Thứ Tư, 6 tháng 4, 2016

Vì sao Tập Cận Bình 'vinh danh' nhà cải cách Hồ Diệu Bang?

Thạch Lam Trần (VNTB)



Lãnh đạo Trung Quốc sẽ đánh dấu những gì vào ngày sinh nhật lần thứ 100 của ông Hồ Diệu Bang, cựu tổng bí thư của Đảng Cộng sản Trung Quốc? Di sản của ông Hồ gắn với cải cách "cánh phải" vẫn còn là một chủ đề cấm kỵ ở nước này. Tuy nhiên, bảy thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, kể cả Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thẳng thắn vinh danh ông trong một hội nghị bàn tròn được tổ chức tại Đại lễ đường Nhân dân, trang tin Nikkei ngày 12 tháng 4 đặt vấn đề.

Một sự kiện đánh dấu 100 năm ngày sinh của Hồ Diệu Bang được tổ chức tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh vào ngày 20 tháng 11 vừa qua. 



 
Các nhà quan sát đang tự hỏi, tại sao ông Tập và những nhà lãnh đạo cấp cao nước này lại quyết định ‘vinh danh’ một người đàn ông đã từng bị sa thải khỏi chức vụ?

Ngày 16 tháng 1 năm 1987, Đặng Tiểu Bình, lãnh đạo tối cao của Trung Quốc, đã xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Hồ vì liên quan đến cuộc biểu tình sinh viên toàn quốc tại Thiên An Môn. Cái chết của ông vàonăm 1989 để dấy lên phong trào để tang rộng khắp trong cả nước, trong đó tác động đến cả tầng lớp học sinh – sinh viên, và đám tang được xem là chất xúc tác cho cái gọi là Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 04 tháng 6 năm đó, khi quân đội Trung Quốc tiến hành đàn áp người biểu tình ủng hộ dân chủ.

Hồ Diệu Bang – người từng mạnh dạn khuyến khích tự do hóa kinh tế và được cho là một người hữu khuynh, theo tiêu chuẩn của Cộng sản. 1/4 thế kỷ sau khi ông chết, ông vẫn được tôn kính bởi nhiều người Trung Quốc vì lập trường tự do đó. Ông vẫn là nhân vật chính trị nhạy cảm, một phần do áp lực để đánh giá lại cuộc đàn áp Thiên An Môn. Dù Đảng Cộng sản đã loại trừ khả năng kiểm tra lại vụ việc và lên án các cuộc biểu tình như một cuộc bạo loạn phản cách mạng.

Ngoài viêc công bố 100 năm ngày sinh của ông, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gần đây cho phép công bố một bộ sưu tập các bài phát biểu và bài viết của ông Hồ Cẩm Đào. Những bài viết, phát biểu vào tháng 10 năm 1986, ngay trước khi làn sóng phản đối của học sinh bắt đầu.

Điều đó cho thấy, không ai trong nhóm lãnh đạo Trung Quốc nghiêng về "dân chủ" hay "tự do hóa." Sự kiện 100 năm lần này nên được nhìn thấy trong bối cảnh - những nỗ lực của Tập nhằm tăng cường nắm quyền lực của mình.

Hành động cân bằng chính trị

Ngày 25 tháng 11, chỉ năm ngày sau khi sự kiện Hồ Diệu Biên, một sự kiện ở Bắc Kinh tôn vinh Đặng Lực Quần (Deng Liqun), một cựu lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, mất vào tháng hai năm 2015 ở tuổi 99.

Đặng Lực Quần, kẻ thù của ông Hồ Cẩm Đào, người phản đối chính sách "cải cách và mở cửa" do Đặng Tiểu Bình trong những năm cuối thập niên 1970. Cho đến khi ông qua đời, ông vẫn tiếp tục gây ảnh hưởng mạnh mẽ với một nhóm "cánh tả mới" – những người thần tượng Mao Trạch Đông, lãnh tụ cách mạng Trung Quốc đặt viên gạch chủ nghĩa cộng sản lên Trung Quốc.

Đặng Lực Quần từng là thư ký Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản, nhưng ông không bao giờ trở thành một thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc. Thứ hạng của ông trong hệ thống đảng là thấp hơn nhiều so với ông Hồ Cẩm Đào. Tuy nhiên, Tập đã cử Lưu Kỳ Sơn (Liu Yunshan), nhân vật số 5 của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị chủ trì các cuộc thảo luận để vinh danh ông vào ngày 25 tháng 11, kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông.

Tập và sáu thành viên khác của Ủy ban cũng tham dự tang lễ của Đặng Lực Quần.

"Quan hệ giữa Tập Cận Bình với các 'thế hệ màu đỏ thứ hai' và phe phái 'vương hầu' – là chìa khóa để hiểu các sự kiện kỷ niệm cho Hồ Diệu Bang," một người đàn ông gần với phe cựu nói. Vương hầu là ý chỉ con cái nổi bật và có tầm ảnh hưởng của các quan chức cấp cao trong đảng, trong khi thế hệ đỏ thứ hai là một nhóm nhỏ con đẻ của các lãnh đạo đảng thời kỳ cách mạng.

"Thế hệ đỏ thứ hai có cả cánh hữu và cánh tả," người đàn ông giải thích. "Tập Cận Bình xem xét cả hai."

Hồ Diệu Bang là một đồng minh với Tập Trọng Huân – cha Tập Cận Bình. Ông Tập Trọng Huân cũng đã bảo vệ Hồ Diệu Bang đến cùng, dẫn đến sự không hài lòng của Đặng Tiểu Bình khiến ông rơi vào mục tiêu thanh lọc.

Chủ tịch Tập Cận Bình và ông Hồ Đức Bình (Hu Deping), con trai lớn của Hồ Diệu Bang, lớn lên trong hoàn cảnh tương tự và đã giữ quan hệ cá nhân tốt. Tập Cận Bình muốn giữ nó như vậy, khi Hồ Đức Bình có một mạng lưới quan hệ tốt với cả cánh hữu và cải cách.

Con gái của một "kẻ phản bội"

Chủ tịch Trung Quốc phải đối mặt với một thách thức lớn hơn trong việc đối phó với những người cánh tả.

Chẳng bao lâu sau khi trở thành nhà lãnh đạo hàng đầu, Tập Cận Bình cho biết trong một bài phát biểu rằng "các giai đoạn lịch sử - 30 năm sau khi cải cách và mở cửa không thể được sử dụng để phủ nhận thời kỳ lịch sử 30 năm trước khi cải cách và mở cửa," ý chỉ về thời kỳ Mao cầm quyền. Các nhận xét, và sự gật đầu với cánh tả, có tác dụng như dự kiến. Nhiều người cánh tả Trung Quốc đã bày tỏ sự ủng hộ đối với Tập Cận Bình. Và một người cánh tả đã nhấn mạnh, "ngày đen tối của chúng tôi dưới sự quản lý của Hồ Cẩm Đào đã qua," đề cập đến người tiền nhiệm của Tập Cận Bình.


Bà Lâm Đậu Đậu - con gái của một "kẻ phản bội" Lâm Bưu
Tuy nhiên, cánh tả đã được cảnh báo trong tháng 11 năm 2013, khi chính phủ Trung Quốc tiết lộ những cải cách táo bạo, trong đó có việc tổ chức lại công ty nhà nước. Điều này đã tạo nên cuộc tấn công chính trị trực diện về phía Thủ tướng Lý Khắc Cường, người được coi là linh hồn của kế hoạch.

Khoảng thời gian đó, Chu Vĩnh Khang, một cựu thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, đã trở thành một tiêu điểm. Đối với nhiều người cánh tả Trung Quốc, Chu là một anh hùng. Ông đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển các công ty dầu nhà nước, Bộ công an và là người đứng đầu Trung tâm chính trị của Đảng Cộng sản - Ủy ban Pháp chế, cũng như có một đường lối cứng rắn đối với lực lượng ủng hộ dân chủ.

Chu đã bị điều tra trong tháng 12 năm 2013 như một phần của chiến dịch chống tham nhũng của Tập. "Nếu họ thực sự bắt Chu Vĩnh Khang, họ cũng nên bắt cả Ôn Gia Bảo, người cũng dính líu đến một vụ bê bối liên quan đến tiền", một học giả cánh tả cao cấp và hàng đầu tại một trường đại học Bắc Kinh cho biết.

Trong tháng Sáu vừa qua, Chu đã bị kết án tù chung thân sau khi bị kết tội hối lộ và các tội danh khác.

Và trong khi Tập Cận Bình tiến hành cuộc thập tự chinh chống lại tham nhũng, loại bỏ các đối thủ chính trị tiềm năng, ông cũng gặt hái được những thành quả nhất định khi cải cách các công ty nhà nước trong bối cảnh cánh tả chống đối quyết liệt.

Tập đã cho thấy, ông sẽ không tha thứ cho "cuộc họp chính trị riêng tư," căn cứ theo quy định "tám điểm" của Đảng Cộng sản. Nhưng thế hệ đỏ thứ hai dường như là một ngoại lệ.

Trong tháng 11 năm 2014, một người phụ nữ tên Lâm Đậu Đậu (Lin Doudou) đã phát biểu tại một cuộc họp của các con cháu quan chức cao cấp của Hồng quân - tiền thân của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Cô là con gái của Lâm Bưu, một cựu chỉ huy Hồng quân - người sau này bị kết án là "kẻ phản bội" vì chống lại Mao.

Giữ áp lực trên

Trong khi Tập sẵn sàng tiếp cận với cánh tả lẫn hữu thì không có dấu hiệu ông sẽ nới lỏng kiểm soát đối với giới truyền thông.

Viêm Hoàng Xuân Thu (Yanhuang Chunqiu), một tạp chí tự do cải cách, đã đặt mình ở vị trí đặc biệt bấp bênh. Chủ bút tờ báo kiêm sử gia, Dương Kế Thằng (Yang Jisheng) đã buộc phải từ chức vào tháng Bảy. Kế hoạch cho Hồ Đức Bình - con trai Hồ Diệu Bang, người sẽ trở thành tổng quản nền báo chí nước này vẫn còn trong tình trạng lấp lửng.

Viêm Hoàng Xuân Thu có mối quan hệ gần gũi với cha Tập Cận Bình. Năm 2001, kỷ niệm 10 năm của tạp chí, ông Tập Cận Huân đã ca ngợi tạp chí với một thư pháp.

Tuy nhiên, Chủ tịch Tập Cận Bình vẫn tiếp tục siết chặt thông tin của đảng. Đối với Tập, tự do ngôn luận vẫn còn là một câu hỏi.


          Viêm Hoàng Xuân Thu và chủ bút Dương Kế Thằng

Ông cũng không cho phép nghiên cứu nghiêm túc hai chiến dịch thảm khốc của Mao - Đại nhảy vọt (1958-1961) và Cách mạng Văn hóa (1966-1976). Bởi có thể, nhà lãnh đạo Trung Quốc lo những hậu quả thực sự của chiến dịch có thể đe dọa sự thống trị của Đảng Cộng sản.

Dương Kế Thằng - biên tập viên bị loại bỏ, người đã từng làm việc như một nhà báo của Tân Hoa xã, cuốn sách của mình - "Tombstone" đã ước tính có 36 triệu người bị chết đói do sự thất bại của Đại nhảy vọt.

Trong năm 2013, sau khi Tập nắm quyền điều hành, Dương đã bày tỏ lo ngại về việc thiếu tự do ngôn luận trong nước. "Trung Quốc có một hiến pháp," ông nói. "Nhưng chúng tôi không được phép có các cuộc thảo luận về tự do 'chính trị'.'"

Tại Trung Quốc, chỉ đạo của Đảng Cộng sản nền trên hiến pháp. Các nhà lãnh đạo của đất nước này luôn cho rằng, nền dân chủ phương Tây đang âm mưu nhằm chấm dứt quyền lực của đảng.

Những người cần thiết

Từ quan điểm của Tập Cận Bình, ông có thể dựa vào chỉ một số giới hạn của các thành viên của thế hệ thứ hai màu đỏ. Bao gồm Lưu Nguyên (Liu Yuan), con trai của cựu Chủ tịch Trung Quốc Lưu Thiếu Kỳ; Lưu Á Châu (Liu Yazhou) – con trai cố Thiếu tướng Lưu Kiến Đức và vợ ông – Lý Tiểu Lâm (Li Xiaolin) – con gái cựu Chủ tịch Trung Quốc Lý Tiên Niệm; và Trương Hựu Hiệp (Zhang Youxia) – con trai Trương Tông Tốn - nguyên Bộ trưởng Bộ Tổng hậu cần PLA.

Lưu Á Châu, Lưu Nguyên và Trương Hựu Hiệp đều tướng trong PLA.

Tập sử dụng tốt quan hệ cá nhân để giúp ông kiểm soát cả hai bên trái và phải của Đảng Cộng sản.

Người ta có thể nói Tập đang áp dụng các chiến lược trái đối với chính trị của Trung Quốc và phải đối với nền kinh tế.

Chiến dịch chống tham nhũng cũng gợi nhớ đến cuộc Cách mạng Văn hóa. Giống như Tập, chiến dịch của Mao là một phần của một cuộc đấu tranh quyền lực.

Trong khi đó, Chủ tịch Tập Cận Bình vẫn đang tiếp tục chính sách cải cách kinh tế và mở cửa do Đặng Tiểu Bình khởi xướng.


Nguồn: Việt Nam Thời Báo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét