Không biết tự bao giờ, người ta
nghĩ ra được những món quà khốn nạn đến thế? (Trương Duy Nhất)
Đời về chiều, tôi mới (chợt)
để ý tới ca dao:
Buồn vì một nỗi tháng Giêng
Con chim cái cú nằm nghiêng thở
dài
Buồn vì một nỗi tháng Hai
Đêm ngắn ngày dài thua thiệt người
ta
Buồn vì một nỗi tháng Ba
Mưa dầu nắng lửa người ta lừ đừ
Buồn vì một nỗi tháng Tư
Con mắt lừ đừ cơm chẳng muốn ăn
Buồn vì một nỗi tháng Năm ...
Tháng này, ở Việt Nam, hay
có những buổi chiều mưa – mưa đầu mùa – khiến không ít người bâng
khuâng nhớ mẹ, nhất là vào Ngày Hiền Mẫu. Theo Wikipedia tiếng Anh:
Mother's Day is a celebration
honoring the mother of the family, as well as motherhood, maternal bonds, and
the influence of mothers in society. It is celebrated on various days in many
parts of the world, most commonly in the months of March or May. (Ngày của Mẹ
là ngày vinh danh người mẹ, cũng như tình mẫu tử, và ảnh hưởng của
họ trong xã hội. Lễ hội này được tổ chức ở nhiều nơi, khắp toàn
cầu, vào những ngày khác nhau, và thường vào tháng Ba hoặc tháng
Năm.)
Wikipedia tiếng Việt, giọng
Hà Nội, còn ghi chép thêm rằng ngoài mấy bà mẹ bình thường (hoặc
tầm thường, và “đám mẹ ngụy”) xứ sở này còn có những bà mẹ phi
thường – super mom – được vinh danh là Mẹ Việt Nam Anh Hùng:
Đây là danh hiệu mà nhà nước Việt
Nam tặng hoặc truy tặng những phụ nữ Việt Nam có nhiều cống hiến, hi sinh vì sự
nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế...
Tiêu chuẩn đạt danh hiệu “Bà mẹ
Việt Nam anh hung” (kể cả là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam)
dành cho những phụ nữ đạt một trong những tiêu chuẩn sau:
Có hai con trở lên là liệt sĩ
Có hai con mà một con là liệt sĩ, một con
là thương binh với thương tật từ 81% trở lên.
Chỉ có một con mà người đó là liệt sĩ;
Có một con là liệt sĩ, chồng hoặc bản thân
là liệt sĩ.
Người con là liệt sĩ bao gồm con
đẻ và con nuôi của Bà mẹ được pháp luật thừa nhận, và đã được Chính phủ tặng Bằng
Tổ Quốc Ghi Công...
Từ tháng 12 năm 1994 đến hết năm
2001, Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phong tặng và truy tặng
danh hiệu cao quý "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" cho:
Cả nước: 44.253 người
Miền Bắc: 15.033 người
Miền Nam: 29.220 người
Riêng miền Trung (tôi đoán) chắc số
lượng Mẹ Việt Nam Anh Hùng quá đông –
đếm không xuể – thống kê cũng không hết nên đành cho mấy bả qua
một bên luôn, cho nó tiện.
Để độc giả, nhất là qúi vị sinh
sau đẻ muộn, có thể hình dung ra cuộc đời của một bà MVNAH, xin ghi
lại đây toàn văn bài viết (“Người Mẹ Ở Cao Nguyên Lâm Viên”) của hai
nhà báo An Nhiên và Hoàng Yên:
“Trong một dịp đến với cao nguyên
Lâm Viên, chúng tôi được gặp và trò chuyện với Bà mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn
Thị Tất, quê Quảng Nam trong ngôi nhà tình nghĩa đơn sơ ở thôn Xuân Sơn, xã
Xuân Trường, TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Mẹ
Tất 85 tuổi, quê Điện Bàn. Tuổi cao, sức yếu, không còn đi lại được, nên
khi chúng tôi đến, có người để nói chuyện, mẹ vui lắm. Mẹ kể những câu chuyện của
cuộc đời mẹ, của chiến tranh, với những hy sinh, mất mát không bao giờ quên.
Năm 1962, mẹ Tất cùng chồng con
vào thôn Xuân Sơn, xã Xuân Trường, định cư. Trước đó, ở Điện Bàn, gia đình mẹ
làm cơ sở nuôi giấu cán bộ, vừa tiếp tế vừa làm giao liên. Vào thôn Xuân Sơn, vợ
chồng mẹ tiếp tục hoạt động cách mạng. Mẹ có 8 người con (4 trai, 4 gái), đều
tham gia hoạt động cách mạng. Chồng mẹ - ông Trần Cương, ngày đi làm vườn, làm
thợ mộc kiếm tiền mua lương thực, thực phẩm trữ giấu trong nhà nuôi cán bộ; ban
đêm đi hoạt động cách mạng.
Đêm 7.7.1968, chồng mẹ và con gái
là Trần Thị Minh Rê đi tiếp tế cho bộ đội gặp địch càn quét, chúng phát hiện
hai cha con và bắn chết tại rừng Xuân Sơn. Sáng sớm hôm sau, bà con khiêng thi
thể cha con về thôn, mẹ như điên dại. Dân trong thôn cứ ngỡ mẹ không qua khỏi
cơn đau này, khi trước đó 2 tháng, mẹ mất đứa con út (5 tuổi) do bị bệnh. Vết
thương lòng chưa kịp lành thì năm 1971 mẹ nhận hung tin người con trai đầu Trần
Quang Vinh (19 tuổi) hy sinh ở vùng rừng đoạn sông La Bá.
Vì Tổ quốc, mẹ bước qua nỗi đau,
cùng các con tiếp tục hoạt động cách mạng. Người con tiếp theo của mẹ, anh Trần
Minh Quang trở thành thương binh, con gái Trần Thị Minh Xuân theo mẹ đi rải
truyền đơn, con gái út tuổi còn nhỏ cũng đã biết giúp mẹ nấu cơm tiếp tế, làm
giao liên cho cách mạng. Rồi mẹ bị địch bắt giam ở Đà Lạt 3 năm (sau này mẹ được
công nhận là chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày), bị tra chết đi sống lại
nhưng mẹ một mực cương quyết không khai tổ chức, cơ sở của cách mạng. Ngày
30.4.1975, miền Nam giải phóng, mẹ Tất cùng các chiến sĩ bị địch giam cầm phá
nhà lao Đà Lạt trở về.
Cả cuộc đời của mẹ Tất trải qua
biết bao sự hy sinh mất mát. Sưởi ấm lòng mẹ những năm tháng tuổi già là người
con gái út luôn gắn bó kề bên. Chị Trần Thị Minh Sơn - con gái út của mẹ Tất
nói rằng: ‘Bây giờ chị đã 52 tuổi, trừ 3 năm mẹ đi tù, còn lại là quãng thời
gian chị ở bên mẹ và sẽ suốt đời bên mẹ’.
Chúng tôi rời căn nhà nhỏ, mẹ dặn
khi nào rảnh lại ghé nhà mẹ chơi. Lời mời của mẹ làm lòng chúng tôi dấy lên cảm
giác khó tả. “Dạ. Chúng con có cơ hội sẽ lại về. Về với mẹ để lòng thêm vững
chãi”
Nhị vị tác giả của bài báo
thượng dẫn thiệt là vô tâm, nếu chưa muốn nói là đểnh đoảng. Thăm
một bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng đã gần đất xa trời (tới nơi) rồi mà
không có quà cáp chi ráo trọi. Những cán bộ tỉnh đoàn hay thành
đoàn của Đảng thì hoàn toàn khác, họ chu đáo hơn nhiều – theo tường
thuật của phóng viên (Hoà Hội) báo Tiền Phong:
"Ngày 20/5, Tỉnh Đoàn Hậu
Giang tổ chức trao tặng 600 bộ cờ Tổ quốc và ảnh Bác Hồ cho các gia đình Mẹ Việt
Nam anh hùng, nhân kỷ niệm 126 năm ngày sinh của Bác.
Mẹ Việt Nam anh hùng Đinh Thị Sa ở
xã Vĩnh Viễn (Long Mỹ, Hậu Giang) vui mừng nói: “Tôi rất vui vì được các bạn trẻ
đem đến nhà tặng cờ và ảnh của Bác. Việc làm có ý nghĩa lớn đối với bản thân
tôi và người dân vì không cần phải đi đâu xa mà trong nhà hằng ngày đều được gặp
hình ảnh của Bác Hồ vĩ đại.”
Chị Phạm Thị Thùy Dung Bí thư Tỉnh
Đoàn Hậu Giang tặng ảnh bác cho Mẹ Việt Nam anh hùng. Ảnh chú thích: Tiền
Phong
Má Đinh Thị Sa thiệt là dễ
vui, và dễ tính. Công luận, xem chừng, có vẻ khó khăn và xét nét hơn
chút xíu:
Yên Vũ Đồ đểu!
Phung Tran Mẹ VN anh hùng cần ăn
hơn cần hình!
Phan Anh Sao không tặng các mẹ cá
gỗ để các mẹ ngắm ăn cơm với mắm?
Hieu Thai Moá nó, tiền thì đi mua
xe sang để chạy còn tiền đâu để tặng cho các mẹ, tặng mỗi người 10 tấm để các mẹ
chùi đít.
Dìm Hàng Hậu Giang là tỉnh
nghèo, việc cung cấp giấy là việc bình thường.
Trương Vĩnh Phúc Kiên định lập
trường xem pháo hoa, ngắm ảnh quên đói!
Riêng nhà báo Trương Duy Nhất:
thì chỉ buông (duy nhất) có mỗi một câu thôi:
“Không biết tự bao giờ, người ta
nghĩ ra được những món quà khốn nạn đến thế.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét