Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2017

‘Vị thế Việt Nam rất được tôn trọng và đề cao’?

Lê Dung

   Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh 


Mấy chục năm làm ngoại giao, đi nhiều, gặp nhiều và nhìn lại, tôi thấy vị thế của Việt Nam rất được trân trọng” và “Sức sống, sức vươn lên của dân tộc là không thể phủ nhận”- Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh nói với báo Lao Động trong một cuộc trả lời phỏng vấn trước tết nguyên đán 2017, được báo Lao Động rút tít thành một niềm tự hào “Vị thế Việt Nam rất được tôn trọng và đề cao”.
Nhưng ngay trước tết nguyên đán 2017, một lần nữa vài tờ báo quốc tế bùng lên thông tin về thực tế chỉ có 8% du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản là thực chất học, số còn lại chỉ đến Nhật như một con đường để lao động chui hoặc làm ăn buôn bán, kể cả buôn lậu.
Thậm chí một số du học sinh Việt ở Nhật cho rằng tỷ lệ 8% trên vẫn còn là cao, bởi con số thực sang Nhật du học còn thấp hơn nhiều.
Cũng trong những năm gần đây, số biển báo tại các nhà hàng Nhật cấm người Việt gây mất trật tự, xả rác, cảnh báo người Việt ăn cắp đồ đột ngột tăng vọt. Quá nhiều dư luận đang ồn ã về sự ô nhục quốc thể gây ra bởi chính nhiều người Việt ở đất nước Phù Tang. Nổi hổ thẹn và hạ cấp chưa bao giờ lớn như lúc này dối với dân tộc “ngàn năm văn hiến” của chúng ta.
Vậy thì “Vị thế Việt Nam rất được tôn trọng và đề cao” dựa trên cơ sở nào?
Hay chỉ là một tuyên truyền dối trá trong suốt bao nhiêu năm qua?
Nếu “rất được tôn trọng và đề cao”, tại sao người Việt lại rơi vào tình cảnh bị kỳ thị và bị xua đuổi không chỉ ở Nhật mà ở cả Hàn Quốc, Malaysia và nhiều nước phương Tây?
Nếu “rất được tôn trọng và đề cao”, tại sao sau 4 năm kể từ thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tha thiết đề nghị Mỹ công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam, cho tới giờ cả Mỹ và Liên minh châu Âu đều chưa xem xét và chưa biết bao giờ mới xem xét đề nghị này?
Nếu “rất được tôn trọng và đề cao”, tại sao từ tháng 7/2017, Chính phủ Việt Nam sẽ phải vay vốn ODA với lãi suất tăng gấp gần 3 lần và thời gian ân hạn giảm một nửa so với những đềuu kiện ưu đãi trước đây?
Nếu “rất được tôn trọng và đề cao”, tại sao chính Bộ Ngoại giao Mỹ và Nghị viện châu Âu phải thường xuyên nêu ra các báo cáo, nghị quuyết lên án chính quyền Việt Nam về tình trạng đàn áp nhân quyền đặc biệt nghiêm trọng? Tại sao nước Mỹ vừa phải ban hành luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu nhằm chế tài những quan chức vi phạm nhân quyền, trong đó có quan chức Việt Nam?
Và nếu “rất được tôn trọng và đề cao”, tại sao ngay một số tòa đại sứ Việt Nam ở Hà Lan, Pháp, Séc… đã bị cộng đồng người Việt ở những nơi đó phản ứng rất mạnh mẽ đối với chế độ thu phí visa cùng nhiều hành vi đậm dấu đòi hỏi của các nhân viên ngoại giao Việt Nam?...

Năm 2017. Vẫn chưa có gì thay đổi trong não trạng giới ngoại giao Việt Nam, mà đằng sau đó là đảng cầm quyền bằng lối tuyên giáo một chiều và như luôn đề cao lòng dối trá. 


Lê Dung

http://www.ijavn.org/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét