BBC
Lịch sử chính trị thế giới đã ghi nhận một số vụ thanh trừng
khủng khiếp, gồm cả chuyện tẩy ảnh, xóa tước và danh vị của người đã chết
hoặc bị hạ bệ.
Trong hình nguyên gốc, Lenin có Trotsky đứng
cùng
Liên Xô và đợt thanh trừng của Stalin
Năm 1934, Sergei Kirov, bí thư Đảng Cộng sản của Leningrad
bị giết, có thể bằng lệnh của Stalin. Nhưng vụ án Kirov đã được Stalin dùng
làm cái cớ để thanh trừng toàn bộ hệ thống.
Có 93 trên tổng số 139 Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản
Liên Xô bị xử bắn.
Hồng quân Liên Xô có 103 vị tướng thì 81 bị xử tử.
Theo trang BBC History, chừng một phần ba trong số 3 triệu
đảng viên ở Liên Xô bị giết trong giai đoạn 1934-1938.
Bộ máy tuyên truyền Liên Xô cũng tẩy xóa ảnh, xóa tên, chức
danh của những người bị chết hoặc bị giam cầm trong các trại lao cải gulag.
Sách giáo khoa lịch sử bị sửa nhằm "xóa trí nhớ về những
người bị cho là phạm tội".
Nhiều nhân vật nổi tiếng nhất và nắm chức vụ cao nhất, gồm
Leon Trotsky đã bỏ trốn ra nước ngoài.
Trước khi ông Trotsky, người từng là nhân vật số hai trong
Cách mạng Nga bị ám sát chết năm 1940 ở Mexico, mọi hình ảnh của ông bị xóa khỏi
sách báo, triển lãm, phim tài liệu ở Liên Xô.
Bức hình trong bài là một ví dụ Trotsky bị xóa khỏi ảnh
cùng Lenin.
Xóa sổ 'Bè lũ Bốn tên'
'Tứ nhân bang' (Gang of Four) tại Trung Quốc gồm vợ của Mao
Trạch Đông, bà Giang Thanh và các ông Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều và Diêu
Văn Nguyên, bị cho là lũng đoạn chính trị Trung Quốc giai đoạn Cách mạng Văn
hóa (1966-76).
Nổi lên từ phong trào văn hóa văn nghệ và đề cao vụ đánh
Ngô Hàm, tác giả của vở kịch Hải Thuỵ từ quan (1965), bốn người đã trở thành trụ
cột cho chủ nghĩa vô sản cực đoan Trung Quốc thời Mao.
Sau khi ông Mao qua đời năm 1976, Tứ nhân bang mất dần quyền
lực và bị xử trong hai năm 1980-81.
Nhưng sang thời kỳ Hoa Quốc Phòng cầm quyền, Trung Quốc cũng
áp dụng chính sách như đã làm trong văn học nghệ thuật thời Tứ nhân bang là tẩy
xóa hình ảnh của các cựu thù.
Những bức hình bà Giang Thanh đứng cạnh ông Mao ở những lễ lạt
cấp nhà nước bị tẩy.
Điều lạ nữa là số phận của bà Giang Thanh (1914-1991) khiến
một nghệ sỹ khác chỉ vì cùng tên mà bị bộ máy kiểm duyệt ngăn cản xuất
hiện tại Trung Quốc.
Wan Jianhua viết trong bài 'The Other Madame Mao' (Một phu
nhân Mao khác - nerwchinamag.com 06/2013) rằng bà Giang Thanh, một nghệ sỹ gốc
Thượng Hải, chỉ có thể ra sách tại Hoa lục năm 2013, khi đã 67 tuổi.
Năm 17 tuổi, bà sang Hong Kong và sống từ đó ở Đài Loan
nhưng vì cũng có tên là Giang Thanh nên mọi tác phẩm phim ảnh cũng bị cấm tại
Hoa lục.
Giới văn hóa tiếng Hoa gọi là là 'Giang Thanh từ Đài Loan' để
phân biệt với Giang Thanh vợ Mao.
Vatican và Giáo hoàng Formosus
Sinh năm 816 và mất năm 896, Giáo hoàng Formosus nổi tiếng
vì lời mời vua Arnulf của tộc Frank đem quân vào nước Ý nhằm đuổi hai hoàng đế
La Mã là Guy và con trai Lambert khỏi Rome.
Ngài đã phong Arnulf làm Hoàng đế La Mã năm 896 nhưng không
lâu sao đó vị này trở về vùng nay thuộc Đức.
Bản thân Giáo hoàng Formosus chết sau đó và bị người kế
nhiệm Giáo hoàng Stephen VI trả thù tàn khốc, theo Bách khoa toàn thư Anh,
Britannica.
Xác của Formosus bị khai quật, đặt lên ngai vàng giả để
'chứng kiến' một phiên tòa.
Sau đó, Giáo hoàng Stephen VI tuyên bố Formosus chưa từng là
người đứng đầu Tòa Thánh, xóa ngôi vị của ông và cho vứt xác người đã quá cố xuống
sông Tiber.
Các vụ việc đã gây phẫn nộ tạio Rome, dẫn tới chỗ Stephen
VI bị lật đổ và cầm tù rồi bị giết.
Giáo hoàng Theodore II phục hồi mọi chức vụ cho Formosus và
các tác phẩm, thư từ của ông được lưu trong Patrologia Latina.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét