Như là một lời tuyên bố về nguyên tắc chính trị, sắc lệnh mới
nhất của Tổng Thống Mỹ Donald Trump thì quá rõ ràng. Sắc lệnh cấm công dân các
nước Iran, Iraq, Somalia, Sudan, Syria, Libya, và Yemen nhập cảnh nước Mỹ trong
ba tháng tới. Thêm vào đó, người dân Syria thì bị cấm vô thời hạn. Chương trình
định cư những người tỵ nạn của nước Mỹ bị đóng cửa trong bốn tháng.
Và khi mở cửa lại, ưu tiên sẽ được dành cho những người thuộc các tôn giáo thiểu số tại quốc gia mình sinh trưởng. Với việc đa số những người dân tỵ nạn đều đến từ những nước đa số là Hồi Giáo, điều này có nghĩa là chỉ những người Thiên Chúa Giáo mới có hy vọng được nước Mỹ của ông Trump nhận vào với tư cách tỵ nạn.
Và khi mở cửa lại, ưu tiên sẽ được dành cho những người thuộc các tôn giáo thiểu số tại quốc gia mình sinh trưởng. Với việc đa số những người dân tỵ nạn đều đến từ những nước đa số là Hồi Giáo, điều này có nghĩa là chỉ những người Thiên Chúa Giáo mới có hy vọng được nước Mỹ của ông Trump nhận vào với tư cách tỵ nạn.
Sắc lệnh này được đưa ra dưới chiêu bài là những biện pháp tạm
thời để “giảm bớt gánh nặng điều tra” trong giai đoạn rà soát lại các thủ tục
di dân nhập cảnh. Thế nhưng, bản chất của thông điệp đưa ra thì không ai có thể
nhầm được, những người tỵ nạn từ những nước Hồi Giáo, bị đẩy ra khỏi nước mình
vì chiến tranh và chuyên chế áp bức đã bị chỉ mặt để trừng trị. Họ đừng trông
mong vào nước Mỹ và phải tìm những nơi khác. Và đến khi cánh cửa nước Mỹ được mở
lại, chỗ đứng của họ trong dòng người sắp hàng chờ đợi sẽ được xác định qua tôn
giáo của họ.
Những ai mà còn biện minh rằng sắc lệnh này phù hợp với những
truyền thống và giá trị tốt đẹp nhất của nước Mỹ hay của một chế độ dân chủ tự
do nói chung thì một là ngoan cố hai là không hiểu truyền thống của nước Mỹ.
Tuy rằng không phải bao giờ cũng thực hiện đúng lý tưởng và các giá trị của mình,
nhưng từ lâu nước Mỹ vẫn là tiếng nói mạnh nhất cho tự do lương tâm và nhân phẩm
con người. Tấm bia dựng dưới chân tượng nữ thần tự do trên đảo Ellis ngoài khơi
New York, nơi mà trong nhiều thế hệ đón những di dân thế giới đến nước Mỹ, có
hàng chữ:
“Hãy gởi đến tôi những khối người mệt mỏi, nghèo đói, co ro
của các bạn thèm muốn được thở một không khí tự do. Những kẻ bị từ bỏ tại bên bờ
các bạn. Hãy gởi họ, những kẻ không nhà, bị gió bão nhồi dập đến với tôi. Tôi đốt
ngọn đuốc bên cạnh cánh cửa vàng!”
(“Give me your tired, your poor,
Your huddled masses yearning to breathe free,
The wretched refuse of your teeming shore.
Send these, the homeless, tempest-tossed, to me:
I lift my lamp beside the golden door”)
Tấm bia không hề nói rằng những người nghèo đói vùi dập này
phải là những người da trắng và Thiên Chúa Giáo.
Tôi có duyên may được đi du học tại Mỹ vào những năm 1960.
Vào những năm này, nước Mỹ còn theo chính sách “nước Mỹ trắng” với đại đa số định
mức di dân dành cho các nước da trắng tại Bắc Âu như Anh, Ðức hoặc Thụy Ðiển.
Phần còn lại dành cho các nước Châu Âu khác. Ðối với những người da vàng như
người Việt mình thì định mức cho nhập cảnh di dân vào nước Mỹ chỉ có khoảng
trên 100 người một năm. Và chúng ta cũng đừng trông cậy vào việc có thể đoàn tụ
gia đình. May mắn là tình hình đã thay đổi vào năm 1965 khi Tổng Thống Lyndon
Johnson hủy bỏ chính sách nước Mỹ trắng cùng với việc đưa ra những đạo luật để
chấm dứt tình trạng kỳ thị chủng tộc tại Mỹ. Như Tổng Thống Johnson nói khi ông
đưa ra chương trình về “Xã Hội Vĩ Ðại” (Great Society), ông muốn hoàn thiện lý
tưởng mà những tổ phụ thành lập nước Mỹ đề ra, một xã hội mà không những chỉ
đáp ứng cho người ta những nhu cầu vật chất mà còn thỏa mãn cả các nhu cầu về
lý tưởng cũng như một cộng đồng hài hòa.
Nhưng bên ngoài các vấn đề về đạo đức, cấu trúc của sắc lệnh
này và những hàm ý của nó còn làm cho người ta có nhiều trăn trở. Nó hoàn toàn
không dính líu gì đến mục tiêu mà người ta dùng để biện minh cho nó. Không một
tên khủng bố nào trong các vụ 9/11, Orlando, Boston, hay San Bernardino đến từ
những quốc gia mà ông Trump lựa chọn để cấm nhập cảnh. Nếu ông Trump thật sự
quan ngại về những quốc gia mà dân của họ có dính líu đến các cuộc tấn công khủng
bố thì việc vắng mặt các quốc gia như Saudi Arabia, United Arab Emirates, và
Pakistan thì khó có thể giải thích được. Sự kiện rằng ông tổng thống có những
quan hệ thương mại tại những nước trên trong lúc không có quan hệ nào tại những
nước bị cấm không giúp gì cho việc cấm này có thêm tính chính đáng.
Sắc lệnh được đưa ra mà không được báo trước qua một bài diễn
văn cụ thể hoặc được giải thích cặn kẽ để biện minh. Người cầm đầu các bộ Ngoại
Giao, Quốc Phòng và Nội An cũng như là giám đốc cơ quan Trung Ương Tình Báo hầu
như không được tham khảo. Có vẻ như là họ không có dính líu gì với việc soạn thảo
ra sắc lệnh này.
Nhân viên biên phòng Texas bị kết tội trợ giúp băng đảng ma
túy
Việc đấu tranh chống lại cực đoan bằng cách này có những hậu
quả nguy hiểm. Người Iraq nay bị gán vào tội kẻ thù của nước Mỹ sẽ thấy Iran là
đồng minh tự nhiên của mình. Những người Thiên Chúa Giáo Syria nay sẽ trở thành
nhưng nạn nhân của các nhóm chống Mỹ trong nước. ISIS đã được trao cho một chiến
thắng tuyên truyền lớn trong lúc những “ông Trump nhỏ” tại các nước chuyên chế
như Việt Nam sẽ cảm thấy đồng tình với một nước Mỹ mới mà một tình cảm cân bằng
tối thiểu cũng đã bị dẹp bỏ.
Thế giới đương nhiên sẽ phải phản ứng với ông Trump, nhưng
quan trọng hơn là chính dân Mỹ có để yên cho ông Trump chà đạp lên các giá trị
tốt đẹp của nước Mỹ hay không. Và có lẽ quan trọng nhất thế giới chờ đợi xem Quốc
Hội mà đảng Cộng Hòa chi phối nay có sẵn sàng đặt lý tưởng quốc gia lên trên
quyền lợi đảng phái hay không.
Nguồn: http://www.nguoi-viet.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét