Theo hãng thông tấn Agence France
Presse (AFP), mỗi năm, Việt Nam mất khoảng 20% sản lượng lúa cũng vì
chuột đồng. Chuột đồng được coi là rất thông minh nên khó bắt, lại có
nhiều loại khác nhau nên cách bắt cần đa dạng thay đổi. Cũng theo AFP,
ước tính Việt Nam có khoảng 46 loài chuột đồng khác nhau. Sức ăn phá mùa
màng của chuột đồng rất mạnh. Chuột đồng lại sinh đẻ nhanh nên muốn bắt
chuộc cứu mùa màng thì phải làm việc ngày đêm không ngừng nghĩ mới có
hiệu quả như mong muốn (1).
Sản lượng gạo bình quân mỗi năm của Việt Nam xuất khẩu ra thế giới chỉ
khoảng sáu triệu tấn hoặc sáu triệu rưỡi tấn vì đã phải chịu thiệt hại
mùa màng do chuột gây ra đã có thể lên đến từ một triệu tấn đến một
triệu rưỡi (tính theo chỉ số 20% từ AFP). Theo hãng thông tấn ABC tường
thuật, đã có khoảng 270 ngàn con chuột bị bắt chỉ trên một diện tích
ruộng lúa rộng khoảng 84 ngàn mẫu. Chưa biết là còn bao nhiêu con chưa
bị bắt. Như vậy, chỉ dựa trên số chuột bị bắt thì trung bình mỗi mẫu
ruộng đã có trên ba con chuột đồng. (2)
Nếu nền nông nghiệp của Việt Nam có lắm chuột đồng với tỷ lệ trên ba con
chuột đồng mỗi mẫu ruộng thì nền chính trị và toàn bộ nền kinh tế của
Việt Nam cũng nhiều chuột cán không thua gì nền nông nghiệp.
Hiện Việt Nam có khoảng ba triệu chuột cán mang thẻ đảng viên đảng Cộng
Sản, bảy triệu Công An và gần hai triệu tám viên chức làm việc ở mọi
ngành trong chính phủ (3). Đó là chưa kể các chuột cán bên bộ Quốc
Phòng. Nếu lấy xã làm đơn vị hành chánh kinh tế chính trị thì tỷ lệ
chuột cán sẽ là 13 chuột cán cho một xã. Tỷ lệ này đương nhiên cao hẳn
so với ba chuột đồng cho một mẫu ruộng như nêu ở trên. Như vậy là ở
Việt Nam cứ hể ra đường là gặp chuột cán, đi đâu cũng gặp chuột cán cả!
Chuột đồng tại Việt Nam sanh sôi nảy nở tăng trưởng mạnh bao nhiêu thì
bầy chuột cán tại Việt Nam nảy nở mạnh không kém gì chuột đồng, với tỷ
lệ trên 14%. Chỉ tính công chức chuột cán từ cấp huyện trở lên cũng
đã tăng gần 50 chục ngàn chuột cán từ 346 ngàn chuột cán lên đến 396
ngàn chuột cán (4).
Nếu chuột đồng có 46 loại khác nhau thì chuột cán cũng đa dạng không
kém. Nhìn tổng quát chúng ta thấy có chuột cán bên khối doanh nghiệp,
chuột cán bên khối ngân hàng, chuột cán bên khối đảng ủy, chuột cán bên
bộ Cộng An, chuột cán bên bộ Quốc Phòng, chuột cán cấp huyện, cấp tỉnh,
chuột cán cấp trung ương, chuột cán bên các ngành, kể cả ngành ngoại
giao, vân vân, trên dưới cả trăm loài chuột cán khác nhau chứ chẳng
phải chơi.
Chuột đồng gây ra thiệt hại 20% mùa màng thì thành tích phá hoại kinh tế
môi trường Việt Nam của chuột cán dứt khoát là không thể nào thua kém
chuột đồng. Chuột đồng ăn lúa còn chuột cán thì ngoạm tiền. Chuột nào
sức ăn cũng mạnh cả! Các tập đoàn kinh tế quốc doanh do các chuột cán
điều hành đem về cho Việt Nam một khoảng nợ lên đến 100 tỷ đô là, tức
là khoảng 55% GDP, vượt xa thành tích phá hoại 20% mùa màng của chuột
đồng (5).
Vào năm 2012, ngoài sự đổ vỡ nợ nần kinh khiếp của Vinashine và
Vinalines, mọi người còn kinh hoảng khi thấy 20 tập đoàn hay Tổng công
ty (TCT) hàng đầu của Việt Nam đều bị các chuột cán làm cho mắc nợ ít
nhiều trên 35 % ở mỗi tập đoàn hay ở mỗi TCT. Trang mạng Anh Ba Dũng
cũng thừa nhận có khoảng 58 TCT quốc doanh khác có số nợ lên đến 129
ngàn tỷ (6).
Vụ các cán chuột ở trung ương đảng ngoạm tiền của Formosa, quyết định
nhắm mắt làm ngơ, cho Formosa hoạt động tại Việt Nam đến 70 năm không
đóng thuế, với quy trình kỹ nghệ thấp và bê bối, đem đến thiệt hại về
môi trường kinh tế cho Việt Nam chỉ tính sơ sơ cho năm 2016 không
thôi, sẽ là bốn ngàn tỷ đồng cho ngành du lịch và trên hai ngàn tỷ đồng
cho ngành thủy sản (7). Khơi khơi chỉ có mỗi năm 2016 mà thiệt hại lên
đến sáu ngàn tỷ đồng thì nhân rộng ra cho 70 năm hoạt động của Formosa
sẽ là bao nhiêu? Đó là chưa kể năm trăm triệu đô la bồi thường, không
biết rồi đây, các chuột cán quyết định bỏ túi riêng như thế nào đây?
Chỉ xây cơ sở hạ tầng cho một đô thị con con như đô thị Bắc Thăng Long -
Vân Trì (Hà Nội) mà các chuột cán làm thất thoát 14 tỷ đồng. Khi xây
xong đô thị thì các cán chuột ngoạm tiếp ngân quỹ là bao nhiêu đây?
Chuột cán Hoàng Thị Thu Hà, giám đốc chi nhánh miền Bắc của Tổng công ty
vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) gây thất thoát 19 tỷ đồng. Nếu cộng hết
mọi chi nhánh, con số thiệt hại do các cán chuột ngoạm là bao nhiêu?
Riêng chuột cán Nguyễn Bi, chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng giám
đốc và Nguyễn Thanh Huyền, Phó Tổng giám đốc, kế toán trưởng của Công ty
Vifon đã lập chứng từ khống chiếm đoạt hơn 20 tỷ đồng và không thu về
cho công ty 60 tỷ đồng (8). Tất cả các chuột cán đảm nhiệm chức giám đốc
nhiều công ty quốc doanh khác chắc không làm chuyện này?! Còn vụ đất
đai tham nhũng tại Đồ Sơn thì các chuột cán gây thiệt hại lên đến 23 tỷ
đồng (9). Đất vàng tại Việt Nam đâu chỉ có Đồ Sơn không thôi? Tổng kết
lại bao nhiêu vụ liên quan đến đất vàng như vụ Đồ Sơn thì tổn thất sẽ
lên đến bao nhiêu đây?!
Năm 2015, quỹ Bảo Hiểm Xã Hội bị các anh chuột cán đều hành làm cho thất
thoát cả ngàn tỷ nhưng vẫn chưa biết cán chuột nào chịu trách nhiệm
(10)?! Thế thì cả triệu tấn vàng của quốc gia cần kiệm mà có để trong
kho sau này loan tin biến mất do chuột cán ở trung ương hoặc chuột cán
ngành tài chánh biển thủ cũng đâu có gì là không thể.
Thành tích của chuột cán phá hoại nền kinh tế Việt Nam kể hoài không
hết. Chỉ mỗi chuột cán loại ngành ngân hàng như Huỳnh Thị Huyền Như của
Việt Tín Bank cũng đã cưỡng đoạt tài sản của 9 công ty, nâng tổng số
thiệt hại lên gần bốn ngàn tỷ đồng (11), hay như chuột cán Trịnh Xuân
Thanh bên ngành dầu khí gây thiệt hại ba ngàn tỷ đồng (12), thì các
chuột cán bự ngồi ở trung ương như Trọng Lú, Phúc Niển, Huynh Đù, vân
vân, ăn hại vào nền kinh tế của nước nhà là bao nhiêu thì làm sao mà kể
xiết!
Theo BBC thì vào năm 2014, trên hai ngàn chuột cán có biên chế ngồi ở
Văn phòng Trung ương đảng cũng đã ngoạm một ngân sách lên đến 100 triệu
Mỹ kim tức khoảng gần hai ngàn tỷ đồng (13). Trên trung ương đã thế thì
cả một hệ thống văn phòng đảng ủy nào là ở tỉnh, ở huyện rồi ở xã nhân
rộng ra cho cả nước, mỗi văn phòng cứ ngoạm vài chục hay vài trăm tỷ
đồng thì tổng cộng lại cũng khiến ngân sách của quốc dân bị bầy chuột
cán mang thẻ đảng làm cho hao mòn nghiêm trọng.
Giống như chuột đồng, các chuột cán vĩnh viễn không bao giờ biết ăn no
là gì, chỉ ăn hoài ăn mãi cho đến khi nào bị bắt bị giết mới thôi. Mặc
dù trong nền nông nghiệp Việt Nam hiện nay đang dần dần hình thành đội
ngũ chuyên đi bắt chuột đồng, làm thịt chuột đồng để bảo vệ mùa màng
nhưng lại chưa có đội ngũ đi bắt chuột cán và làm thịt chuột cán khi
cần thiết nên nền kinh tế quốc dân vẫn bị chuột cán tiếp tục phá hoại
ngày một thêm trầm trọng.
Do đó, chưa có bao giờ đất nước lại cần một lực lượng quốc dân Việt Nam
Cộng Hòa, một loại lực lượng chuyên bắt và giết chuột cán đến nơi đến
chốn như lúc này. Có diệt được chuột đồng, làm thịt chuột đồng thì mùa
màng mới còn, cũng giống y như vậy, có diệt được chuột cán thì nước
nhà mới giàu mạnh nổi! Chuột đồng lúc nào cũng sẵn sàng cắn đứt tay còn
chuột cán thì lúc nào cũng sẵn sàng cắn đứt cổ. Cho nên, người dân chúng
ta không nên khoan nhượng hay nhân đạo quá đáng với chuột cán nữa. Hãy
bắt giết chuột cán y chang như bắt giết chuột đồng vậy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét