Hẳn Tổng bí thư phải nhận được sự tư vấn đủ sâu và đủ hiểm từ
một số nhân vật thân cận với ông. Kịch bản như thể được lập trình. Lộ trình thời
gian cũng chặt chẽ từng bước khiến Đinh La Thăng “không cục cựa vào đâu được”.
Những nhân vật tư vấn bí hiểm đó là ai?
Vụ kỷ luật cùng truất phế ông Đinh La Thăng khỏi chức ủy viên bộ chính trị và bí thư thành ủy TP.HCM đã lập một kỷ lục về thời gian trong lịch sử chính trị Việt Nam: vỏn vẹn 2 tuần lễ.
Người chủ xướng và đồng thời lập kỷ lục của vụ việc trên ,
không ai khác hơn là Tổng bí thư Trọng.
Ngày 11 tháng Năm năm 2017, hình ảnh “đồng chí Nguyễn Văn
Bình tặng bó hoa tươi thắm cho đồng chí Đinh La Thăng” tại Ban kinh tế trung
ương được truyền đi khắp các mặt báo nhà nước. Sự kiện “hội ngộ” này lại chỉ xảy
ra đúng một ngày sau khi Thành ủy TP.HCM tổ chức buổi trao quyết định cho
“Thăng đi, Nhân về”. Thậm chí Đinh La Thăng còn không có được ngày nào ở thêm
Sài Gòn để nhậu nhẹt chào từ biệt những người quen của mình.
Sự kiện trên cũng xảy ra chỉ sau đúng hai tuần lễ từ ngày
27/4/2017, khi Ủy ban Kiểm tra trung ương bật đèn xanh cho báo chí nhà nước
công bố toàn văn bản kết luận kiểm tra của cơ quan này về Tập đoàn Dầu khí quốc
gia cùng “đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư kỷ luật đồng chí Đinh La Thăng”.
Bây giờ, mọi việc đã an bài. Chưa biết số phận của Đinh La
Thăng sẽ kết cục ra sao, nhưng ngay trước mắt, chỉ biết rằng “nhóm đảng” đã
giành thắng lợi không quá nhỏ bé khi loại được ông Thăng khỏi những vị trí quyền
lực nhất. Cùng lúc, nhà báo Huy Đức hé lộ trên facebook của ông về việc đã có
“nước mắt rơi” trong buổi Bộ Chính trị tổ chức kiểm điểm Đinh La Thăng.
Một luồng dư luận về “vì sao Đinh La Thăng sớm giương cờ trắng
đầu hàng?” đã được giải đáp. Không chỉ “giương cờ trắng”, ông Thăng còn ‘xin lỗi
nhân dân TP.HCM, tổng bí thư” và công nhận quyết định xử lý kỷ luật ông là “hợp
tình, hợp lý”.
Bây giờ, mọi việc đã an bài. Nhưng khi mọi việc đã tạm lắng
(chỉ là tạm lắng), nhiều người đang suy ngẫm lại cái cách thế nào mà đã khiến Tổng
bí thư Trọng giành được thắng lợi “thần tốc mùa xuân” như thế…
Có một nét gì đó tương đồng với khoảng thời gian ngay trước
Đại hội 12 và trong đại hội này vào đầu năm 2016. Khi đó, có vẻ như Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng đã bị bất ngờ trước một hệ thống quy định và nguyên tắc bất di
bất dịch của đảng, tiêu biểu là Quyết định 244, mà ông Dũng đã không thể tự ứng
cử hoặc nhận đề cử chức vụ tổng bí thư nếu không được “tập thể Bộ Chính trị” giới
thiệu.
Đinh La Thăng cũng có vẻ bị bất ngờ, để ngay sau đó “ngã ngựa”.
Những dư luận quan tâm đến chính trường và hậu trường chính
trị Việt Nam vẫn còn ngạc nhiên về việc làm sao nhóm của Tổng bí thư Trọng lại
có một chiến thắng mang tính “đảo chiều” và ngoạn mục đến thế tại Đại hội 12,
và làm thế nào ông Trọng lại có được một cú “knock out” dành cho Đinh La Thăng.
Hẳn Tổng bí thư phải nhận được sự tư vấn đủ sâu và đủ hiểm từ một số nhân vật
thân cận với ông. Kịch bản như thể được lập trình. Lộ trình thời gian cũng chặt
chẽ từng bước khiến Đinh La Thăng “không cục cựa vào đâu được”. Những nhân vật
tư vấn bí hiểm đó là ai?
Và thêm một chi tiết đáng chú ý. Trong một bài viết mới đây,
nhà báo Huy Đức nói bóng gió về việc tài liệu về Tập đoàn dầu khí Việt Nam của Ủy
ban Kiểm tra trung ương chỉ là “mẩu con con”, trong khi tài liệu của cơ quan chức
năng” về vụ này còn gấp nhiều lần. Vậy “cơ quan chức năng” là cơ quan nào? Bộ
Công an chăng?
Hay một cơ quan quyền lực ẩn giấu chưa ra mặt?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét