Hôm qua ngồi xem một bản tin truyền hình về một sinh hoạt gọi
là chính trị ở trong nước, tôi được xem cảnh nhà cầm quyền đàn áp, gây khó khăn
cho các ứng cử viên độc lập tranh cử vào Quốc Hội. Chuyện này thực ra cũng chẳng
có gì đáng nói. Vẫn lại bổn cũ soạn lại: đảng cử rồi lại đảng bầu. Dân không hề
có bất cứ một tiếng nói nào trong việc đưa người đại diện vào quốc hội. Vẫn chỉ
những cái mặt mẹt chia nhau những cái ghế trong cái gọi là quốc hội, nhất quyết
không để cho những thành phần “thế này thế khác” được đưa vào quốc hội như Nguyễn
Phú Trọng vừa tuyên bố một cách vô cùng nham nhở.
Dân chủ đến thế... là cùng.
Trong video clip thu được tại một cuộc tụ tập của dân chúng
và bị công an ngăn chận và đàn áp, có một tấm bảng viết bằng tiếng Anh nguyên
văn như thế này: “NO PICTURES TAKEN.”
Than ôi tiếng Anh... đến thế là cùng !
Câu này không có nghĩa như mấy anh công an muốn nói với các
du khách ngoại quốc, hay với các quan sát viên nước ngoài tới theo dõi các sinh
hoạt dân chủ (đến thế là cùng của Việt Nam). Ý các chàng muốn chuyển đạt tới những
người ngoại quốc không biết tiếng Việt chỉ là: cấm chụp ảnh.
Nhưng câu tiếng Anh trên tấm bảng ấy thì lại không nói lên
được điều đó. Đó là một câu tiếng Anh vô nghĩa lý. Nói trắng ra là sai bét.
NO PICTURES TAKEN đáng lẽ, nếu viết đầy đủ phải là NO
PICTURES WERE TAKEN. TAKEN là một quá khứ phân từ (past participle) không thể đứng
một mình được. Nó phải đi cùng với động từ “to be” để tạo thành thụ động cách
(passive voice). Nhưng câu thụ động cách trong trường hợp đọc thấy trên tấm bảng
thì hoàn toàn có nghĩa khác hẳn, không đúng nghĩa như các anh công an muốn nhắn
nhủ những người có mặt, đứng xem cuộc tụ họp.
NO PICTURES TAKEN có nghĩa là không có một bức hình nào được
chụp tại cuộc tụ họp đó. Như vậy thì nhắn nhủ làm gì, cảnh cáo những ai? Hoàn
toàn vô nghĩa lý.
Thí dụ khi tường thuật một vụ xâm nhập gia cư với toan tính
ăn trộm nhưng quân gian không lấy được thứ gì quí giá, bản tin có thể viết “no
valuables (were) taken.” Nhưng câu trên tấm bảng ở cuộc tụ họp (NO PICTURES
TAKEN) thì hoàn toàn không có ý nghĩa. Nó có nghĩa là không có một bức hình nào
được chụp.
Chắc tấm bảng ấy muốn nói lên lệnh cấm chụp ảnh, vì chụp ảnh
có thể ghi lại những hình ảnh tố cáo những việc làm phản dân chủ chống lại những
sinh hoạt tự do mà người dân vẫn bị cấm tiệt.
Nếu muốn cấm chụp hình thì không nói như vậy. Giản dị thì chỉ
cần viết: NO PICTURES ALLOWED là đủ. Ngoài ra còn thiếu gì cách khác để nói lên
điều đó. Thí dụ: NO PHOTOS ALLOWED; NO PHOTOGRAPHY ALLOWED; PHOTOGRAPHY NOT
ALLOWED (PERMITTED); PICTURE TAKING NOT PERMITTED; NO PICTURES TAKING; NO
CAMERAS ALLOWED; NO PHOTOGRAPHY PERMITTED...
Người ta thường nói “nó lú nhưng chú nó khôn” nhưng trong
trường hợp này, nó lú nhưng chú nó cũng lú luôn. Thằng dưới ngu thì cũng phải
có thằng nào đó ở trên không ngu chứ. Một tấm bảng viết bằng tiếng Anh đứa dưới
dốt thì đứa trên phải khá hơn, chữ nghĩa nhiều hơn, biết mà sửa chứ ai lại bầy
nguyên cái dốt nát ấy ra như vậy.
Đua đòi học tiếng Anh bao nhiêu năm nay mà vẫn dốt như vậy
sao?
Nhưng nghĩ lại thì thấy cũng đáng đời. Khi họ mới vào Sài
Gòn thì liền kéo nhau đi diệt văn hóa Mỹ Ngụy, đốt hết sách vở, cứ sách tiếng
Anh, tiếng Mỹ là đốt cho bằng hết, kể cả những sách dậy Anh ngữ để bây giờ có
thứ tiếng Anh tầm bậy tầm bạ như thế đem ra dùng.
Dùng để phô cái ngu, cái dốt ra là như thế! Đáng đời dốt
nát.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét