Quốc hội Việt Nam đã phê chuẩn với đa số phiếu tán thành đề nghị của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc bổ nhiệm 3 phó thủ tướng và 18 bộ trưởng cùng các thành viên khác của chính phủ hôm 9/4.Kể từ đó tới nay, quyết định này vẫn còn khiến nhiều người quan tâm và bàn tán trên các trang mạng.
Một bạn đọc tên viết tắt là NMH viết trên trang VOA tiếng Việt: “Dàn lãnh đạo này hay dàn lãnh đạo nào thì cũng thế. Trông mong điều gì khi chỉ có 1 lực lượng chỉ đạo trên cả dàn lãnh đạo”.
Trong khi đó, nhà phân tích tình hình chính trị Việt Nam Phạm Chí Dũng nói với VOA Việt Ngữ rằng chính phủ lần này “do đảng chọn và mang tính chắp vá nhiều hơn”.
Ông Nguyễn Xuân Phúc đã tuyên thệ nhậm chức thủ tướng tại Hà Nội, Việt Nam, ngày 7/4/2016 thay người tiền nhiệm Nguyễn Tấn Dũng.
“Những khuôn mặt được coi là kỹ trị ở trong chính phủ này thực ra chỉ có tính chất chuyên môn mà thôi, và họ mang nặng nói quen cai trị hơn là kỹ trị. Tôi nghĩ Việt Nam cần phải đi học ở phương Tây nhiều hơn, ít nhất phải tốt nghiệp một khóa nào đó như ông Phạm Bình Minh [Phó Thủ tướng Việt Nam] thì mới có thể nói tới kỹ trị. Tôi không kỳ vọng gì nhiều vào tân chính phủ Việt Nam có thể hành xử và giải quyết một khối nợ khổng lộ mà chính phủ của [ông] Nguyễn Tấn Dũng để lại.”
Trong số các tân bộ trưởng kỳ này, một cái tên được nhiều người nhắc tới đó là ông Đào Ngọc Dung, người sẽ đứng đầu Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
Ông Dung, khi ấy làm Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn, đã “sử dụng giấy nháp không có chữ ký của giám thị”, vi phạm kỷ luật thi và hội đồng thi đưa ra hình thức xử lý “cảnh cáo, trừ 50% số điểm của môn thi hành chính công”.
Nhận định về việc này, tiến sỹ Phạm Chí Dũng cho rằng nó “tiêu biểu cho một lỗ hổng cực kỳ lớn ở trong chính phủ”.
“Có thể thấy một quan chức như vậy thì không thể lo tốt cho vấn đề an sinh xã hội, cho những người về hưu và những người dân của mình”, ông Dũng nói.
VOA Việt Ngữ không thể liên lạc được với ông Đào Ngọc Dung để phỏng vấn.
Liên quan tới việc bổ nhiệm các vị tướng công an và quân đội đảm nhận các vị trí chủ chốt trong chính phủ như ông Trần Đại Quang, cựu Bộ trưởng Bộ Công an lên nắm chức Chủ tịch nước, và ông Đỗ Bá Tị, cựu Thứ trưởng Quốc phòng lên làm Phó Chủ tịch Quốc hội, ông Dũng cho rằng điều đó “thể hiện tính chuyên chế”. Blogger này nói thêm:
“Kéo theo tính chuyên chế là tính độc đoán của đảng, và nó được thể hiện bằng công tác nhân sự. Công tác nhân sự đặc biệt quan trọng trong một chế độ độc đảng. Giữ hay mất chế độ độc đảng phụ thuộc phần lớn vào công tác nhân sự, và nó liên quan tới vấn đề thái tử đảng. Đó là một trong các lý do mà người ta phải đưa các thái tử đảng càng sâu càng tốt để giữ được quyền lợi, ý thức hệ và tư tưởng của đảng. Một khi mà đảng đã chấp nhận hành động có tính chấn vi hiến để kết thúc sớm vai trò của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì cái chuyện thái tử đảng xuất hiện thêm vào nữa cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Nhưng mà hậu quả không cẩn thận có thể xảy ra đó là việc quân đội hóa và công an trị, và gây ra những phản ứng, phản kháng trong xã hội.”
Truyền thông trong nước cho biết ông Anh
là con trai của cựu chủ tịch nước Trần Đức Lương.
Một người khác cũng bị nhiều người gọi là “thái tử đảng”, đó là ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công Thương. Truyền thông trong nước cho biết ông Anh là con trai của cựu chủ tịch nước Trần Đức Lương.
VOA tiếng Việt không thể liên lạc để phỏng vấn với ông Lê Minh Hưng và Trần Tuấn Anh để lắng nghe phản hồi của hai quan chức này về các ý kiến đối với họ.
Trong kỳ đại hội đảng hồi tháng Một vừa qua, với 22 người được bầu, Bộ Quốc phòng là khối có nhiều ủy viên nhất trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
http://www.voatiengviet.com/content/tan-chinh-phu-vietnam-khong-ngot-gay-tranh-cai/3291994.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét