Ông Bùi Kiến Thành nói cả tập thể lãnh đạo Việt Nam trong những năm qua đã không đáp ứng kỳ vọng của người dân
Chuyên gia tư vấn kinh tế trong suốt 30 năm Đổi Mới ở Việt
Nam nói các công chức đang 'hành' dân quá nhiều và chính phủ mới cần phải đề
cao việc phụng sự người dân và xã hội.
Việt kiều Bùi Kiến Thành, người trở về sống ở Việt Nam từ
Hoa Kỳ hồi năm 1993, nói về những gì mà ông nghĩ các nhà lãnh đạo mới của Việt
Nam cần làm sau khi đã hoàn tất vụ miễn nhiệm cả ba tam trụ cũ:
"Thứ nhất phải làm sao tạo được tinh thần phục vụ từ
các công chức nhà nước chứ không phải có quyền trong tay là anh hạch sách dân
chúng, ... anh hành người ta hơn là làm cái gì khác.
"Cái đấy là cái cốt lõi cần phải thay đổi trong việc vấn
đề đào tạo nhân sự của Đảng Cộng sản.
"Công chức là phục vụ nhân dân, Hồ Chí Minh nói công chức
là nô bộc của nhân dân, là người đầy tớ của nhân dân."
Khi được hỏi về trải nghiệm cá nhân của ông về chất lượng sống
ở Việt Nam trong 10 năm qua ông nói:
"[Chất lượng cuộc sống] có tăng lên nhưng nó vô cùng
khó khăn cho mọi người.
"Ví dụ mình có con, gửi con đi học, muốn vào trường nào
thì phải đút lót cho được để vào trường đấy cho gần nhà.
"Vào trong trường rồi thì phải đút lót cho thầy cho cô
để con được điểm tốt.
"Lên tới vấn đề đi thi trung học rồi vào đại học không
biết học gì ... sau ra có bằng đại học nhưng không làm được việc gì vì chương
trình, giáo trình, cách dạy không phù hợp cho nền kinh tế đang phát triển.
"Muốn tìm việc làm phải chạy nữa, chạy vào chỗ này mất
50 triệu, 100 triệu, chỗ khác cao hơn nữa.
"Đời sống mỗi ngày ở Việt Nam có bao nhiêu sự khó khăn
cho người dân.
"Đi ra đường bị cảnh sát giao thông thổi còi một cái là
mất mấy chục ngàn, mấy trăm ngàn để mình đi không thì bị giữ xe.
"Tất cả những chuyện đó là vấn đề quản lý nhà nước có vấn
đề."
Chủ nghĩa Marx/Lenin
Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cũng nói việc Việt Nam tiếp
tục bị trói buộc bởi chủ nghĩa Marx và Lenin khiến tư duy kinh tế lạc hậu với
thời cuộc và không thúc đẩy kinh tế phát triển.
Image caption Ông Bùi Kiến Thành sống chủ yếu ở Việt Nam từ
năm 1993
Ông nói: "Về vấn đề kinh tế thì trong 10 năm qua kinh tế
Việt Nam bồng bềnh thế thôi chức không thực sự phát triển như mong đợi.
"Sau cuộc Đổi Mới 20 năm, 10 năm cuối cùng này đáng lý
ra chúng ta phải đi xa lắm, không phải chỉ là từ một nền kinh tế nghèo nàn lạc
hậu qua nền kinh tế trung bình thấp, trung bình cao.
"Rất là đau thương, đau xót cho nền kinh tế của mình.
"Nói về quản lý kinh tế chúng ta không đạt được kỳ vọng
của người dân.
"Đây không phải là vấn đề cá nhân của ông thủ tướng mà
cả một tập thể của bộ máy lãnh đạo chưa bước ra khỏi tư duy Marxist Leninist, nền
kinh tế kế hoạch tập trung, vẫn nhắc nhở kinh tế doanh nhà nước đóng vai trò chỉ
đạo, không nói rõ một nền kinh tế thật sự bước qua kinh tế thị trường mà chỉ
nói vận hành theo cơ chế thị trường.
"Kiểu nói như vậy trong những năm 85, 86 thì có thể hiểu
được nhưng qua tới những năm 95 hay 2005 thì lạc hậu quá đi."
Ông Thành nói cần "dứt khoát, quyết liệt bước vào nền
kinh tế thị trường trong đó kinh tế doanh dân lãnh đạo chứ không có chuyện những
doanh nghiệp nhà nước ì ạch mà lãnh đạo được."
Chuyên gia kinh tế cũng nói cơ chế "xin cho" của
Việt Nam đã tạo ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp dẫn tới "chi phí quan hệ"
cao và chủ doanh nghiệp phải dành quá nhiều thời gian trong ngày để lo việc
quan hệ.
Một vấn đề khác ông nêu ra là Ngân hàng Nhà nước không đóng
vai trò như một ngân hàng trung ương chính hiệu để điều tiết dòng tiền và tháo
gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Điều này khiến lãi suất có lúc lên tới trên 20%, giống như
tưới nước nóng vào ruộng cạn theo ông Thành, khiến các doanh nghiệp thiếu vốn
hoặc không thể có lợi nhuận vì lãi suất quá cao.
Nguồn: BBC Tiếng Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét