Phạm Chí Dũng
Giàn khoan dầu Hải Dương 981 là tâm điểm vụ đối đầu giữa
Trung Quốc và Việt Nam năm 2014.
Đã đến nước này thì dù muốn hay không, “đảng ta” cũng phải
tìm cách “thoát Trung”.
Tiếp dẫn không cần gióng tiếng sau hàng loạt vụ tàu Trung Quốc
tấn công và bắn giết ngư dân Việt, đến đầu tháng 4/2016, giàn khoan Hải Dương
981 của chế độ hoang tưởng này một lần nữa thò chân “Đại cục” vào vùng lãnh hải
Việt Nam.
Giữa năm 2014, chính giàn khoan này đã gây ra một cú sốc ghê
gớm đối với chính thể Hà Nội và khiến người dân Việt sôi máu căm phẫn. Hình ảnh
ngự trị của nó suốt gần ba tháng trên Biển Đông đã làm bùng nổ một cuộc biểu
tình lên tới hàng chục ngàn người ở Sài Gòn - vừa chống Trung Quốc vừa phản ứng
với tư thế gập lưng sát đất của chính quyền Việt Nam.
Còn vào lần này, có những dấu hiệu phát lộ: dường như HD 981
đang muốn lặp lại trò khiêu khích cách
đây 2 năm.
Thậm chí còn có thể nghiêm trọng hơn một trò khiêu khích: HD
981 xuất hiện ngay sau vụ Việt Nam lần đầu tiên dám bắt giữ một tàu dầu của
Trung Quốc vào tháng 4/2016.
‘Hết chịu nổi Tập Cận Bình’
Vào giờ phút hóc hiểm này, hình như những người luôn thẳng
tay đàn áp các tầng lớp dân oan đất đai và biểu tình chống Trung Quốc lại đang
muốn thốt lên câu cảm thán quẫn bách “con giun xéo lắm cũng quằn”. Kẻ mạnh ra sức
đàn áp người yếu nhưng lại bị một kẻ khác mạnh hơn siết cổ.
Khác với 2 năm trước không ra nổi một nghị quyết về Biển
Đông từ Quốc hội Việt Nam, lực lượng bộ đội biên phòng nước này đã bất chợt tôn
vinh lòng can đảm bằng hành động bắt giữ tàu Trung Quốc, dù mới chỉ là bắt tàu
chở dầu chứ không phải tàu quân sự. Chỉ vài ngày sau sự kiện chưa từng có này,
báo chí nhà nước lại có cơ hội dấn thân tuyên truyền “Hải quân Việt Nam xua đuổi
thành công 6 tàu đánh cá Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam”.
Có vẻ nỗi tủi nhục khi tàu Bình Minh 2 bị tàu hải cảnh Trung
Quốc cắt cáp vào cuối năm 2011 đang được tạm rửa. Cần làm một việc tối thiểu để
gột sơ vết dơ trên mặt. Nhất là khi một chính thể được coi là chính danh nhưng
lại bị dư luận lên án về hành động “người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đánh
giặc miệng” và cái cách đóng kịch để xoa dịu lòng dân, thậm chí còn cho rằng
chính thể Hà Nội “đi đêm” với Trung Quốc. Nếu Philippines và Indonesia - những
nước từng bị quân chủ lực Bắc cộng coi thường - mà còn dám tống giam tàu và người
Trung Quốc, cơ chế “ngủ ngày” của hải quân Việt Nam là không thể chấp nhận được.
Vào lần này, có vẻ không phải là kịch. Con giun xéo lắm cũng
quằn, có tin cho biết rằng thái độ nhu nhược thái quá lẫn khiếp nhược khó tưởng
của Hà Nội trước Bắc Kinh lại càng khiến Trung Quốc được nước lấn tới, để cuối
cùng nghe nói một lãnh đạo cao cấp Việt Nam cũng phải đập bàn “Hết chịu nổi Tập
Cận Bình!”.
Kỷ niệm đặc biệt đau đớn của Bộ Chính trị cũ của Việt Nam với
Tập Cận Bình là bối cảnh cuối năm 2015, khi “toàn đảng, toàn quân, toàn dân lập
thành tích chào mừng Đại hội XII”. Ngay trước lịch dự kiến thăm Việt Nam của tổng
thống Hoa Kỳ, người Trung Quốc đã nhanh chân đến trước. Ngay lập tức, Bộ Chính
trị và Quốc hội Việt Nam như bị một cái tát cháy mặt: dù đã nhún nhường Tập Cập
Bình đến mức để cho ông ta phát biểu trước toàn thể giới nghị sĩ quen gật và nhắm
mắt vỗ tay tại Hà Nội, chỉ một ngày sau họ Tập đã tuyên bố tại Singapore theo
cách “Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc”.
Có thể đó là giọt nước làm tràn ly. Một giọt nước đủ lớn và
đủ động năng vỗ mặt mà đã khiến những lãnh đạo Việt Nam từ quá nhũn hèn chuyển
sang bớt nhũn hèn hơn. Không khí càng bỉ tủi khi Obama quay lưng lãng quên chuyến
công du Việt Nam vào tháng 11/2015. Rõ ràng tổng thống Mỹ là người có óc trào
phúng, nhưng có lẽ thái độ mỉa mai dễ thấy nhất của Obama đối với Việt Nam là
im lặng.
Trong thế quáng quàng mất mát cả “láng giềng gần” lẫn “bà
con xa”, giới lãnh đạo Việt Nam bắt đầu nhúc nhích. Tháng 2/2016, lần đầu tiên
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang - người bị dư luận “bắt chết” hình ảnh cúi đầu
quá thấp trước quốc kỳ Trung Hoa khi cùng đứng với Tập Cận Bình tại Bắc Kinh
vào tháng 6/2013 - đã “sửa sai” bằng chuyến đến nghĩa trang liệt sĩ ở Cao Bằng
để thắp nhang tưởng niệm các quân nhân hy sinh trong cuộc chiến tranh biên giới
phía Bắc chống Trung Quốc năm 1979. Báo chí nhà nước cũng được dịp trở lại thời
hào hùng tố cáo tội ác dã man bắn giết và hiếp giết của lính Trung Quốc đối với
thường dân Việt.
Cùng thời gian đó, ba cuộc tập hợp kỷ niệm và tưởng niệm
ngày chiến tranh biên giới và ngày mất các đảo Trường Sa, Gạc Ma của giới đấu
tranh dân chủ và nhân quyền tại Hà Nội đã không bị công an đàn áp hay bị chính
quyền quấy rối như những năm trước.
Sau đó, còn có tin cho biết giới quân sự Việt Nam đã âm thầm
tham gia cuộc tập trận “Hổ Mang Vàng” của Mỹ và đồng minh với vai trò “quan sát
viên” - một hành động hiếm có về năng khiếu “vượt lên chính mình”. Vào tháng
3/2016, thậm chí còn diễn ra một cuộc tập trận giữa hải quân Việt Nam và Nhật Bản
ở ngoài khơi Đà Nẵng, dù giới tuyên giáo và ngoại giao Việt vẫn im thin thít…
Sẽ cần biểu tình chống Trung Quốc?
Chi tiết rất đáng lưu ý là vụ bắt giữ tàu dầu Trung Quốc vào
đầu tháng 4/2016 diễn ra ngay sau khi kết thúc chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng
Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn vào cuối tháng Ba cùng năm.
Năm 2015, sau khi kết thúc cuộc “nhận ấn tín” của Bộ trưởng
Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh - một cái bình đậm tính ý chỉ - từ tay tướng
Thường Vạn Toàn, hải quân Việt Nam đã chẳng có bất cứ một hành động chế tài nào
nào đối với các tàu cá Trung Quốc xâm phạm lãnh hải, dù vào thời gian đó ngư
dân Việt vẫn bị tàu Trung Quốc đều đặn hất xuống biển.
Còn vào ngày hôm nay, Phùng Quang Thanh đã chính thức từ giã
vũ đài chính trị. Thay thế ông ta là Ngô Xuân Lịch - một nhân vật chưa rõ quan
điểm và hành động nhưng cũng chưa bị xem là kẻ quá nhu nhược và đớn hèn về
“chuyện trong nhà” như tướng Thanh.
Gần tương tự như tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phải nhận
lãnh khối hậu quả kinh khủng về nợ công, nợ xấu, ngân sách, tham nhũng và tệ nạn
xã hội từ thủ tướng cũ là Nguyễn Tấn Dũng, tân Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch
cũng phải đối mặt với tất cả những gì bị xem là “nối giáo” mà người tiền nhiệm
Phùng Quang Thanh đã rước vào cõi Việt.
Ngay trước mắt, HD 981 là một phép thử đối với tất cả - thái
độ và cái thế chỉ muốn lao vào “ao nhà Biển Đông” của Tập Cận Bình, phản ứng của
chính thể Việt Nam và hành xử của từng nhân vật trong Bộ chính trị mới ở Việt
Nam.
Điều gì sẽ xảy ra nếu HD 981 lặp lại cuộc khiêu khích thô bạo
vào giữa năm 2014? Bộ Chính trị mới với tổng bí thư cũ sẽ sẵn sàng đối mặt đến
mức nào?
2016, Tập Cận Bình đã vươn đến đỉnh cao chuyên quyền so với
4 năm trước khi ông ta mới bắt đầu cuộc chinh phục nội bộ đảng Cộng sản Trung
Quốc. Còn đường biểu diễn đoàn kết nội bộ của đảng Cộng sản Việt Nam lại biến
diễn theo hướng chúc xuống: tản quyền và nạn cát cứ địa phương.
Một số chuyên gia nhận định: từ sau Hiệp ước Thành đô vào thập
kỷ 90 của thế kỷ trước, chưa bao giờ Trung Quốc có nhiều điều kiện thuận lợi
như hiện thời để tống Việt Nam vào tay áo. Chưa bao giờ Biển Đông lại sát gần với
hình ảnh “ao nhà” của Trung Quốc như lúc này. Kinh tế khốn quẫn và phụ thuộc khủng
khiếp vào Trung Quốc, xã hội vừa tiềm ẩn vừa phát lộ quá nhiều dấu hiệu hỗn loạn,
chẳng có gì bảo đảm là “đảng ta” sẽ không tái phát một cơn bạo bệnh tan nát lục
phủ ngũ tạng thời hậu Nguyễn Tấn Dũng… đang khiến cho chế độ chính trị Việt Nam
trở nên mong manh và dễ phụ thuộc ngoại bang hơn bao giờ hết.
Có thể, đó là những lý do đủ sâu và đủ hiểm để HD 981 không
còn thuần túy là mối khiêu khích vào năm nay. Mà hơn cả thế.
Mà như vậy, lịch sử sẽ lặp lại bằng vào tư thế lộn ngược: từ
quan điểm đàn áp biểu tình những người chống Trung Quốc, rất có thể đến một thời
điểm nào đó (chỉ là thời điểm), “đảng ta” sẽ phải cần đến chính những cuộc biểu
tình bất khuất không cần mang tính đảng ấy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét