonesia cũng đã từng khẳng định Natuna là lãnh thổ của
Indonesia, trong mối quan tâm rằng đường chữ U mà Trung Quốc tuyên bố có
thể xâm phạm vùng biển của nước Đông Nam Á này. Vậy thì "sơn thủy tương
liên" giữa Việt Nam và Trung Quốc chẳng có ý nghĩa tích cực gì?
"Văn hóa tương thông"
Về "văn hóa tương thông", những chia sẻ văn hóa Hoa Hạ của Trung-Nhật,
Trung-Hàn, Trung-Việt không thể cản trở Nhật, Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên
và Việt Nam phát triển văn hóa riêng biệt của mình trong hơn bốn ngàn
năm qua.
Đối với quan hệ Việt-Trung thì "sơn hà cương vực đã chia, phong tục Bắc Nam cũng khác".
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước cận kề về mặt địa lý.
Là cửa ngõ đi xuống các nước ở vùng biển Nam Dương, từ hơn hai ngàn năm
nay, Việt Nam luôn luôn là đối tượng và là nạn nhân trực tiếp của chính
sách bành trướng xâm lược và bá quyền nước lớn Đại Hán tộc của các hoàng
đế Trung Hoa.
Từ góc độ lịch sử và văn hóa, các sử gia phong kiến Trung Quốc luôn luôn
khinh miệt lịch sử và văn hóa của nhân dân Việt Nam (cũng như của tất
cả những nước khác ở quanh Trung Quốc), coi các nước đó như là những bộ
phận phát sinh của lịch sử và văn minh đại Hán, phụ thuộc vào "trung tâm
Trung Quốc", là "phiên thuộc" của Trung Hoa.
Vậy thì văn hóa tương thông cũng là một cụm từ không xác thực.
Đường lưỡi bò yêu sách chủ quyền của Trung Quốc |
"Lý tưởng tương đồng"
Bàn đến lý tưởng tương đồng. Tất cả các văn bản chính thức của Trung
Quốc ghi Trung Quốc lựa chọn xã hội chủ nghĩa với con đường kinh tế thị
trường đặc sắc Trung Quốc (kinh tế trong một nước với hai chế độ).
Việt Nam chọn con đường kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Về chính thức, không thấy có tương đồng.
Còn về thực tế qua ba cuộc chiến Đông Dương, Đảng Cộng sản Trung Quốc
không ngừng ngầm phá Đảng Cộng sản Việt Nam, chia rẽ đất nước Việt Nam.
Có thể xem Hiệp Định Geneva 50 năm nhìn lại, NXB Chính trị Quốc gia,
2015 để rõ hơn việc này.
Qua thời gian đó, lý tưởng của hai đảng chính trị đang cầm quyền cho
thấy có điểm gần nhau nhưng nếu nói tương đồng thì e rằng khiên cưỡng.
Thêm nữa, Trung Quốc thực dụng công khai, mèo trắng hay mèo đen, mèo nào
cũng tốt miễn là bắt được chuột. Bất kể chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa
tư bản, miễn là Trung Quốc phải thành siêu cường, bá chủ thế giới.
Theo Lý Quang Diệu, chiến lược của Trung Quốc là cần từ 30 đến 50 năm
hòa bình để bắt kịp, xây dựng hệ thống, thay đổi từ hệ thống cộng sản
chủ nghĩa thành hệ thống thị trường. Một bên theo đuổi mộng bá chủ thế
giới, một bên vẫn còn nhiều vấn đề kinh tế, ngân sách và xã hội phải
giải quyết. Thử hỏi, lý tưởng có thể tương đồng hay không?
Hai bộ trưởng Quốc phòng Việt-Trung trong Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới lần ba tháng 3/2016 |
"Vận mệnh tương quan"
Về "vận mệnh tương quan", không rõ Tập Cận Bình muốn nói đến vận mệnh cụ thể nào.
Song xét hai nước trong toàn bộ chiều dài lịch sử từ thời phong kiến,
Trung Quốc đã trải qua những lần bị Mông Cổ và Mãn Châu xâm chiếm, khi
ấy Việt Nam vẫn giữ vững nền độc lập.
Phải kể đến 1000 năm Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam và khoảng 40 lần tấn
công Việt Nam từ xưa đến nay. "Vận mệnh" hai bên hiện khó tìm ra lý lẽ
để chứng minh "tương quan" ở điểm nào.
Hơn nữa, trong tháng 3/2017, tướng Trương Giang Long đã phát biểu nội
dung về tính độc lập của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quan hệ với Đảng
Cộng sản Trung Quốc. Vậy thì lý tưởng tương đồng và vận mệnh tương quan
là điều nhiều người không đồng ý.
Trung Quốc và Việt Nam tuần tra chung trên Vịnh Bắc Bộ |
Cụm từ nêu trên có thể sẽ gây tác động đến tinh thần người Việt trong
Đảng Cộng sản nhằm thứ cấp hóa các vấn đề chủ quyền dân tộc bằng quan hệ
quốc tế vô sản. Những điều vô lý nếu cứ tái diễn có thể sẽ gây ra ngộ
nhận cho người đọc, người nghe.
Cụm từ "sơn thủy tương liên, văn hóa tương thông, lý tưởng tương đồng,
vận mệnh tương quan" thực chất chỉ là lời nói ngoại giao một phía từ
giới tuyên truyền Trung Quốc trong chiến lược Tam chiến đầy thuốc ngủ
của họ.
Kiểu nói vần điệu pha sự ma mị ngôn từ, không phản bác thiếu phản biện có thể:
- Khiến cho những đảng viên Cộng sản Việt Nam cho rằng đã có những
thỏa thuận song đảng về các cụm từ này dẫn đến một sự đã rồi gây buông
xuôi;
- Khiến cho đa số đại chúng từ không để ý đến mặc nhiên không phản đối và giảm sút ý chí chống xâm lược;
- Khiến cho những tác nhân ngoài nước nghĩ rằng đã có những thỏa hiệp nào đó [vốn vẫn hay mù mờ] và bỏ qua đào sâu phân tích
Như vậy tương tự những cụm từ bốn tốt và mười sáu chữ vàng như trên trời
rơi xuống, những ngôn từ êm tai hàm chứa nội dung độc dược này, ngày
qua tháng lại sẽ có thể góp một phần làm tiêu hao sinh lực và ý chí
người Việt, dẫn họ đến tư thế làm mồi cho chủ nghĩa bành trướng Trung
Hoa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét