Luật sư và gia
đình nhà hoạt động Thúy Nga cho BBC biết Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh
Hà Nam thông báo kết thúc điều tra, đề nghị truy tố bà theo Khoản 1, Điều 88. Bà Trần Thị Nga,
tức Thúy Nga, bị Công an tỉnh Hà Nam bắt tạm giam hồi tháng 1/2017 với cáo buộc
"Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam",
theo Điều 88 Bộ luật hình sự.
Bà Nga là một
trong các nhà hoạt động thường xuyên tham gia biểu tình chống Trung Quốc, tuần
hành vì môi trường, phản đối công ty Formosa trong thảm họa môi trường miền
Trung, trợ giúp dân oan khiếu kiện.
Hôm 11/5, trả lời
BBC từ Hà Nội, Luật sư Hà Huy Sơn, công ty luật Hà Sơn, nói: "Việc kết
thúc điều tra diễn ra hôm 5/5 và họ đã chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát tỉnh Hà
Nam trong 30 ngày."
"Tôi chưa
được tiếp cận hồ sơ nên cũng chưa có căn cứ để bình luận thêm về những hành vi
nào của bà Nga bị cho là có tội."
'Không nghĩ nổi'
"Hiện cũng
chưa rõ thời điểm diễn ra phiên tòa."
"Tuy vậy,
tôi vẫn bảo lưu quan điểm rằng Điều 88 không rõ ràng, thật mơ hồ và cơ quan tiến
hành tố tụng dễ áp dụng điều khoản này một cách tùy tiện."
Cùng ngày, ông
Lương Dân Lý, chồng của bà Trần Thị Nga, nói với BBC: "Tôi đọc thì thấy
người phạm Điều 88 sẽ bị phạt tù từ 3 năm đến 12 năm tù nên dự liệu rằng có thể
họ sẽ áp cho vợ tôi ít nhất 5 năm tù."
"Ngoài ra,
tôi còn được biết là những nhà hoạt động ở miền Bắc sau này còn bị chính quyền
đưa đi tù ở Tây Nguyên, như trường hợp bà Cấn Thị Thêu, nhằm gây khó khăn cho
thân nhân đi thăm nuôi hàng tháng."
"Dù rằng
trước khi bị bắt, Nga cũng từng nói với tôi về khả năng này, nhưng cả hai vợ chồng
không bao giờ nghĩ nổi việc họ bắt Nga đúng hôm 25 Tết trong khi vợ tôi không hề
có ý bỏ trốn."
"Vì hai đứa
con 5 và 7 tuổi nhớ mẹ chúng rất nhiều nên tôi chỉ mong chính quyền sớm cho mẹ
con Nga được gặp nhau."
Tổ chức Theo dõi
Nhân quyền (HRW) cùng một số tổ chức khác đã lên tiếng đòi Hà Nội phóng thích
nhà hoạt động Trần Thị Nga và hủy bỏ mọi cáo buộc có động cơ chính trị đối với
bà.
Theo thông cáo của
HRW, Việt Nam hiện có ít nhất 112 nhà hoạt động và blogger đang thụ án tù chỉ
vì thực thi các quyền tự do cơ bản của mình, như tự do ngôn luận, nhóm họp, lập
hội và tự do tôn giáo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét