1/ Tin Trung Cộng: Số
lãnh tụ Trung Cộng có tên trong 'Hồ sơ Panama' tiếp tục gia tăng
Hôm thứ tư, con số những
nhân vật lãnh đạo cấp cao nhất của Trung Quốc, kể cả Chủ tịch Tập Cận Bình, có
người thân dính líu tới những hoạt động trốn thuế và che giấu tài sản bị Hồ Sơ
Panama phanh phui đã tăng tới 9 người.
Đầu tuần này giới hữu
trách Trung Quốc đã nhanh chóng hành động để ngăn chận việc bàn bạc về Hồ Sơ
Panama và những thông tin về việc sử dụng “cảng tránh thuế” của những người
trong gia đình của ít nhất 8 người đang là hoặc từng là Uỷ viên Thường vụ Bộ
Chính trị.
2/ Tin Pháp: Thông
qua luật phạt người mua dâm
Quốc hội Pháp thông
qua một đạo luật theo đó việc trả tiền cho quan hệ tình dục là bất hợp pháp và
những người mua dâm bị phạt tiền đến 4.274 đôla.
Phải mất hơn hai năm
để đạo luật gây tranh cãi này được thông qua do quan điểm khác biệt giữa Hạ viện
và Nghị viện về vấn đề này. Khoảng 60 người biểu tình đứng bên ngoài Nghị viện ở
Paris giơ cao biểu ngữ và áp phích ghi: "Đừng giải phóng tôi, tự tôi sẽ
chăm sóc bản thân".
3/ Tin Đan Mạch: Bắt
4 nghi can gia nhập Nhà nước Hồi giáo
Cảnh sát ở Copenhagen
(Đan Mạch) loan báo vừa bắt giữ 4 người trở về từ Syria bị tình nghi đã được
nhóm Nhà nước Hồi giáo tuyển dụng để hoạt động khủng bố.
Cảnh sát hôm nay loan
tin trên Twitter rằng một cuộc lục soát trong vụ này tìm thấy súng ống và đạn
dược. Nhà chức trách chưa công bố thêm chi tiết nào về danh tính của các nghi
can.
4/ Tin Việt Nam: Phản
đối Trung Cộng đặt HD981 và xây hải đăng
Việt Nam đòi Trung Cộng
phải dời giàn khoan gây tranh cãi, từ bỏ các kế hoạch khoan thăm dò ở vùng nước
đang tranh chấp chủ quyền, và ngưng ngay việc xây dựng, vận hành một trạm hải
đăng ở Trường Sa.
Giàn khoan Hải Dương
981 trị giá 1 tỷ đô la, vốn là tâm điểm của cuộc căng thẳng ngoại giao giữa
hai quốc gia hồi 2014, đã được phía Trung Cộng đưa vào khu vực cửa Vịnh Bắc Bộ, nơi trong quá trình đàm phán phân định.
5/ Tin Việt Nam: Tân
Thủ tướng Việt Nam nhận ít phiếu nhất trong ‘tam trụ’
Ông Nguyễn Xuân Phúc
lên thay người tiền nhiệm Nguyễn Tấn Dũng, sau khi được quốc hội thông qua với
số phiếu thấp nhất so với hai quan chức khác trong “tam trụ”.
Ông Phúc hôm nay đã
được hơn 90% (tức 446 đại biểu) bỏ phiếu đồng ý để ông trở thành người đứng đầu
chính phủ Việt Nam. Có tới 44 phiếu không đồng ý với đề xuất ông làm thủ tướng.
6/ Tin Malaysia : Quốc
Hội yêu cầu điều tra vụ « thất thoát » 3 tỷ đô la
Sau nhiều tháng điều
tra, một ủy ban của Quốc Hội Malaysia xác nhận một số tiền 3 tỷ đôla của Ngân
Hàng Phát Triển Malaysia,1MDB, do thủ tướng Najib Razak thành lập đã biến mất một
cách bí ẩn. Ủy ban yêu cầu thẩm vấn cựu chủ tịch tổng giám đốc ngân hàng nhưng
không đụng chạm đến nhân vật chính bị tai tiếng là thủ tướng Malaysia.
Theo AFP, bản báo cáo
dày 106 trang của Ủy ban kiểm toán công quỹ thuộc Quốc Hội Malaysia đã được
công bố vào hôm nay 07/04/2016.
7/ Tin Miến Điện :
Aung San Suu Kyi chính thức trở thành cố vấn Nhà nước
Bất chấp phản đối của
bên quân đội, ngày 06/04/2016 tổng thống Miến Điện ký sắc lệnh chỉ định bà Aung
San Suu Kyi vào chức vụ cố vấn Nhà nước. Quyền hạn của nhà đấu tranh vì dân chủ
này được mở rộng.
Trong cương vị ngoại
trưởng, cách nay hai ngày bà Aung San Suu Kyi đã tiếp đồng nhiệm Trung Quốc
Vương Nghị. Lãnh đạo đảng Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ Miến Điện còn giữ chức
bộ trưởng Văn phòng tổng thống.
8/ Tin Việt Nam: Chính
phủ Việt Nam ngưng hợp đồng với nhà thầu Trung Cộng
Ngay trước khi nhậm
chức thủ tướng, ông Nguyễn Xuân Phúc hôm qua đã đồng ý với kiến nghị của chính
quyền Hà Nội về việc dừng ký kết hợp đồng với nhà thầu Trung Cộng cho dự án đường
nước sông Đà 2 sau khi vấp phải phản đối của dư luận.
Trước đó, theo báo
chí Việt Nam, công ty Tân Hưng của TC đã trúng thầu với giá trúng thầu thấp hơn
khoảng 11,8% so với giá gói thầu được phê duyệt.
9/ Tin Nga: Putin bác
bỏ cáo buộc về hồ sơ Panama
Tổng thống Nga
Vladimir Putin bác bỏ việc có "bất kỳ yếu tố tham nhũng nào" trong vụ
tiết lộ thông tin Hồ sơ Panama và nói các phe đối lập chống lại ông đang tìm
cách gây bất ổn cho nước Nga.
Ông Putin lần đầu
tiên phát biểu sau vụ hàng triệu tài liệu mật bị rò rỉ từ hãng luật Mossack
Fonseca đặt tại Panama. Các tài liệu thể hiện rằng có một số công ty hải
ngoại là thuộc sở hữu của các cộng sự thân cận của ông Putin.
10/ Tin Việt Nam: Luật
tiếp cận thông tin sẽ có hiệu lực vào năm 2018
Luật tiếp cận thông
tin vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 6 tháng 4 và có hiệu lực vào ngày
1 tháng 7 năm 2018 qui định công dân được tiếp cận thông tin của cơ quan Nhà nước
trừ những thông tin bí mật thuộc các lãnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh quốc
gia, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ và các lãnh vực khác theo quy định
của luật. Công dân chỉ được tiếp cận những thông tin này khi đã được giải mật.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét