BBC
Một trong những cách đầu tiên một vị tân Tổng thống có thể
thực thi quyền lực chính trị của mình là qua các sắc lệnh đơn phương. Trong khi những nỗ lực pháp lý phải mất thời gian thì chỉ cần
một chữ ký trên giấy từ Tòa Bạch Ốc thường có thể đem lại những thay đổi về
chính sách và hoạt động của chính phủ.
Tổng thống Donald Trump đã chẳng để phí thời gian và tận dụng
đặc quyền này.
Người tiền nhiệm của ông đã dựa vào các sắc lệnh kiểu này để
lách qua Quốc hội trong những ngày cuối nhiệm kỳ, và nay ông Trump có khá nhiều
lĩnh vực để có thể ra tay.
Bên cạnh một số quyết định mới như lệnh cấm vận đối với
Iran. Hãy xem cho tới nay ông Mr Trump đã làm những gì:
Lệnh cấm đi lại
Có lẽ đây là quyết định gây tranh cãi nhất cho tới nay và được
đưa ra để bảo vệ đất nước trước những kẻ khủng bố, ông Trump nói.
Nó bao gồm:
- ngưng các chương
trình di trú trong120 ngày, và giới hạn con số vào cho năm 2017
- cấm lâu dài người
tị nạn từ Syria
- cấm tất cả những
người đến từ bảy nước chủ yếu là người Hồi giáo với một số ngoại lệ
- giới hạn con số
50.000 người tị nạn
Ảnh hưởng của sắc lệnh này lan rộng không chỉ thấy ở các sân
bay tại Hoa Kỳ mà trên cả thế giới khi nhiều người bị ngăn không được lên máy
bay tới Hoa Kỳ hoặc bị chặn khi hạ cánh và không được phép vào Mỹ. Bộ Ngoại
giao Hoa Kỳ nói có 60.000 visa đã bị hủy bỏ kể từ đó tới nay.
Tuy nhiên hôm 3/2 một thẩm phán ở Seattle ra lệnh tạm thời
chặn lệnh cấm những người từ bảy quốc gia có đa số dân là người Hồi giáo được
vào Mỹ mà Tổng thống Trump đưa ra.
Thẩm phán liên bang James Robart ra phán quyết chống lại các
lập luận của nhóm luật sư của chính phủ theo đó nói các bang của Hoa Kỳ không
có căn cứ để thách thức sắc lệnh của ông Trump.
Quyết định của thẩm phán Seattle có hiệu lực ngay lập tức
trên toàn quốc.
Nhân viên cửa khẩu nói với các hãng hàng không Mỹ rằng họ có
thể tái tục việc cho phép hành khách đã bị cấm lên máy bay trong khi chờ xét xử
của tòa.
Tuy nhiên chính quyền của Tổng thống Trump có thể lại thực
hiện lệnh cấm này nếu họ thắng trong việc khiếu nại chống lại phán quyết
Seattle này.
Ảnh hưởng: Có hiệu lực tức thì. Nhưng sẽ còn giằng co. Các
thẩm phán liên bang ngay sau khi có sắc lệnh của ông Trump đã ngưng việc trục
xuất và đang đệ đơn kiện về tính hợp hiến của lệnh cấm này.
An ninh biên giới
Ngay từ ngày đầu chiến dịch vận động tranh cử Tổng thống ông
Trump đã đặt việc bảo đảm an ninh biên giới với Mehico là ưu tiên hàng đầu.
Nay ông ký hai sắc lênh để thực hiện lời hứa khi vận động
tranh cử này.
Một sắc lệnh nói rằng Hoa Kỳ sẽ xây "một bức tường vật
chất hay một hàng rào an ninh thực thể không thể vượt qua".
Sắc lệnh thứ hai là hứa hẹn sẽ thuê thêm 10.000 nhân viên di
trí và sẽ cắt tiền trợ cấp của liên bang cho những thành phố nào từ chối trục
xuất những người di trú không có giấy tờ.
Còn phải chờ xem ông Trump sẽ trang trải cho việc xây bức tường
này như thế nào mặc dù ông vẫn lặp đi lặp lại rằng nó sẽ được chihs phủ Mexico
trả bất chấp giới lãnh đạo Mexico nói sẽ không trả.
Rút khỏi TPP
Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) từng được xem
là viên ngọc trong chính sách thương mại quốc tế của Tổng thống Barack Obama, vốn
là điểm nhấn được ông Trump sử dụng khi tranh cử.
Thỏa thuận này chưa bao giờ được Quốc hội Mỹ thông qua vì thế
nó còn chưa có hiệu lực tại Hoa Kỳ.
Do vậy việc chính thức "rút khỏi" Hiệp định TPP có
elx chỉ là một quyết định về phía Hoa Kỳ chấm dứt những thương thuyết quốc tế
đang diễn ra và để cho thỏa thuận này chết yểu.
Ảnh hưởng: Có hiệu lực ngay lập tức.
Các luật định kinh doanh
Bớt hai, thêm một
Một nỗ lực giảm gánh nặng cho các doanh nghiệp nhỏ.
Được miêu tả là cách tiếp cận kiểu "bớt hai, thêm
vào", sắc lệnh này yêu cầu các bộ ngành của chính phủ muốn thêm một quy định
mới thì phải chỉ ra hai quy định khác mà họ sẽ bỏ bớt.
Một số lãnh vực trong số các quy định sẽ được ngoại trừ
không thuộc phạm vi "bớt hai, thêm một"- như những quy định liên quan
tới quân sự và an ninh quốc gia.
Quy định tài chính Dodd-Frank
Tổng thống Trump đã thực hiện bước đầu tiên trong việc tìm
cách giảm bớt những quy định trong dịch vụ tài chính của Hoa Kỳ.
Ông ký một sắc lệnh sẽ xem xét lại Các quy định tài chính
Dodd-Frank 2010, mà nhiều người tại Wall Street nói là đặt ra quá nhiều giới hạn.
Luật này được áp dụng sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008-09
với mục đích nhằm tránh xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính mới.
Đầu tư hưu trí
Ông Trump cũng ký một Ghi nhớ chung của Tổng thống chỉ thị
cho Bộ Lao động trì hoãn việc thực thi một quyết định thời Tổng thống Obama yêu
cầu giới chuyên môn trong ngành tài chính phải đặt lợi ích của khách hàng lên
trên hết khi tư vấn cho họ về đầu tư hưu trí.
Quyết định này đáng lẽ sẽ bắt đầu có hiệu lực từ tháng Tư,
nhưng sẽ bị đình hoãn 180 ngày trong khi chờ xem xét.
Một số sắc lệnh khác
- Hai sắc lệnh tiến
hành xây dựng hai đường dẫn dầu gây tranh cãi ngay trong ngày làm việc thứ hai
trên cương vị Tổng thống: đường ống dẫn dầu Keystone XL (1,897km chạy từ Canada
sang Mỹ) và Dakota Access.
Ông Trump nói các điều khoản của hai thỏa thuận sẽ được tái
thương thuyết, và sử dụng thép của Hoa Kỳ như một điều kiện bắt buộc.
- Chỉ thị cho các cơ
quan liên bang về hệ thống y tế quốc gia - Obamacare.
Chỉ thị này nói rằng các cơ quan phải "bỏ, ngưng, cho
phép ngoại lệ hoặc đình hoãn" bất cứ điều khoản nào trong Luật Chăm sóc Sức
khỏe Hợp túi tiền nếu trở thành gánh nặng taiif chính cho các tiểu bang, và những
cơ quan hay cá nhân cung cấp các dịch vụ y tế.
- Tái phục hồi lệnh
cấm tư vấn phá thai quốc tế: Chính sách này được áp dụng từ năm 1984 dưới thời
Tổng thống Ronald Reagan, cấm các tổ chức phi chính phủ nước ngoài nhận tiền từ
Mỹ không được "cung cấp tư vấn về phá thai hay quảng bá cho việc tiếp cận
dịch vụ phá thai tại nước họ".
- Tạm dừng tuyển dụng
nhân viên chính phủ liên bang: Đây là Chỉ thị được ông Trump đưa ra ngay trong
ngày đầu tiên và ông nói với báo giới rằng lệnh ký này không cảnh hưởng tới chi
tiêu quân sự.
- Tòa Bạch Ốc cũng nói tới việc xem xét lại
các chính sách của Hoa Kỳ đối với Cuba.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét