Sau đại hội XII của Đảng nhiều người đã không thể dấu được vẻ tiếc nuối khi nhìn thấy sự đăng quan của ông Nguyễn Phú Trọng trong cuộc chơi có thể nói rằng đã được ông ta dàn sếp đâu vào đó. Và nhìn ông Nguyễn Tấn Dũng. Người được đặt nhiều kỳ vọng sẽ mang lại nhiều thay đổi cho bộ mặt quốc gia.
Nhìn vào cuộc đấu đá vừa diễn ra người ta cũng không thể hiểu
được chuyện gì đang sảy ra, khi ông Dũng năm lần bảy lượt xin rút lui trong khi
được nhiều phiếu ủng hộ ông vào trung ương. Không hiểu tại sao một người giàu
tham vọng chính trị và quyết đoán như ông Dũng lại có thể nhượng bộ một kẻ lú lẫn
giáo điều như ông trọng như thế.
Nhìn vào thì có thể thấy khó hiểu nhưng suy xét cho kỹ thì mọi
chuyện không phải như vậy. Trước tiên là vào năm 2011 khi ông Trọng được bầu
làm tổng bí thư thì ngay lập tức ông đã bày binh bố trận để nắm giữ quân đội
trong tay khi đưa 2 vị tướng đều nằm ở quân khu 3 là ông Ngô Xuân Lịch và ông
Lương Cường vào quân ủy Trung ương nắm giữ tổng cục chính trị ông Lịch làm chủ
nhiệm tổng cục chính trị còn ông Cường làm phó. 2 chức danh chủ chốt nắm giữ cả
quân đội lẫn chính trị đồng nghĩa với việc ông Trọng đã mưu toan kéo bè kết phải
để nắm trong tay thế thượng phong trong mọi cuộc chơi. Từ khi đó đến nay quân đội
như bị tê liệt trước hàng loạt các hoạt động quân sự của Trung Quốc ở biển
Đông. Thay vào đó quân đội luôn được đôn đốc rằng phải bám sát mục tiêu là gìn
giữ chủ nghĩa xã hội, bảo vệ chế độ. Trên cương vị là chủ tịch quân ủy và tổng
bí thư đảng cộng sản thì ông đã kết hợp hai cơ quan này lại với nhau vì mục
đích đảm bảo quyền lực. Quả nhiên trong quãng thời gian chuẩn bị từng ấy năm
thì việc ông Trọng huy động lực lượng để bảo vệ đại hội Đảng là một điều hết sức
dễ hiểu. Nói thì nói bảo vệ đại hội chứ thực chất chúng ta có thể thấy rõ rằng
nếu kết quả không như mong đợi của ông ta thì ông ta sẽ làm gì tiếp theo. Dùng
súng đạn để thực hiện mưu đồ chính trị? Không thể nào. Nhìn bề ngoài ông ta có
vẻ rất hiền lành cơ mà? Nhưng chớ vội nhìn mặt bắt hình dong. Ông Trọng là ai?
Một giáo sư trong ngành xây dựng Đảng. về lịch sử thì ai cũng biết. Để tồn tại
và phát triển thì Đảng cộng sản luôn dùng bạo lực và vũ trang. Họ không chừa bất
cứ một thủ đoạn nào để có được vị thế như ngày hôm nay, điều đó không thể chối
cãi. Chính vì vậy một giáo sư chuyên ngành xây dựng Đảng có thể làm bất cứ thứ
gì nếu như mọi việc không theo ý ông ta. Hơn nữa phe cánh của ông Trọng cũng ủng
hộ ông để có thể leo lên những chức vị cao như trường hợp của ông Trần Đại
Quang, người chuẩn bị được đưa lên làm chủ tịch nước. vậy có gì khó hiểu khi lực
lượng 5000 quân được huy động trong một kỳ đại hội? Còn phải kể đến những vụ
giàn sếp về nhân sự khi ông Trọng đã đưa ra một loạt tiêu chí nhưng cuối cùng
chính ông mới là người phù hợp nhất. Từ đó nhìn vào những hành động của ông
Dũng chúng ta có thể thấy rõ nguyên nhân cho những việc làm đó thứ nhất là
tránh được một cuộc binh đao nội bộ đẫm máu thứ hai là có thể đường đường chính
chính thể hiện bộ mặt của một chính nhân quân tử khi từ chối chơi một ván cờ bẩn
thỉu do ông Trọng bày ra để đánh với ông Dũng. Một ván cờ mà luật chơi cờ ông
Trọng đã bày ra ngồi xổm lên chính cái điều lệ Đảng. Hành động của ông Dũng giống
như một thông điệp nói rằng: “này ông bạn già! Tôi không thèm chơi cái ván cờ
dơ bẩn này của ông vì ông chơi không đẹp”. Không thể phủ nhận ông Dũng là người
chiếm được lòng dân nhiều hơn mọi đối thủ. Nhà dùng binh kiệt xuất thời Xuân
Thu là Tôn Tử có nói: ”chiếm được thành trì nhưng không chiếm được lòng dân thì
cũng kể là thất trận” một nhận định đơn giản nhưng cũng cho ta thấy tầm quan
trong của việc lấy lòng dân. Việc làm của ông Dũng lần này như tô thêm vẻ quân
tử khi từ chối tham gia ván cờ đã được sắp đặt cho nên mọi người cũng có phần nể
trọng ông Dũng thêm một chút nào đó.
Từ khi nền kinh tế Việt Nam bước vào giai đoạn mở cửa thì
cán cân quyền lực đã bị đồng tiền chi phối sâu sắc. Kẻ nắm trong tay chức vị
như một vị hoàng đế thời phong kiến là chức Tổng bí thư không còn là thế lực
tuyệt đối bất khả xâm phạm nữa. Chắc hẳn chúng ta còn nhơ chiến dịch chống tham
nhũng mà ông Trọng đã sử dụng mà mục đích là loại ông Dũng ra khỏi sân chơi
chính trị trong khoảng thời gian ông Trọng lên nắm quyền nhưng ông Dũng vẫn đứng
vững không gì có thể đánh đổ được ông. Chỉ chừng đó thôi cũng cho ta thấy rõ sức
mạnh của đồng tiền mãnh liệt đến mức nào. Với việc tự xin rút khỏi cuộc chơi
này ông Dũng cũng đã thể hiện tài mưu lược của mình. Thời Tam Quốc sau trận
đánh Xích Bích. Khổng Minh dẫu biết rằng giao cho Quan Vũ việc lấy đầu Tào Tháo
là một việc không thể nào sảy ra vì trước đây Tào Tháo đã đối xử như huynh đệ với
Quan Vũ trong thời gian ở với Tào Tháo. Nhưng Khổng Minh vẫn để Quan Vũ đi để
có thể tạo đường sống cho Tào Tháo. Bởi vì quân Ngô sau khi thắng trận Xích
Bích thì khí thế ngút trời mạnh vô địch thủ nếu giết Tào Tháo khác nào tự sát.
Phải để nước Ngụy tồn tại để kìm hãm sự lớn mạnh của nước Ngô. Nguy chết Thục
cũng chết chi bằng để Tào Tháo sống rồi nước Thục sẽ tiếp tục được tồn tại mà
không ngừng lớn mạnh. Vì vậy ông Dũng cũng đã khôn ngoan thả chức Tổng bí thư
cho ông Trọng tiếp tục nắm giữ để nhằm mục đích triển khai các lá bài chiến lược
của mình trong vòng 5 tháng cuối nhiệm kỳ và hạ gục Trọng cũng như phe cánh của
Trọng một cách ngoạn mục. Hơn nữa con thuyền của Đảng đang gặp phải nhiều vấn đề
không thể giải quyết mà chỉ còn cách nhìn nó chìm dần mà thôi. Hàng loạt chính
sách đối nội, đối ngoại không hợp lý làm cho lòng dân ngày càng bất mãn cùng với
đó là nguy cơ vỡ nợ quốc gia đang khiến cho lòng dân ngày một bất mãn. Trong
khi đó chính ông Dũng đã hứa hẹn nhiều chính sách đổi mới và chính ông ta mới
là người được kỳ vọng sẽ thay đổi được cục diện. việc ông xin rút lui và nhường
chỗ cho ông Trong cũng đồng nghĩa với việc ông đã bước một chân ra khỏi con tàu
đang chìm dần, chỉ đợi đến lúc chìm thì ông Dũng chỉ việc ngồi im mà được sự
tung hô.
Như đã nói ở trên việc ông Dũng xin rút lần này cũng giống
như việc Khổng Minh gián tiếp tha chết cho Tào Tháo nhưng ở đây ông Dũng còn phải
nói là cao tay hơn cả Không Minh. Ông không phải như Khổng Minh là để duy trì
thế chân vạc trong thời Tam Quốc mà ông Dũng lại muốn đánh cho ông Trọng tán
tác không còn một manh giáp nào. Ông không muốn giữ thế cân bằng giữa Trọng và
Dũng mà còn muốn nhiều hơn thế. Ông Dũng còn 5 tháng nhiệm kỳ tuy ít ỏi nhưng
chừng đó cũng đủ để ông tung ra những đòn quyết định. Sau khi tung ra đòn quyết
định nhấn chìm Trọng thì dù có hết nhiệm kỳ không còn nằm trong con thuyền của
Đảng nữa thì một thời gian ngắn sau ông có thể bước chân trở lại chính trường với
sự chào đón nồng nhiệt.
5 tháng này sẽ là một ván cờ khác mà người bày ra sẽ là ông
Dũng, ván cờ này chắc chắn ông Trọng sẽ không có cửa mà thắng. Một Chân Dung
Quyền Lực 2.0? Không đây không phải là cuộc chiến như hồi năm ngoái mà là cuộc
chiến sinh tử một mất một còn, nếu ông Dũng dùng hồ sơ tham nhũng của địch thủ
ra để chống lại họ khác nào ông ta tự bắn vào chân mình. Điều mà ông Dũng chắc
chắn sẽ thấy rõ là cái chức vị dựa vào tập thể của ông Trọng. Ai cũng biết tài
năng của ông Trọng thế nào và không thể đứng ra đối đầu tay đôi với ông Dũng
trong cuộc chiến đầy mưu toan này. Việc mà ông Dũng sẽ làm lúc này sẽ là tách
ông Trọng ra khỏi cái tập thể và bắt ông ta phải làm việc một cách độc lập, đưa
ra những quyết định đòi hỏi sự quyết đoán và bản lĩnh cá nhân. Khi đó tài năng
của ông Trọng sẽ được phơi bày rõ ràng hơn bao giờ hết. chẳng tốn nhiều công sức
mà ông Dũng đã chiếm lợi thế. Chưa kể đến việc bộ hồ sơ khởi kiện Trung Quốc
lên tòa án quốc tế ICA chắc chắn đã và đang được hoàn thiện và sẽ được đưa ra
trong một ngày không xa cùng với đó là việc thuê một công ty luật uy tín của thế
giới. điều này đánh thằng vào bộ mặt thân Trung Quốc của ông Trọng mà ông Trọng
không thể nào ngăn cản được. Nếu Trọng ngăn cản chẳng khác nào phơi ra rõ ràng
hơn cái bộ mặt vong ngoại, xem thường chủ quyền quốc gia của ông ta. Dù thắng
kiện hay không thì ông Dũng vẫn lại được ghi điểm trong con mắt người dân cùng
với các Đảng viên có tâm. Từ đó ông Trọng cũng mất đi sự trợ giúp đắc lực về
chính trị từ Bắc Kinh. Một tổn thất rất nặng nề cho ông Trọng. Không dừng lại ở
đó ông Dũng đã phản công thì cũng sẽ phản công một cách mạnh mẽ và khiến cho
ông Trọng không thể nào ngốc đầu lên được bằng hàng loạt đòn tấn công. Đó là
quân bài TTP. Ông Dũng sẽ khai thác triệt để các thỏa thuận đã ký và cam kết với
TTP để có thể gia nhập. Việc ông Dũng đệ trình lên quốc hội hàng loạt các dự luật
sẽ khiến cho ông Trọng điên đảo. nếu như việc thành lập công đoàn độc lập được
quốc hội thông qua thì chẳng khác gì một quả đấm thẳng vào mặt ông Trọng. Cùng
với đó là các dự luật như thành lập hội. Sẽ ra sao nếu ông Trọng ngăn cản? Điều
đó chẳng khác gì ông Trọng đang cho người ta thấy rõ bộ mặt độc tài, độc đoán,
phi dân chủ của ông ta mà nếu cho phép thì chỉ có nước tự mình chặt tay. Chỉ chừng
đó thôi cũng đủ đẩy ông Trọng vào thế tiến thoái lưỡng nan. Nếu dự luật được
thông qua sẽ không loại trừ khả năng ông Dũng sẽ tách ra thành lập một đảng
riêng nhưng vẫn giữ 2 từ Cộng Sản, ví dụ như đảng cộng sản dân chủ, đảng cộng sản
cánh tả… vân vân và vân vân. Khi hàng loạt đảng viên đã từ bỏ Đảng và sự bức xúc
trong quần chúng ngày càng tăng cao thì họ sẽ theo ai? Một đảng phái đối lập được
dẫn dắt bởi một người chiếm được lòng dân như ông Dũng? Cái đảng cộng sản già cỗi,
cố hữu, bảo thủ của ông Trọng chỉ còn con đường chết. Một chiến thắng không mấy
tốn công sức. Đã đánh là phải đánh tới cùng. Sau đại hội đảng XII chính ông Trọng
đã phơi bày mọi thứ xấu xa của Đảng, thể hiện sự chia rẽ sâu sắc mà không có thứ
gì có thể hàn gắn được. Từ trước đến nay Đảng đã mắc quá nhiều sai lầm mà nhân
dân không thể nào tha thứ được. Đây là thời đại mà có quyền lực trong tay chưa
chắc đã muốn làm gì thì làm. Trong bối cảnh này nghĩ sao nếu ông Dũng tiếp tục
đưa ra dự luật về tự do báo chí? Người dân có thể nói thoải mái mà không sợ bất
cứ ai bắt bớ? Ban tuyên giáo của ông Trọng liệu có còn sang sảng nói lao trắng
trợn được nữa không? Kèm với sự tự do báo chí ông Dũng đánh thêm một đòn nữa là
đưa ra đạo luật cho phép biểu tình? Người dân có quyền bày tỏ thái độ. Trong
khi người được lòng dân nhất chính là ông Dũng? Ông có chết không thưa ông Trọng?
Không chết thì cũng ngất ngư. Khi đang được sự ủng hộ gần như tuyệt đối của người
dân bởi những đạo luật ông đưa ra thì khi đó ông Dũng có thể ngang nhiên tung
ra các tài liệu mật của bộ chính trị cùng với bộ mặt thân Tàu của ông Trọng thì
đảm bảo một câu làn sống chống Trung Quốc sẽ đi kèm với làn sống hỏi tội ông Trọng
khi đó ông Trọng chắc chắn sẽ không còn ai có thể cứu ông thoát chết.
Chỉ những nước cờ đơn giản ít tốn công sức mà ông Dũng có thể
hạ gục ông Trọng một cách đẹp mắt. đáng buồn cho ông Trọng là ông Dũng lại là hạng
người quyết đoán và mưu lược cho nên rất nhiều khả năng ông Dũng sẽ làm như vậy.
Trong một bàn cờ không thể nhìn vào ai đang chiếm ưu thế mà
có thể đưa ra kết quả khi ván cờ chưa kết thúc. Chiêu “thí xe bắt tướng” là
chiêu liều lĩnh nhưng cũng là chiêu ẩn chứa hiểm họa nhất. Ông Trọng có thể đắc
chí khi giành được chức tổng bí thư nhưng đừng vội đưa ra kết luận rằng ông
Dũng đã thua hoàn toàn. 5 tháng còn lại tuy ngắn nhưng ẩn chứa đầy đủ các yếu tố
để đưa ông Trọng về với mộ phần khi đã ở tuổi xưa nay hiếm, trí ốc thì lú lẫn
và ôm khư khư mớ giáo điều cổ lỗ lạc hậu
“Quan giỏi thời thịnh thế, gian hùng thời loạn lạc” một câu
nói của Hứa Thiệu đã nêu lên đầy đủ bản chất của Tào Tháo. Không thể phủ nhận
những thành công của ông Dũng đối với đất nước và cũng không thể phủ nhận sự
mưu lược, tính quyết đoán của ông ta trong chính trường. Chỉ có điều chúng ta
chưa thể nói ông Dũng có phải là Tào Tháo thời hiện đại hay không khi mọi việc
vẫn đang còn nằm ở phía trước. Hãy cùng theo giõi 5 tháng cuối nhiệm kỳ của ông
Dũng. Biết đâu sẽ có một kịch bản hay hơn dự đoán?
Nguồn: Dân Luận
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét