Lan Phương
Một chuyên gia người Việt cho rằng đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) tại Việt Nam bắt đầu “lấn lướt” và gây ra “hệ quả tiêu cực”.
Nghiên cứu của Tiến sĩ Hồ Quốc Tuấn từ Đại học Bristol, cùng
với Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đặt vấn đề tại Hội thảo bàn về Việt
Nam sau 30 năm Đổi Mới tại Singapore.
Hội thảo này, quy tụ nhiều chuyên gia Việt Nam và nước
ngoài, diễn ra từ 7 đến 8/4.
Trả lời BBC Tiếng Việt tại hội thảo, ông Hồ Quốc Tuấn lý giải
FDI ở Việt Nam từ ngày đổi mới có vai trò rất quan trọng.
Hồ Quốc Tuấn: Trong giai đoạn sau đổi mới cần lượng vốn rất
lớn để đầu tư. Vai trò của FDI trước đây 1/3 là đóng góp cho nền kinh tế. Càng
về các năm sau này, vai trò của họ càng ngày càng lớn hơn.
Doanh nghiệp FDI bắt đầu lấn lướt kinh tế trong nước, nhìn
thấy được rõ là về xuất khẩu. Nhìn lên thấy doanh nghiệp trong nước nhập khẩu,
xuất siêu là doanh nghiệp nước ngoài. Nợ công tăng lên nhiều, Việt Nam cũng gặp
nhiều khó khăn về ngân sách, muốn đầu tư phát triển giờ không thể dùng vốn
trong nhà nước được nữa.
Vậy là bây giờ vốn nước ngoài càng quan trọng hơn, chưa kể đến
sau này chúng ta không còn vay được ODA lãi suất rất thấp nữa. Chúng ta phải
vay nước ngoài với lãi suất cao, thì FDI là 1 nguồn vốn đổ vào để bù đắp vào chỗ
trống nữa.
BBC:Vậy vấn đề của vốn FDI với tình trạng nền kinh tế Việt
Nam hiện tại là gì?
Rõ ràng Việt Nam cần vốn. Nhưng cách thu hút vốn của Việt
Nam là ưu đãi quá nhiều cho vốn nước người, ví dụ như ưu đãi về thuế. Trên báo
chí có nói đến rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài được ưu đãi 5 – 10 năm về thuế,
không đóng thuế, hoặc đóng thuế rất thấp, hoặc được hoàn thuế.
Có dự án hỗ trợ về giải phóng mặt bằng, địa phương hỗ trợ về
đất đai. Rõ ràng nếu ta đưa những lợi thế đó cho doanh nghiệp trong nước, có thể
doanh nghiệp vẫn có thể làm được nhiều thứ đáng kể. Nước ngoài bản thân đã rất
lớn, tài chính mạnh, như Samsung chẳng hạn, giờ ta còn ưu đãi thêm cho họ thì
doanh nghiệp trong nước không thể nào cạnh tranh được.
Nói về lợi thế, ví dụ giờ Samsung vào Việt Nam dùng những
công ty trong nước để làm nhà cung cấp cho họ thì cũng có lợi cho trong nước.
Nhưng bây giờ chúng ta quay lại sau 10 năm, chúng ta hầu như không thành công
trong việc tạo ra công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam.
Chúng ta không có nhà cung cấp địa phương cho công ty lớn
đó. Họ lại sử dụng nhà cung cấp từ Hàn Quốc, Nhật Bản, hay như Intel là họ nhập
bên kia về, chỉ coi Việt Nam là bến đậu, nhập vào, lắp ráp, rồi lại chuyển đi
bán ở nước ngoài.
Hội thảo về Việt Nam diễn ra tại Singapore
Xem trường hợp Honda đưa vào Việt Nam và Thái Lan. Vào thời
điểm có một số nghiên cứu khoảng năm 2002-2003, số doanh nghiệp phụ trợ của
Honda Thái Lan gấp 8 -10 lần của Việt Nam. Vậy là cũng một hãng đó, cũng đưa một
công nghệ vào, nhưng Thái Lan làm được công nghiệp phụ trợ, thì dần dần họ sẽ nắm
bắt được công nghệ. Câu hỏi ở chỗ vì sao mình không làm được như vậy? Bản thân
Việt Nam cũng nói phải xây dựng công nghiệp phụ trợ nhưng đến bây giờ chính
sách thì vậy. Câu hỏi cho Việt Nam là thực thi chính sách đó như thế nào?
BBC:Vậy nguyên nhân của đối cực “có hại” từ doanh nghiệp FDI
là gì?
Xu thế đó tự nhiên thôi. Nếu mình có nhân công giá rẻ, họ sẽ
vào để tận dụng nhân công giá rẻ của mình.
Chỉ có một điều là người ta vì lợi thế kinh tế thì phải vào
Việt Nam, nhưng Việ Nam lại đi ưu đãi quá nhiều cho người ta, hi vọng người ta
chuyển giao công nghiệp cho. Nhưng giờ muốn chuyển giao công nghệ cũng không được,
vì khoảng cách trình độ, ví dụ như Intel muốn chuyển giao công nghệ cho mình
thì khoảng cách trình độ cũng rất lớn. Coi như là hao tốn rất nhiều tài nguyên
của trong nước.
Việt Nam muốn đi nhanh và hi vọng nước ngoài vào sẽ giúp ta
bứt phá vượt trội. Nhưng tôi nghĩ không có đường tắt. Ta lại có nhiều chính
sách đi đường tắt. Nhiều địa phương lại nghĩ bây giờ tỉnh họ thu hút được Intel
chẳng hạn thì đó là một thành tích, và nghĩ rằng điều đó sẽ đưa địa phương họ
đi nhanh. Nhưng vấn đề là địa phương của họ chưa sẵn sàng.
BBC: Trước 10 năm sôi động này, việc đối đãi với doanh nghiệp
FDI để thu hút họ vào Việt Nam có giống bây giờ không?
Trước đây cũng có ưu đãi, nhưng tôi thấy càng về sau thì ưu
đãi càng lớn. Ví dụ một tỉnh họ cảm thấy làm thí điểm, làm rất mạnh và được
thành công. Tỉnh khác thấy vậy cũng làm theo. Thành ra hai tỉnh tranh đua với
nhau, hai bên càng phải tăng ưu đãi để thu hút người khác.
Tức là ban đầu nếu doanh nghiệp FDI vào thì có thành công
ban đầu nhưng đến khi ai cũng muốn làm thì mình đẩy mức cạnh tranh ưu đãi đầu
tư lên mức quá cao.
BBC:Ban nãy ta có nói đến tình trạng bội chi ngân sách. Qua
quá trình đổi mới, thu nhập bình quân đầu người Việt Nam có tăng lên, vậy còn
điều gì là sai ở đây?
Gọi là sai cũng không có gì hẳn là sai. Căn bản đầu tiên là
lãng phí. Việt Nam dùng chữ là chi thường xuyên rất cao. Nguồn thu hiện nay của
Việt Nam bị bó hẹp vì nhiều nguyên nhân, như từ bên ngoài là giá dầu giảm. Và có
những nguyên nhân là vấn đề thu thuế khó.
Có một nguyên nhân khác là trong bối cảnh khó khăn chi thường
xuyên giảm không nhanh bằng giảm thu. Nhiều người có nói giờ phải giảm chi thường
xuyên. Giảm chi thường xuyên là cách sử dụng xe công, nếu mua quá nhiều xe
công, đó là chi phí. Muốn giảm thì phải có cách quản lý lại.
Bộ máy của nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước lớn ra,
phình ra thì tăng chi thường xuyên lên.
Trong đó còn đó là chi trả nợ nữa. Phần đó không tránh được
vì mình vay nợ nhiều thì trả nhiều thôi. Vậy mình đã đầu tư tiền vay đi đâu? Ta
cũng biết có nhiều doanh nghiệp nhà nước không hiệu quả thì coi như số tiền đầu
tư cho các doanh nghiệp nhà nước đó thâm hụt đi.
BBC:Bối cảnh như vậy chính là thuận lợi cho doanh nghiệp
FDI?
Nhà nước không còn nguồn lực để chi đầu tư phát triển nữa.
Vì giờ chi thường xuyên chiếm phần lớn, chi cho phát triển phần nhỏ, trong khi
đó chi cho phát triển là giáo dục, y tế.
Bây giờ tái đầu tư nền kinh tế, muốn xây hạ tầng như cầu,
metro, bảo nhà nước bỏ ra một số tiền như vậy mà bản thân nhà nước lại khó khăn
thì chỉ có thể hai con đường là đi vay nợ thêm hoặc dùng vốn nước ngoài đầu tư
vào Việt Nam.
BBC:Với đội ngũ lãnh đạo mới, đâu sẽ là giải pháp để vượt
qua giai đoạn khó khăn này?
Giảm chi thường xuyên phải là mục tiêu rất quan trọng.
Phải bán bớt các doanh nghiệp nhà nước không cần thiết thì sẽ
thu ngay được một số tiền lớn.
Thứ hai, một số lĩnh vực không còn bắt buộc nhà nước phải nắm
giữ thì doanh nghiệp tư nhân có thể làm.
Vậy nếu bây giờ nhà nước hoàn chỉnh hệ thống thu thuế hiệu
quả, doanh nghiệp kiếm được tiền sẽ chịu nộp thuế, thì hai thứ đó cộng lại nhà
nước sẽ có được thuận lợi.
BBC:Nhưng bán bớt các doanh nghiệp nhà nước có khả thi
không, khi một số diễn giả vẫn nói Việt Nam vẫn chọn “định hướng xã hội chủ
nghĩa”?
Đây là vấn đề cả nhà nghiên cứu đã nói rồi, cải cách chính
trị thì cũng chẳng phải cải cách gì to lớn. Quan trọng là Việt Nam có muốn nhà
nước nắm giữ các doanh nghiệp đó không.
Kinh tế nhà nước không đồng nghĩa với doanh nghiệp nhà nước,
cũng không phải thay đổi đáng kể về thể chế, chỉ cần anh định nghĩa lại kinh tế
nhà nước. Ví dụ, các công trình nhà nước đầu tư cũng là kinh tế nhà nước. Vốn đầu
tư nhà nước trước giờ vẫn rất lớn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét