Ông Nguyễn Thiện Nhân hiện giữ chức Bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh. AFP photo
Cùng với việc thi hành kỷ luật
ông Đinh La Thăng, Ban Chấp hành Trung ương đảng cộng sản Việt Nam đã điều động
ông Nguyễn Thị Nhân về lại thành phố Hồ Chí Minh đảm nhận chức Bí thư thành Ủy.
Các bạn trẻ nghĩ gì trong nước nghĩ gì về sự kiện này?
Chỉ là cuộc đấu đá
Ông Trần, một bạn trẻ từ Sài Gòn
cho biết anh rất quan tâm đến vụ xử lý kỹ luật Đinh La Thăng. Ông Trần đưa ra
quan điểm của mình sau một thời gian theo dõi sát sao diễn biến.
“Mình phải khẳng định trong nội bộ
Đảng Cộng sản, việc chống tham nhũng chỉ là cái cớ để các phe nhóm hạ bệ nhau,
như phe của ông Nguyễn Phú Trọng và Đinh La Thăng, mượn chiêu bài chống tham
nhũng, chứ thực chất là người ta đang hạ bệ nhau.”
Trịnh Bá Tư, con trai của dân
oan, người đấu tranh giữ đất Cấn Thị Thêu, từ Dương Nội, Hà Đông, cho biết quan
điểm của anh đối với vấn đề vi phạm của các quan chức là lỗi của cả một hệ thống.
“Tất cả các quan chức khi tham
gia vào việc vận hành bộ máy, đặc biệt là quan chức cấp cao, thì đều có những
sai phạm trong quản lý về kinh tế, tham nhũng. Theo em suy nghĩ thì trong một
thể chế tham nhũng thì tất cả họ đều tham nhũng. Việc kỷ luật ông Đinh La
Thăng, theo suy nghĩ của em nó chỉ là những đấu đá nội bộ phe nhóm ở tầng cao của
Đảng Cộng sản thôi.”
“Tầng cao của Đảng Cộng sản” qua
cách nói của Trịnh Bá Tư được Ông Trần nhấn mạnh thêm, theo anh, “đó là cách
Nguyễn Phú Trọng đánh đối thủ mà không phải dồn người ta vào đường cùng để người
ta đánh bật lại. Thực chất đó là một cuộc đấu đá”
Quyết định kỷ luật ông Đinh La
Thăng do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập trong bài phát biểu tại buổi bế mạc
Hội nghị trung ương 5 là "ông Đinh La Thăng có khuyết điểm và vi phạm rất
nghiêm trọng công tác lãnh đạo, quản lý và công tác cán bộ trong thời kỳ là Bí
thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam”
Trước đó, kết luận của Ủy ban Kiểm
tra Trung ương cũng có đề cập đến việc ông Thăng lấy tiền của PVN góp vốn vào
Ngân hàng Đại Dương rồi mất vốn vì ngân hàng này làm ăn thua lỗ. Số tiền bị tổn
thất trong vụ rót vốn này lên đến 800 tỷ đồng.
Khi được hỏi về hình thức thuyên
chuyển vị trí của ông Đinh La Thăng, trước
khi chia sẻ ý kiến của mình, Ông Trần, ví von bằng một sự so sánh: “Người học
không tốt mà được giao cho làm lớp phó học tập. Chuyện đó có vô lý không?”
“Đối với nền kinh tế mà ông Đinh
La Thăng đã giữ chức lãnh đạo một tập đoàn lớn của quốc gia như vậy mà làm mất
hàng trăm ngàn tỷ như vậy thì làm sao ổng có thể về là phó ban Kinh tế Trung ương
được? Vì ổng bên kinh tế mà ổng đã làm sai rồi?
Đó là chuyện cực kỳ vô lý, nó
mang sắc màu u ám cho nền kinh tế Việt Nam mình thôi.”
Nhà hoạt động xã hội dân sự Lã Việt
Dũng, từ Hà Nội, cho biết nhận định của anh về những chuyển biến nhân sự trong
Thành phố Hồ Chí Minh vừa qua:
“Tôi thấy ông Thăng là ông ấy bị
buộc rời khỏi vị trí bí thư của Sài Gòn vì ông ấy có nhiều sai phạm trong nền
kinh tế. Thực tế thì trước khi bị xử lý thì trong vài tháng trở lại đây hầu như
ông ấy không có một vai trò nào ở Sài Gòn rồi.”
Không kỳ vọng có thay đổi
Một trong những hình thức kỷ luật
ông Đinh La Thăng là điều ông về làm Phó của Ban Kinh tế Trung ương, vốn là một
ban được thành lập với vai trò là cơ quan tham mưu của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng, mà trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị và Ban Bí thư.
Đây là ‘nghịch lý’ được công luận
bàn tán trong những ngày qua. Nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra.
Nhà hoạt động xã hội Nguyễn Anh
Tuấn, từ Đà Nẵng, nói chính anh cũng nhận thấy trong dư luận có nhiều sự kỳ vọng
đối với ông Nguyễn Thiện Nhân, Tân Bí thư thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tạo
ra được nhiều sự thay đổi đáng kể. Tuy nhiên, với cá nhân anh thì anh không có
niềm tin đó, vì những lý do sau:
“Từ những gì xảy ra trong thực tế
khi ông Nguyễn Thiện Nhân làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục, đã có những cam kết, lời hứa
mang tính chất dân tuý như giáo viên sống được bằng lương cũng như chống tiêu cực
trong thi cử. Nhưng sau khi ông rời Bộ Giáo dục thì chuyện đâu lại vào đó, và
giáo viên vẫn có cuộc sống rất chật vật với đồng lương. Cũng như chuyện tiêu cực
thì nó chẳng thuyên giảm mà còn trầm trọng hơn. Bệnh thành tích vẫn y nguyên
như vậy.
Lý do thứ hai, hệ thống quyền lực
của Việt Nam hiện tại được thiết kế để không một cá nhân nào có đúng quyền lực
để làm điều gì đó lớn. Ngay cả khi người đó là Bí thư của thành phố lớn nhất Việt
Nam cũng khó có thể tạo ra sự thay đổi đột phá. Nhất là khi người ta vẫn bị ràng
buộc trong cơ chế chẳng hạn như địa phương là thường trực Thành uỷ.”
Với bày tỏ của Trịnh Bá Phương, một
lần nữa anh nhấn mạnh lại: “Đảng Cộng sản là lỗi của một hệ thống”, và chính vì
vậy Bá Tư cho rằng một mình ông Nguyễn Thiện Nhân cũng không thể đứng ra giải
quyết trọn vẹn bức xúc của người dân.
“Em thì em không kỳ vọng nhiều
vào những quan chức cấp cao Cộng sản, kể cả ông Đinh La Thăng hay ông Nguyễn
Thiện Nhân.
Mặc dù có thể ông ta muốn giải
quyết chuyện đất đai, giải quyết những bức xúc của người dân, giải quyết quyền
lợi chính đáng cho người dân, nhưng một mình ông ta cũng không đứng ra giải quyết
được, vì nó liên quan cả một hệ thống.”
“Cơ chế” là lý do Ông Trần không
dám tin vào sự thay đổi tốt đẹp cho thành phố Sài Gòn dưới sự lãnh đạo của người
kế nhiệm ông Đinh La Thăng.
“Cơ chế này nó đã sai rồi, mà bây
giờ kêu ông Nguyễn Thiện Nhân làm người tốt đi thì ai có thể khẳng định ổng sẽ
làm được?
Ông Nguyễn Thiện Nhân nếu mà ông ấy
có là người tốt thật sự, giỏi thật sự mà đặt trong cơ chế này thì cũng không có
thể tin tưởng được.”
Nhà hoạt động xã hội dân sự Lã Việt
Dũng có lý do tương đồng với Nguyễn Anh Tuấn để cho thấy vì sao anh không tin vị
Tân Bí thư Thành uỷ Thanh phố Hồ Chí Minh sẽ khoác lên thành phố ấy một chiếc
áo mới:
“Ông Nhân thì tuy ông ấy là Chủ tịch
mặt trận Tổ quốc, nhưng thực tế qua lần ông ấy làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục thì
ông ấy cũng không chứng tỏ năng lực điều hành.
Và thêm nữa theo tôi được biết
ông Nhân không phải là người có mối quan hệ sâu rộng cũng như thật sự hiểu biết
về Sài Gòn, nên tôi không nghĩ là ông ấy sẽ thành công ở Sài Gòn.”
Chia sẻ thêm quan điểm của mình,
Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh trên phương diện đánh giá về mối quan hệ và đội ngũ
làm việc của một lãnh đạo:
“Bất kỳ một người lãnh đạo nào
cũng cần phải xây dựng được ekip cho người ta. Trong khi đó cách làm nhân sự hiện
nay rất là nhập cục, tức là ông Đinh La Thăng làm một thời gian, bị kỷ luật và
thay thế bằng một người khác, không đủ thời gian để xây dựng được 1 ekip làm việc
cho mình thì rất khó để tạo ra sự chuyển biến đột phá nào.”
Theo Nguyễn Anh Tuấn, vai trò mới
của tân bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh khá phù hợp với tính cách ít va
chạm như mọi người đã thấy về nhân vật này trong suốt thời gian vừa qua.
Không phải do dân bầu
Thêm một lý do để không dám đặt
niềm tin vào người lãnh đạo mới của Thành phố Sài Gòn, Ông Trần lập luận rằng:
“Người lãnh đạo của dân thì phải do dân bầu ra”
“Em cũng không hy vọng vào ông
Nguyễn Thiện Nhân này, bởi vì bây giờ lãnh đạo của anh không chính danh vì
không phải do em, do người dân bầu ra thì em cũng không kỳ vọng lắm.”
Vì lý do này nên Ông Trần nhấn mạnh
anh không dàm kỳ vọng, “mà chỉ là mong muốn thôi”.
Khác với một số nhà quan sát và
người dân khác mong muốn ông Nguyễn Thiện Nhân sẽ đưa thành phố Hồ Chí Minh đi
đầu về phát triển, cải cách, văn hoá, môi trường…, Ông Trần chia sẻ rằng cá
nhân anh có những yêu cầu gửi đến Tân Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh.
“Làm việc phải thượng tôn pháp luật
về quyền làm chủ của nhân dân. Phải là người bảo vệ nhân quyền. Bảo vệ điều 25
Hiến pháp. Xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm nhân quyền, ví dụ như vụ Phan
Hùng đánh phụ nữ, hoặc những người trấn áp những người đi thể hiện chính kiến của
mình.”
Chưa thể biết vị Tân Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh có làm thay đổi niềm tin của các bạn trẻ trong nước trong tương lai gần hay không?
Nhưng dư luận đang đặt ra câu hỏi, “Liệu ông Nguyễn Thiện Nhân có hoàn thành được tâm ý của vị tiền nhiệm là giành lại Hòn ngọc Viễn Đông cho Sài Gòn” hay “Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có trường Đại học Havard?”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét