Đặc trưng “sôi
nổi” nhất trước Hội nghị trung ương 5 không phải là truyền thông lề đảng rôm rả
bàn thảo về “tái cơ cấu kinh tế” hay “hội nhập quốc tế”, mà là vụ kỷ luật Đinh
La Thăng - báo hiệu một kỳ hội nghị trung ương sẽ rất “quyết liệt”, có lẽ không
mấy kém thua cảnh người cười kẻ khóc tại Hội nghị trung ương 6 vào tháng 10 năm
2012.
Nhưng Đinh
La Thăng chưa phải là tất cả. Càng gần đến Hội nghị trung ương 5, càng nhiều
đơn thư tố cáo - bị dư luận cho rằng có xuất xứ từ nội bộ đảng - được bắn tung
trên mạng xã hội. Thôi thì đủ cả, từ chính khách đến đại gia, kể cả sĩ quan
tình báo công an, có cả công văn mang dấu “TUYỆT MẬT”… Bầu không khí “thi đua
tố cáo” này lại giống hệt những gì đã xảy ra ngay trước Đại hội 12.
Có điều
khôi hài là một lần nữa, các trang mạng của “thế lực thù địch” được tận dụng
triệt để. Nếu trước Đại hội 12, trang Ba
Sàm là địa chỉ chính nhận được các luồng đơn thư tố cáo lẫn nhau, thì nay
do Ba Sàm đã ngừng hoạt động, các đơn
thư tố cáo được gửi cho trang Dân Luận,
kể cả những trang mà chính quyền đặc biệt thâm thù như Tin Tức Hàng Ngày, Dân Làm Báo…
Lý do đơn
giản là dù cho uống mật gấu, không một tờ báo nhà nước nào dám đăng loại thư tố
cáo như thế.
Trong khi
đó trên các diễn đàn báo đảng, một số chuyên gia, cán bộ lão thành, tướng lĩnh
công an và quân đội vẫn ngày đêm lo lắng khôn nguôi về nguy cơ “tự diễn biến, tự
chuyển hóa”. Nghe đâu Thành ủy và chính quyền TP.HCM còn nảy sinh sáng kiến bắt
“công chức phải viết cam kết sẽ không tự diễn biến, tự chuyển hóa” - một động
tác đang bị giới luật sư lên án là vi phạm chính Hiến pháp.
Nhưng bất
chấp những cố gắng huấn thị, quán triệt trong nhiều hội nghị cấp trung ương và địa phương từ sau Hội nghị trung ương
4, những kẻ kế thừa Đại tá công an - cựu tổng biên tập Petrotimes Nguyễn Như Phong
vẫn đầy triển vọng xuất hiện nhiều hơn, đầy đặn hơn.
Việc một
số tờ báo chuyển bản tin kỷ luật Đinh La Thăng từ trang nhất vào trang trong có
thể mô tả thái độ phản ứng ngấm ngầm đối với kế hoạch của Tổng bí thư Trọng.
Từ trước
Đại hội 12, đã có dư luận về việc một số nhân vật trong giới chóp bu “phân chia
lãnh địa báo chí”, người “nắm” báo này, người “nắm” báo kia…
Càng về
sau này, dư luận trên càng lớn. Thậm chí người ta đồn đoán đã có cả một kế
hoạch bí mật dùng truyền thông nhà nước để triệt hạ lẫn nhau. Những dấu hiệu
đang phát ra, những biểu hiện đang hình thành, chỉ còn chờ đến “giờ G”…
Một trong
những bằng chứng rõ nét nhất cho cuộc chiến truyền thông và do đó là cuộc đấu
đá khốc liệt trong nội bộ là hàng loạt trang luôn bị xem là “giả danh lãnh đạo”
- nguyenphutrong, trandaiquang, nguyentandung, tolam, nguyenxuanphuc,
nguyenthikimngan… - vẫn ung dung tồn tại từ mấy năm qua, bất chấp việc ngay cả
một số cán bộ lão thành và tướng lĩnh quân đội đã lên tiếng đòi Bộ Thông tin
Truyền thông và Bộ Công an phải xử lý những trang này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét