1/ Tin Nhật Bản: Lần đầu tiên hai chiến hạm Nhật đến cảng Cam Ranh
Báo chí Nhật ngày
12/04/2016 loan tin, lần đầu tiên kể từ khi Đệ Nhị Thế Chiến kết thúc, hai khu
trục hạm của Hải Quân Nhật Bản đã đến cảng chiến lược Cam Ranh của Việt Nam. Tờ
Japan Times gọi đây là chuyến thăm lịch sử, còn Asahi Shimbun nhận định đây là
dấu hiệu hợp tác chặt chẽ hơn của quốc phòng Việt-Nhật.
Đại sứ quán Nhật Bản
tại Hà Nội khẳng định, đây là lần đầu tiên hai khu trục hạm được hỏa tiễn dẫn
đường - chiếc Ariake và Setogiri - đến Việt Nam, trong chuyến thăm kéo dài bốn
ngày
2/ Tin Campuchia: Nghị
sĩ Campuchia bị bắt vì tung tin chính phủ nhượng đất cho Việt Nam
Một thành viên đảng đối
lập Campuchia đã bị bắt vì đăng một bản đồ lên Facebook, cho thấy chính phủ đã
nhượng phần lãnh thổ tranh chấp cho Việt Nam để kích động chống chính quyền.
Một thành viên cùng đảng
đối lập và cũng là một nhà lập pháp Campuchia nói rằng ông Um Sam An, thành
viên Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP), đã bị bắt ở Siem Reap sau khi trở về từ nước
ngoài.
3/ Tin Brazil: Vận mệnh
chính trị của Tổng thống Brazil
Người dân Brazil chờ
đợi kết quả cuộc bỏ phiếu của một ủy ban quốc hội - một bước quan trọng trong
quá trình phế truất Tổng thống Dilma Rousseff.
Ủy ban 65 thành viên
sẽ quyết định có đề xuất việc phế truất bà Rousseff vì cáo buộc bà dùng mánh
khóe thay đổi sổ sách để giấu diếm tình trạng thâm hụt ngày càng tăng. Dù kết
quả của cuộc bỏ phiếu như thế nào thì Hạ viện cũng sẽ bỏ phiếu về việc luận tội
vào cuối tuần này hoặc đầu tuần tới.
4/ Tin Việt Nam: 1,000
công nhân ở Hải Phòng đình công đòi thành lập nghiệp đoàn
Trong một cuộc đình
công mới nhất ở Hải Phòng cho thấy nhu cầu thành lập nghiệp đoàn của công nhân
Việt Nam đã trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.
Gần 1,000 công nhân của
công ty trách nhiệm hữu hạn Bluecom Vina trong khu công nghiệp Tràng Duệ, thành
phố Hải Phòng hôm 11/4 đồng loạt đình công. Các công nhân đình công yêu cầu
giám đốc người Nam Hàn thực hiện lời hứa đã đưa ra cách đây 3 tháng, là cho
công nhân thành lập nghiệp đoàn.
5/ Tin Trung Cộng: Bắc
Kinh "rất bất bình" về tuyên bố của G7
Bắc Kinh “rất bất
bình” về tuyên bố của khối G7 kêu gọi kiềm chế tại các vùng biển tranh chấp. Bộ
Ngoại Giao Trung Cộng ngày 12/04/2016 cho biết như trên, trong bối cảnh châu Á
đang quan ngại trước tham vọng lãnh thổ và quân sự của Trung Quốc.
Bắc Kinh cho biết cảm
thấy đang bị G7 chĩa mũi dùi vào mình. Ông Lục Khảng (Lu Kang), phát ngôn viên
bộ Ngoại Giao Trung Cộng nói : “Trung Quốc hết sức bất bình về cung cách làm việc
của G7.”
6/ Tin Campuchia: Dân
Campuchia kêu gọi điều tra về Hồ Sơ Panama
Các tổ chức xã hội
dân sự và các chuyên gia chống tham nhũng đã lên tiếng hối thúc chính phủ
Campuchia mở cuộc điều tra về vấn đề tại sao Bộ trưởng Tư pháp Ang Vong Vathana
có tên trong tài liệu được gọi là Hồ Sơ Panama. Thông tín viên Neou Vannarin của
đài VOA tường thuật từ Phnom Penh.
Bộ trưởng Tư pháp Ang
Vong Vathana là người Campuchia duy nhất được nêu tên trong hơn 11 triệu tài liệu
bị tiết lộ của công ty luật Mossack Fonseca.
7/ Tin Đài Loan: Công
dân Đài Loan 'bị Kenya đưa về TQ'
Đài Loan cáo buộc
Kenya sử dụng súng và hơi cay buộc 37 công dân Đài Loan lên một chiếc máy bay
trở về Trung Quốc.
Tám người Đài Loan
khác cũng bị Kenya trục xuất về Trung Quốc vào thứ Hai. Điều này khiến phía Đài
Loan cáo buộc Bắc Kinh về hành vi “bắt cóc bất hợp pháp”. Trung Quốc khen ngợi
Kenya vì đã ủng hộ “chính sách một Trung Quốc”. Dù tự trị từ năm 1950, Đài
Loan vẫn bị Trung Quốc coi là một vùng đất ly khai và cần phải đoàn tụ với đại
lục.
8/ Tin Trung Cộng: Con
ông Hồ Diệu Bang dọa kiện vì cáo giác trong Hồ Sơ Panama
Con trai của cố Tổng
bí thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc Hồ Diệu Bang phủ nhận những tin tức cho rằng
ông đã dùng địa chỉ của cha ông ở Bắc Kinh để đăng ký một công ty vỏ bọc hải
ngoại vào năm 2003.
Theo tường thuật của
thông tín viên Ye Bing của đài VOA tại Bắc Kinh, ông Hồ Đức Hoa còn doạ kiện những
cơ quan truyền thông nào tiếp tục tường thuật về những cáo giác được phanh phui
trong Hồ Sơ Panama.
9/ Tin Việt Nam: Nguyễn
Viết Dũng sắp được trả tự do?
Nguyễn Viết Dũng,
thanh niên mặc quân phục Việt Nam Cộng Hòa, bị 12 tháng tù vì tội Gây rối
trật tự công cộng dự kiến sẽ được trả tự do sau khi mãn hạn tù hôm 12/4.
Tuy nhiên, một số người
đi đón ông tại trại giam cho biết ông "chưa được thả'' và "vào hỏi trại
giam thì họ nói ngày mai mới được thả". Trao đổi với BBC, luật sư Võ An
Đôn, một trong số các luật sư nhận bào chữa cho ông Nguyễn Viết Dũng, nói:
"Hôm nay theo quy định thì anh Dũng đã thi hành đủ án tù rồi, nhưng không
hiểu vì sao hôm nay anh Dũng vẫn chưa được ra khỏi nhà tù."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét