Thứ Hai, 6 tháng 2, 2017

Chính sách ngoại giao của Trump là cẩu thả hay cực đoan? Cả hai



FB Nguyễn Quang Lập

Tác giả: Jonathan Stevenson - The New York Times
Mai Sơn dịch 


Chỉ mới hai tuần nhậm chức tổng thống, Trump đã khởi động một loạt chính sách ngoại giao gây ồn ào: làm nhục thủ tướng Úc, đe dọa chiến tranh thương mại với Mexico và áp đặt lệnh cấm di trú rất hậu đậu khiến cả thế giới lên án.

Những sơ suất của các chính quyền mới là điều có thể lường trước được. Nhưng lần này số lượng và bản chất của chúng khiến các nhà phân tích thắc mắc liệu chúng có phản ánh sự thiếu mạch lạc và cẩu thả của chính quyền này, hay đó là những bước đi đầu tiên, cực đoan và nguy hiểm trong chính sách ngoại giao. Câu trả lời là có thể cả hai, nếu Hội đồng An ninh Quốc gia của Trump có đóng góp gì vào chuyện đó.

Về mặt nhân sự, cho đến cuối tuần qua, dấu hiệu gây lo lắng nhất là việc Trump bổ nhiệm Michael T. Flynn, một tướng Quân đội ba sao về hưu, làm cố vấn an ninh quốc gia. Để có được một sự nghiệp lớn về chính sách ngoại giao, Flynn gặp phải hai “trở ngại” lớn. Một, ông được xem là một nhà chỉ đạo kém năng lực và độc đoán; năm 2014 ông bị bãi chức Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng vì ông bị ám ảnh rằng Iran có dính líu đến các cuộc tấn công vào tòa đại sứ Mỹ ở Libya – một đánh giá không xứng tầm. Thứ hai, ông rất khinh suất khi bày tỏ quan điểm cực đoan về các chính sách. Ông cho rằng Mỹ phải lao vao cuộc chiến nhiều mặt trận chống khủng bố, hậu thuẫn cho các đồng mình chống Hồi Giáo cứng đầu như Ai Cập, đánh giá thấp các quan hệ với các đối tác chống khủng bố như Saudi Arabia

Có lúc có vẻ như Flynn đã thực sự vào cuộc. Chính sách ngoại giao trước khi nhậm chức của Trump chuyển động – đặc biệt là sự phản bác rõ ràng chính sách “Một Trung Quốc” và sự ve vãn Nga nhằm lôi kéo Nga trở thành một đối tác chống khủng bố cho thấy cách tiếp cận các vấn đề chiến lược của người cố vấn an ninh quốc gia này rất thiếu cẩn trọng.

Suốt tuần qua, tình hình bắt đầu xấu đi. Nhiều tin đồn rộ lên, rằng Trump, như Obama trước đây, đã mệt mỏi với tính hống hách độc đoán của Flynn. Có lẽ để ngăn chặn ông tướng này, Trump đã cất nhắc Stephen Bannon, cố vấn chính trị thân cận nhất của ông, vào vị trí cao nhất trong cỗ máy ra chính sách của Hội đồng An Ninh Quốc gia. Flynn dù sao cũng đã có một sự nghiệp lâu dài trong quân đội và ngoại giao, trong khi Bannon là một người có đầu óc cực hữu, và chỉ là một sĩ quan Hải quân cho đến cuối năm 1983.

Sẽ tệ hại hơn nếu Trump đem đến một quân sư chính trị chỉ để kiểm soát một cố vấn chính sách ương ngạnh (ý nói Flynn). Nhưng đồng thời, ông lại coi thường vị trí truyền thống: chủ tịch Hội đồng Liên quân – cố vấn quân sự chính yếu cho tổng thống. Ông chỉ thỉnh thoảng mời vị này họp.

Nói cách khác, Bannon hiện nay trong thực tế có thể là đồng cố vấn an ninh quốc gia, điều đó khẳng định rằng Trump có kế hoạch gắn chặt tiến trình ra quyết định về ANQG (an ninh quoc gia) với ý hệ chính trị hơn là cảm quan chiến lược và tính khả thi trong hoạt động.

Các học giả nổi tiếng cho rằng chính sách ngoại giao của Mỹ dựa trên dữ liệu đầu vào (input) quân sự và sự kiểm soát dân sự, đồng thời giữ cho các tác động chính trị ở mức tối thiểu. Theo Huntington, các nhà lãnh đạo dân sự phải có tầm nhìn chiến lược nhưng phải làm theo giới quân sự trong khi hành động. Một nghiên cứu về Việt Nam của Tướng McMaster chỉ cho thấy những hậu quả khi cán cân này bị lệch (quân sự bị xem thường).

Hoi đồng ANQG không chỉ tư vấn cho tổng thống; bằng cách điều phối với Bộ ngoại giao, Lầu Năm Góc và các cơ quan khác, nó còn có nhiệm vụ duy trì sự cân bằng này. Để làm việc đó đòi hỏi phải có một nhãn quan cởi mở trí thức và sự bao dung các quan điểm khác biệt. Nhiệm vụ của cố vấn ANQG là thiết đặt và điều phối lịch trình chính sách ngoại giao để xin ý kiến tổng thống, thu nhận dữ liệu của các cơ quan trọng yếu, và giao cho các cơ quan đó thực hiện chính sách. Rất ít khả năng hoặc Bannon hoặc Flynn sẽ tập trung vào loại công việc khó khăn như thế.

Cả hai đều nhìn thế giới qua lăng kính Ghét sợ Hồi giáo, không chấp nhận bất đồng và do đó thu nhận những kẻ bợ đỡ tay sai vào bộ máy của mình. Khuynh hướng của họ sẽ là lập chính sách theo các học thuyết lỗi thời và biến HDANQG thành một buồng ngủ âm vang ý thức hệ, phát đi những sắc lệnh cho các cơ quan thực hiện – chủ yếu là Bộ Ngoại giao và các cơ quan thực thi luật pháp. Bằng chứng là sắc lệnh cấm nhập cư vừa rồi đã không qua sự tham vấn của Bộ Ngoại Giao, Bộ Quốc phòng và Bộ An Ninh Nội địa.

Những sai lầm lớn khác đang thấp thoáng ở chân trời: Trump yêu cầu Saudi và Emirati chung tay thiết lập “vùng an toàn” ở Syria mà từ lâu Lầu Năm Góc và Hội đồng Liên quân đã phản đối. Liệu Bannon và Flynn có tham khảo ý kiến của các Tướng Liên quân về kế hoạch này nếu biết họ sẽ tranh luận chống lại mình?

Có chút hy vọng là Bộ trưởn QP Jim Mattis sẽ hành động như một đối trọng. Ông đã phê phán nhiều ý tưởng của Trump và bộ sậu của Trump, thuyết phục Trump không phục hồi biện pháp tra tấn tù nhân, tỏ rõ lập trường cứng rắn với Nga về Ukraine, ủng hộ giải pháp hai-nhà nước về vấn đề Israel-Palestine và cách tiếp cận Iran có cân nhắc.

Vậy là trong khi Bannon và có lẽ Flynn được Trump lắng nghe, thì Mattis có những khả năng riêng để bù đắp thiếu hụt. Là vị tướng 4 sao, với gia sản quân sự của ông được so sánh với Tướng Dunford, ông có sự hậu thuẫn mạnh trong chính quyền.

Trong các cuộc họp, cố vấn ANQG phải sắp đặt thứ tự đồng thuận về các vấn đề hành động của hội đồng. Bannon và Flynn có thể phun ý thức hệ ra, tung tóe những sự kiện và tin vịt của Flynn; trong khi đó Mattis có thể lên tiếng đầy thẩm quyền về các khả năng, những đánh giá về các mối đe dọa, những thỏa hiệp khu vực và toàn cầu và các hệ quả của chúng.

Chắc còn lâu Quốc hội và các chính trị gia khác mới dứt khoát đứng về phía Mattis chống lại Bannon bệnh hoạn hay Flynn lập dị. Hai người ngày càng bị Lầu Năm Góc, Bộ Ngoai Giao và cộng đồng tình báo phản kháng và bỏ mặc.

Câu hỏi là, như thế đã đủ chưa. Thông thường, một cố vấn ANQG không được ưa thích, không đáng tin cậy sẽ sớm bị đuổi cổ. Nhưng Trump có thể ương bướng đặt cược vào một hoặc cả hai kẻ trung tín này. Có được cả hai làm việc trong HDANQG, tôi đoán chắc Trump cuối cùng sẽ rũ bỏ trách nhiệm chừng nào ông còn giữ được thể diện. Cho đến lúc đó, tình hình sẽ còn rất u ám. Rất ít hy vọng về một chính sách ngoại giao mạnh có thể dựa trên sự đối lập rộng rãi của cộng đồng quan chức an ninh quốc gia đối với tổng thống và các cố vấn thân cận của ông ta.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét