Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2016

Ân xá Quốc tế: Lãnh đạo Việt Nam cần ưu tiên cải thiện tình trạng nhân quyền

Vũ Quốc Ngữ dịch từ Ân xá Quốc tế

Ông Nguyễn Phú Trọng. Nguồn: internet
Ông Nguyễn Phú Trọng. Nguồn: internet


Với việc ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục nắm giữ cương vị Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam, sau cuộc đua tranh bí mật với Thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng, ông cần phải hành động ngay lập tức để cải thiện tình trạng nhân quyền tồi tệ lâu nay của đất nước.

Việt Nam đang ngày càng cố gắng để chứng tỏ bản thân như là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế – quốc gia này đang giữ một ghế trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và gần đây đã phê chuẩn Công ước Chống Tra tấn. Nhưng đó chỉ là cái vỏ bên ngoài mà bên trong là thực trạng hoàn toàn khác. Vi phạm nhân quyền trong nước tiếp tục không suy giảm. Thực tế, cũng bí mật như cuộc đua vào những vị trí lãnh đạo, là lá chắn cho thành tích nhân quyền của Việt Nam khỏi bị kiểm soát và cho phép chính phủ tránh được sự khinh miệt của cộng đồng quốc tế.

Những bài học từ lịch sử của Tập Cận Bình


Biên dịch: Lê Công Anh - Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Nguồn: “Xi’s History Lessons,” The Economist, 14/08/2015.



Đầu tháng 9 tới, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ đến dự một buổi duyệt binh lớn ở Bắc Kinh. Đây sẽ là sự khẳng định quyền lực rõ nét nhất của ông kể từ khi lên nắm quyền năm 2012: lần đầu xuất hiện trước công chúng trong một buổi biểu dương các lực lượng tên lửa, xe tăng, và binh lính diễu hành. Được biết, sự kiện sẽ hoàn toàn liên quan đến các vấn đề quá khứ, kỷ niệm Thế chiến II kết thúc năm 1945 và tưởng nhớ 15 triệu người Trung Quốc đã mất trong một trong những chương đẫm máu nhất của lịch sử Trung Quốc: thời kỳ Đế quốc Nhật xâm lược và chiếm đóng Trung Quốc 1937-1945.

Nó sẽ là một lời nhắc nhở về lòng quả cảm của các quân nhân Trung Quốc cũng như vai trò quan trọng của Trung Quốc trong việc đương đầu với đế quốc hung tàn của châu Á. Quả đúng như vậy: những hy sinh của Trung Quốc trong suốt thời kỳ địa ngục đó xứng đáng được ghi nhận rộng rãi hơn.

Trong giai đoạn từ năm 1937, khi cuộc chiến toàn diện đã nổ ra ở Trung Quốc, cho đến cuối năm 1941, khi cuộc tấn công Trân Châu Cảng đưa Mỹ vào cuộc chiến, Trung Quốc đã phải đơn độc chiến đấu với Nhật Bản. Khi Thế chiến kết thúc, thiệt hại về người của Trung Quốc – cả binh lính và thường dân – lớn hơn bất kỳ quốc gia nào ngoại trừ Liên Xô.

Ý dân



Kỳ đại hội đảng lần này chứa đựng khá nhiều bất ngờ, nhất là trong việc bầu bán chiếc ghế tổng bí thư. Thoạt đầu Bộ Chính trị đề nghị một mình Nguyễn Phú Trọng ở lại, tiếp tục lãnh đạo đảng. Sau, đại hội đề cử Nguyễn Tấn Dũng và một số người khác cùng ở lại. Theo quy định, mọi người đều tự xin rút.

Đại hội sẽ bỏ phiếu chấp nhận hay phản đối lời đề nghị xin rút ấy. Giới quan sát Việt Nam và quốc tế hy vọng đa số đại biểu sẽ bác bỏ lời xin rút của Nguyễn Tấn Dũng để ông có thể tranh giành chức tổng bí thư với Nguyễn Phú Trọng. Nhưng cuối cùng, đại hội lại đồng ý cho Nguyễn Tấn Dũng rút.

Con đường hoạn lộ của Nguyễn Tấn Dũng, như thế, hoàn toàn chấm dứt.

Qua việc bỏ phiếu đồng ý cho Nguyễn Tấn Dũng rút, chúng ta thấy ngay có sự khác biệt sâu sắc giữa Ban Chấp hành Trung ương và dân chúng.


Theo cuộc thăm dò ý kiến của dân chúng trên trang web cũng như mạng xã hội của Ban Việt ngữ đài VOA, 65% trong tổng số 2500 người trả lời cho biết họ hy vọng chức tổng bí thư sẽ lọt vào tay Nguyễn Tấn Dũng trong khi đó chỉ có 25% chọn Nguyễn Phú Trọng. Trong một cuộc thăm dò khác trên facebook của đài VOA, số người ủng hộ Nguyễn Tấn Dũng lên đến 74%.

Đại hội 12 và những ngộ nhận cần chấm dứt


Đỗ Đăng Liêu 


Đại hội 12 của đảng Cộng sản Việt Nam


Sau khi Đại Hội Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) kết thúc vào ngày 28 Tháng Giêng, có một số điều thiết tưởng cần phải nói rõ, để đánh tan đi một số ngộ nhận mà ĐCSVN muốn nhồi nhét vào đầu chúng ta.

Ngộ nhận đầu tiên mà ĐCSVN tạo ra là tình trạng độc đảng ở Việt Nam và chuyện ĐCSVN được nắm độc quyền điều hành việc nước là điều tự nhiên, trong khi đó chính là điều phản tự nhiên trong một quốc gia tự do dân chủ bình thường.

Trước khi ĐCSVN có mặt ở Việt Nam, đất nước VN đã có một môi trường chính trị đa nguyên đa đảng với sự hiện hữu của nhiều đảng phái chính trị cùng sinh hoạt tự do trong không khí dân chủ và hòa bình. Chỉ từ khi ĐCSVN ra tay tiêu diệt tất cả các đảng phái khác rồi cướp chính quyền, dùng bạo lực cấm mọi đảng phái khác sinh hoạt thì đất nước VN mới trở thành độc đảng như hiện nay.

TIN NGẮN THẾ GIỚI NGÀY 31/1/2016


1/ Tin Hoa Kỳ: Ba tù nhân vượt ngục ở California đã bị bắt

Hai tù nhân đào thoát khỏi một nhà tù ở Nam California, Mỹ, đã bị bắt hôm nay, một ngày sau khi một kẻ vượt ngục thứ ba Bac Duong đầu hàng cảnh sát.
Hossein Nayeri, 37 tuổi, và Jonathan Tieu, 20, bị bắt gần công viên Golden Gate ở San Francisco sáng 30/1. Cảnh sát cho hay, Tieu là một thành viên của một băng đảng tội phạm gốc Việt, và đang chờ ra tòa vì tội giết người. Theo cảnh sát trưởng Quận Cam, vụ bắt giữ được thực hiện sau khi một người phụ nữ ở thành phố trên báo cho cảnh sát biết rằng bà nhìn thấy một chiếc xe tải màu trắng mà hai kẻ đào tẩu tuần trước sử dụng.


2/ Tin Nhật Bản: Thị trường châu Á tăng mạnh sau thông báo bất ngờ của Ngân hàng Nhật

Các thị trường châu Á đã tăng điểm mạnh hôm thứ Sáu sau khi Ngân hàng trung ương Nhật Bản đưa ra tuyên bố bất ngờ rằng họ sẽ tiến hành chính sách lãi suất âm, sẽ thúc đẩy việc cho vay tiền trong nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới.
Chỉ số Nikkei ở Tokyo tăng 2,8% vào lúc đóng cửa sau một ngày lên xuống trôi nổi giữa lời và lỗ. Các thị trường ở Sydney, Singapore, Manila và Đài Bắc đều tăng khoảng 2% vào cuối ngày giao dịch. Các thị trường Âu châu đi theo chiều hướng tăng vào phiên giao dịch buổi sáng.


3/ Tin Miến Điện : Các tân nghị sĩ chuẩn bị nhậm chức

Ngày mai, 01/02/2016, Quốc hội mới của Miến Điện, với đa số dân biểu thuộc đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà Aung San Suu Kyi, sẽ họp phiên đầu tiên. Các dân biểu mới đang ráo riết chuẩn bị cho sự kiện lịch sử này theo tường thuật của hãng tin AFP hôm nay.
Trong số những người đầu tiên khoác chiếc áo dân biểu có Tin Thit, nhà thơ bất đồng chính kiến, người đã làm nên huyền thoại “nhà thơ đánh bại tướng lãnh”. Năm nay 49 tuổi, Tin Thit trong cuộc bầu cử vừa qua đã chiến thắng trước ứng cử viên của đảng cầm quyền USDP, cựu bộ trưởng Quốc phòng Wai Lwin.


4/ Tin Syria: Phe đối lập Syria đặt điều kiện hòa đàm

Nhóm đối lập chính của Syria đã đến Geneva, Thụy Sỹ, một ngày sau khi thôi đe dọa tẩy chay các cuộc hòa đàm do Liên Hiệp Quốc bảo trợ.
Tuy nhiên, một phát ngôn viên nói nhóm này giữ nguyên lập trường đòi chấm dứt các cuộc không kích và phong tỏa trước khi đàm phán với chính phủ Syria. Đoàn đàm phán của nhóm theo lịch trình sẽ gặp phái viên Liên Hiệp Quốc Staffan de Mistura vào ngày Chủ nhật. Trong khi đó, Tổng thư ký‎ Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon đã kêu gọi tất cả các bên đặt lợi ích của người Syria lên trên hết.


5/ Tin Malaysia: Bốn người đàn ông ra tòa tại Malaysia vì mua bán thiếu nữ Việt

Bốn người đàn ông ra tòa tại thành phố Masai của Malaysia với cáo buộc bán phụ nữ nước ngoài vào các động mãi dâm ở Bandar Sri Alam. Trong số các phụ nữ này có 3 thiếu nữ Việt Nam tuổi chỉ từ 15 tới 17.
Bốn nghi can không rõ quốc tịch, được nêu tên có vẻ như người Hoa, nhưng cũng có thể là người Việt, gồm Chin Kong Peng 61 tuổi, Ching Joo Toon 60 tuổi, Ong Kiat 62 tuổi, và Fan Chon Kwee 49 tuổi. Họ đối diện với các cáo buộc theo đạo luật Chống Buôn Người và Chống Buôn Lậu Di Dân năm 2007 của Malaysia, và Điều 55B của Đạo Luật Di Trú về tuyển dụng người nhập cư bất hợp pháp.


6/ Tin Thổ Nhỉ Kỳ: 37 di dân thiệt mạng vì thuyền đắm ngoài khơi Thổ Nhĩ Kỳ

Ít nhất 37 di dân, trong đó có nhiều trẻ em, thiệt mạng hôm thứ Bảy khi con thuyền chở họ nhắm đến đảo Lesbos của Hy Lạp bị đắm ngoài khơi phía tây của bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổng số người thiệt mạng tăng thêm tính đến chiều tối thứ Bảy sau khi các đội cứu hộ tìm thấy thêm xác người còn kẹt bên trong chiếc thuyền dài 17 mét. Các nhân viên cứu hộ vớt được 75 người sống sót.


7/ Tin Nhật Bản: Tăng cường không lực tại Hoa Đông

Nhật Bản tăng gấp đôi số chiến đấu cơ F15 tại Okinawa để bảo vệ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và bố trí hệ thống lá chắn bảo vệ vùng trời thủ đô Tokyo đề phòng tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên.
Bộ quốc phòng Nhật Bản hôm nay 31/01/2016 cho biết đã đưa 20 chiến đấu cơ F15 từ căn cứ Kyushu ở tây nam về Naha ở Okinawa bổ sung cho phi đội 20 chiếc F15 tại chổ. Sự kiện quân đội Nhật tập trung 40 máy bay chiến đấu về Okinawa diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc huy động hải thuyền và máy bay thường xuyên áp sát hoặc xâm nhập vùng biển và vùng trời quần đảo Senkaku.


8/ Tin Syria: Ba vụ nổ bom làm 45 người thiệt mạng tại thủ đô Syria

Ba vụ đánh bom xảy ra tại một quận của thủ đô Damascus của Syria làm ít nhất 45 người thiệt mạng hôm Chủ nhật.
Hai kẻ đánh bom tự sát đã kích nổ bom khi các đội cứu hộ đến hiện trường một vụ đánh bom xe tại quận Sayeda Zeinab ở Damascus, nơi có đền thờ Hồi giáo Shia linh thiêng nhất của Syria. Bạo động xảy ra giữa lúc nhóm đối lập chính của Syria dự trù họp với Ðặc sứ Staffan de Mistura ở Geneva.


9/ Tin Ukraine: Đặc nhiệm Ukraine đột nhập khu người Việt

Cơ quan an ninh Ukraine (SBU) nói vụ đặc nhiệm nước này lục soát khu dân cư người Việt ở Odessa là để 'tìm các băng buôn người'.
Hôm 28/1, một nhóm lính đặc nhiệm, nhiều người bị mặt đã tràn vào khu Lotos (người Việt gọi là Làng Sen), khám nhà và tịch thu tiền của người Việt sống tại đây. Ngày 31/1, người phát ngôn của SBU, bà Elena Gitlyanskaya, nói trên truyền thông Ukraine rằng cuộc khám xét tại khu Làng Sen là nhằm mục đích "tìm kiếm và phát hiện các kênh chuyển người bất hợp pháp vào Ukraine".


10/ Tin Nigeria: Boko Haram tấn công ngôi làng ở Nigeria, 50 người thiệt mạng

Tin cho biết nhiều người đã thiệt mạng sau khi các phần tử hiếu chiến Boko Haram tấn công một ngôi làng ở ngoại ô thành phố Maiduguri, thuộc miền đông bắc Nigeria.
Những người chứng kiến kể rằng các phần tử hiếu chiến tấn công thị trấn Dalori tối thứ Bảy, nổ súng vào cư dân và đốt phá nhà cửa. Hãng thông tấn AP nói rằng một binh sĩ cho biết 3 phụ nữ đánh bom tự sát đã nổ bom giữa một đám đông cư dân gây thêm thương vong.





Về xu hướng tăng cường công an trong hệ thống lãnh đạo đảng, chính quyền


Nguyễn Vũ Bình

Trong thời gian gần đây, việc luân chuyển cán bộ công an sang lãnh đạo đảng, chính quyền ở các địa phương diễn ra tương đối phổ biến. Điển hình là mới gần đây, giám đốc công an thành phố Hà Nội đã được bầu (cơ cấu) làm chủ tịch thành phố Hà Nội. Những thông tin được tiết lộ từ Hội nghị trung ương 14 (khóa XI) và Đại hội toàn quốc ĐCS Việt Nam lần thứ XII vừa qua, bộ trưởng công an Trần Đại Quang có thể sẽ được cơ cấu làm chủ tịch nước. Các địa phương tỉnh, huyện trong cả nước cũng có tình trạng tương tự. Như vậy, rõ ràng có xu hướng tăng cường cán bộ công an trong hệ thống lãnh đạo đảng và chính quyền.

Trước hết, trong hệ thống cơ cấu quyền lực của các chế độ cộng sản nói chung, và chế độ cộng sản Việt Nam nói riêng, ngành công an có một vị thế đặc biệt. Có thể nói, chế độ cộng sản, chế độ toàn trị xây dựng và vận hành được cơ chế triệt tiêu sự phản kháng của người dân có sự đóng góp rất lớn của ngành công an. Đồng thời, việc duy trì và bảo vệ chế độ cộng sản trước những sóng gió của thời cuộc cũng một tay ngành công an tham mưu và lo liệu. Chính vì vậy, quyền lực của ngành công an, so với tất cả các ngành nghề khác là vượt trội và bao trùm. Việc điều chuyển cán bộ ngành công an sang lãnh đạo đảng và chính quyền từ trước tới nay vẫn thường xảy ra, tuy nhiên tỷ lệ không nhiều và chưa trở thành xu hướng như thời gian gần đây.

Nguyễn Phú Trọng chia rẽ Nam Bắc



Ngô Nhân Dụng
 

Nếu ai còn nghi ngờ dân Hà Nội đã nói oan khi đánh giá ông Nguyễn Phú Trọng là “Lú như Trọng,” nên đọc bài diễn văn của ông Trọng Lú khi trình diện Bộ Chính Trị mới, năm 2016, sẽ hết nghi.

Trước ống kính truyền hình cho cả nước coi, ông Nguyễn Phú Trọng tuyên bố đảng của ông sẽ tiếp tục “vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội...”

Thứ nhất, chủ nghĩa Mác-Lênin đã chết từ lâu rồi, sau khi đã làm kiệt quệ cả kinh tế lẫn đời sống tinh thần của hãng tỷ con người. Ngay ở Trung Quốc bây giờ, bọn lãnh đạo cũng không còn tin ở chủ nghĩa đó nữa. Họ chăm chỉ học tập cách làm ăn theo chủ nghĩa tư bản thế kỷ 19.

Thứ hai, Hồ Chí Minh không bao giờ nhận mình có “tư tưởng.” Ông đã nói rằng tất cả những gì cần viết đã có Mao Trạch Ðông viết hết cả rồi, chính ông ta không cần suy nghĩ thêm nữa. Ông thỏa mãn với địa vị “Mao Nhỏ” (Tiểu Mao) nên cho bồi bút ca ngợi mình: “Bác Mao không ở đâu xa, Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao.”

Thứ ba, ông Nguyễn Phú Trọng nói đảng ông “kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.” Một đảng đề cao “độc lập dân tộc” mà vẫn nhắm mắt cho Cộng Sản Trung Hoa chiếm đất, chiếm đảo của nước mình từ 1958 đến 1974, lại 1988 là làm sao? Tại sao chúng nó tấn công giết hại đồng bào năm 1979 mà lại cúi đầu khom lưng tiếp tục ôm chân “đồng chí anh em” khắng khít từ hội nghị Thành Ðô (1990)?

Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016

Lớp học bên chuồng trâu, Hà Nội cấm tặng quà


Mi An

Các bé trường mầm non tại điểm trường Bản Lầm (Yên Bái) đang phải học trong một gian nhà bếp cạnh chuồng trâu suốt 5 năm qua.


                                        Lũ trẻ nằm ngủ dưới sàn đất, gió lùa qua tường hở. 

Những ngày này, bên cạnh thông tin mưa rét đang đe dọa cuộc sống và gia súc, mùa màng của người dân ở các tỉnh miền núi phía Bắc, cư dân mạng còn để lòng xót thương một câu chuyện trên báo Dân Trí, “Xót xa trẻ mầm non phải học trong nhà bếp, ngủ cạnh chuồng trâu”.

Những đứa trẻ đáng thương đang học tại điểm trường Bản Lầm (Văn Chấn, Yên Bái) không có chỗ học, chúng phải học nhờ trong một gian bếp cũ của thôn đang mục nát, khi nào thôn có việc thì trẻ phải nghỉ học. Lớp học tối om quanh năm, ánh sáng chỉ trông chờ vào 2 ngọn đèn điện sáng lờ mờ.

Vì đó là gian bếp, vì đó không phải là lớp học, nên ánh sáng chỉ thế thôi. Nhìn bức ảnh những đứa bé xếp hàng nằm ngủ trên nền đất lở lói, tường nhà trống hoác, gió lùa, không thể không thấy đau lòng, xót ruột cho bọn trẻ.

Không gian chơi của chúng là gầm của cái nhà sàn là hội trường thôn ngay trước mặt, lũ trẻ cứ lê la dưới đất, đồ chơi là giẻ bẩn, vài quả bóng nhựa. Ngày mưa thì toàn trường nghỉ học vì đất đá tràn vào lớp học, nguy hiểm cho các bé độ tuổi từ 25-36 tháng.

Liệu sẽ có cải cách chính trị trong những năm tới?





Danh sách 19 ủy viên Bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam đã được công bố. Đây là những người điều hành nước Việt Nam trong năm năm tới. Từ Oregon, Tiến sĩ Vũ Tường giảng dạy khoa chính trị Đại học Oregon cho Đài Á Châu Tự Do một số nhận định của ông về những gương mặt quyền lực mới này.

Xu hướng bảo thủ đóng vai trò chủ đạo

Trước hết Tiến sĩ Vũ Tường cho biết:

TS Vũ Tường: Tôi cũng thấy có một số thay đổi, nhưng cái xu hướng bảo thủ của những người thân Trung Quốc vẫn đóng vai trò chủ đạo trong bộ chính trị. Những người có đường hướng cứng rắn đối với những vấn đề như là quan hệ với phương Tây, hay là tự do nhân quyền trong nước.

Đó là nhận định tổng quát, còn đi vào từng người cụ thể thì tôi thấy có những thay đổi như ông Bộ trưởng Bộ ngoại giao vào Bộ chính trị. Hay là có những Bộ trưởng có học thức, hiểu biết về kinh tế vào Bộ chính trị như là ông Vương Đình Huệ. Bà Kim Ngân cũng từng làm việc ở Bộ Tài chính, Thống đốc ngân hàng nhà nước là ông Nguyễn Văn Bình, Hoàng Trung Hải từng phụ trách Bộ công nghiệp, hay là ông Đinh La Thăng phụ trách Bộ giao thông vận tải. Những người này có hiểu biết về kinh tế, từng quản lý kinh tế mà vào Bộ chính trị thì là điều tích cực. Nhưng mà có điều đáng lo là có thể đoán ông Hoàng Trung Hải và ông Đinh La Thăng ủng hộ cho vai trò lớn hơn của khu vực kinh tế nhà nước, hoạt động kém hiệu quả và nhiều tham nhũng. Thành ra cũng không biết là sự có mặt của các ông đó là lợi hay hại cho kinh tế Việt Nam. Tương tự như vậy đối với ông Nguyễn Văn Bình. Ông này là Thống đốc ngân hàng. Ở nhiều nước như nước Mỹ chẳng hạn thì cái vị trí Thống đốc ngân hàng phải trung lập không liên quan đến chính trị, vì các nhà chính trị luôn có khuynh hướng chi tiêu thõai mái. Điều đó có thể nguy hiểm cho các chính sách kinh tế vĩ mô của quốc gia.

Ông Trọng phải thế nào mới được như thế chứ



Đoan Trang
Theo Blog Đoan Trang


Ở những nước có chế độ dân chủ đa đảng, các chính trị gia thuộc các đảng phái khác nhau cạnh tranh với nhau bằng các chính sách công - cũng giống như việc đưa ra giải pháp, sản phẩm cho “thị trường chính trị”. Chính sách đó thể hiện thông qua đường lối, cương lĩnh, chương trình hành động... của đảng. Ví như đảng theo chủ nghĩa tự do nhấn mạnh các khái niệm “phồn vinh, thịnh vượng chung”, “chính quyền hiệu quả”; đảng theo khuynh hướng bảo thủ thì đề cao “quốc phòng mạnh”, “thị trường tự do, cắt giảm thuế”, “chính quyền nhỏ gọn”, “các giá trị gia đình là cốt lõi”...

Ở Việt Nam từ trước đến nay, chỉ có duy nhất Đảng Cộng sản nắm quyền lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện, kiên định với đường lối XHCN Mác-Lê. Đâm ra về căn bản, thị trường chính trị không có sự cạnh tranh về sản phẩm chính sách công, 100% người tiêu dùng bị cưỡng bức sử dụng một loại sản phẩm duy nhất là chủ nghĩa Mác-Lênin vô địch.

Không có giải pháp nào cho thị trường, các “chính trị gia” xã nghĩa quay ra cạnh tranh với nhau bằng những “đường lối” kiểu như phe này thì có vẻ thân Mỹ và chịu cải cách, nhưng tham nhũng, phe kia bảo thủ, thân Tàu, nhưng được cái trong sạch. Vâng, như thế gọi là “đường lối” đấy ạ. Trong khi không tham nhũng, chống tham nhũng, hay nói cách khác là liêm chính, vốn chỉ là đạo đức căn bản của một người bình thường. Nó không thể là phẩm chất, là đường lối của một chính khách; trong một nền chính trị dân chủ, không chính trị gia nào đi cạnh tranh với nhau bằng việc ông/bà ta không tham nhũng và sẽ chống tham nhũng cả. (Đó là chưa nói đến chuyện chống tham nhũng ở một chế độ như thế là bất khả thi).

Không lãng phí nhân tài


Ngọc Việt (GDVN)

 
Ông Lý Quang Diệu đã biết trước xã hội Singapore sẽ hình thành lực lượng đối lập trong chính trị dù đất nước có phát triển và đạt được nhiều thành công.



Ngày 27/1 The Straits Times đưa tin, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã đưa ra đề xuất ba điểm cho việc đổi mới chính trị tại nước Cộng hòa Singapore mà theo ông là để cho kịp với sự phát triển của đất nước trong thời đại mới.

Trong ba điểm chính ấy có nội dung về việc nâng số lượng ghế tối thiểu cho các Nghị sĩ đối lập trong Quốc hội Singapore bởi vì hiện nay số ghế của các lực lượng đối lập giành được quá ít – chỉ có 9 ghế giành được trong cuộc bầu cử hồi tháng 9/2015. Số tối thiểu mà ông Lý Hiển Long đề xuất cho phe đối lập trong các cuộc bầu cử tiếp theo là 12 ghế.

Theo đề xuất mới này, sẽ có những đại diện của phe đối lập không trúng cử vì giành được ít phiếu bầu nhưng sẽ trở thành những Nghị sĩ không đầy đủ, có quyền và nghĩa vụ gần như một Nghị sĩ quốc hội thực thụ.

Người Việt mình rồi sẽ sống ra sao? (Kỳ 2)

 Nhạc sĩ Tuấn Khanh

Hố thẳm phía trước

Mới đây, tin tức báo chí Úc tường thuật về chuyến đi của chiếc tàu chiến 152 của Trung Quốc ghé cảng Brisbane, Úc, trong một chuyến hải hành ngoại giao quốc tế đã làm bùng lên nhiều tranh cãi. Ngay khi tàu cập cảng, người ta nhìn thấy hầu hết thuỷ thủ của tàu 152 vội vã đi mua gom loại sữa bột trẻ em hiệu Aptamil 3, một loại sữa Úc mà mọi người dân Trung Quốc tin dùng.
Liên tiếp trong nhiều năm, những vụ bê bối về sữa độc bị phát hiện ở đại lục đều khiến giới phụ huynh ai nấy đều hoảng kinh. Vì tham tiền, các nhà sản xuất sữa ở Trung Quốc đã trộn vào đó các hoá chất khiến sữa bột trở nên hấp dẫn hơn, bất chấp nguy hại.

Hình ảnh các nhóm hải quân oai hùng của Bắc Kinh khệ nệ ôm các thùng sữa mang xuống tàu, khiến lời bình của dân chúng rộ lên. Trung Quốc được coi là quốc gia có nền kinh tế hàng đầu thế giới, hàng hoá tràn ngập khắp nơi, thế nhưng chất lượng của nó là điều làm mọi người phân vân, hay nói đúng hơn là lo sợ. Từ khi nhiều nhãn hiệu sữa bị phát hiện là thứ gây độc hại cho trẻ em, sữa Aptamil 3 của Úc trở thành nhãn hàng cứu tinh cho các gia đình trung lưu ở Trung Quốc, mặc dù giá mắc đến gấp hai, ba lần. Dĩ nhiên, còn các gia đình có thu nhập thấp ở đại lục chỉ còn biết im lặng và tuyệt vọng.

Liệu sẽ có cải cách chính trị trong những năm tới?


Nguyễn Thế Phương



Quá trình phát triển khoa học và công nghệ quân sự của Trung Quốc luôn được xem là một chiếc “hộp đen” bí ẩn. Sự bí ẩn bao trùm quá trình hiện đại hoá quân đội Trung Quốc (PLA) này tạo ra nhiều đồn đoán về tiềm lực, khả năng và vai trò của quân đội dưới sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản. Những bài viết có sẵn thường tập trung vào các trang thiết bị kỹ thuật (ví dụ như chương trình tàu sân bay hay tên lửa đạn đạo) hay phân tích các đại chiến lược quan trọng (ví dụ như tham vọng cải cách quân đội gần đây của Tập Cận Bình).

Tuy nhiên, rất ít các bài viết đề cập tới những cá nhân, những quân nhân nổi bật trên mặt trận phát triển công nghệ; những kỹ sư và nhà khoa học đã thiết kế và chế tạo (hay thậm chí là ăn cắp) các thông tin và vũ khí mà PLA đang sử dụng. Robert Beckhausen đã cung cấp cho chúng ta một cái nhìn toàn cảnh về một trong những cá nhân quan trọng và có ảnh hưởng nhất trong chương trình hiện đại hoá quân đội của Trung Quốc.

Dương Vĩ (杨伟) không phải là một cái tên quen thuộc, ngay cả với những chuyên gia chuyên theo dõi Trung Quốc. Tuy nhiên, vị Giám đốc 53 tuổi của Viện Thiết kế Máy bay Thành Đô chắc chắn là người có ảnh hưởng lớn nhất trong ngành công nghiệp máy bay quân sự của Trung Quốc hiện nay. Tất cả những gì mà chúng ta biết hiện nay về Dương Vĩ đến từ bài phỏng vấn năm 2011 trên tờ tuần báo Khoa học và Công nghệ, tờ ngôn luận chính thức của Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc. Dương Vĩ chính là thiết kế trưởng của hai dòng máy bay đang được bàn luận nhiều nhất hiện nay của Trung Quốc: máy bay tàng hình J-20 và chiếc máy bay liên doanh giữa Pakistan và Trung Quốc JF-17 Thunder, vốn được quảng cáo là một loại tiêm kích xuất khẩu giá rẻ có khả năng thay thế các loại tiêm kích hiện đại thế hệ thứ tư của Nga hay phương Tây.

Human Rights Watch: Nhân quyền Việt Nam 2015 vẫn còn ảm đạm


(HRW, DL) - Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2015, có ít nhất 40 vụ tấn công bạo lực các nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền ôn hòa tại Việt Nam, theo bản phúc trình về tình hình nhân quyền Việt Nam năm 2015 vừa được đưa ra bởi tổ chức Human Rights Watch.

Báo cáo nhân quyền năm 2015 mới đây của Human Rights Watch nhận định tình hình nhân quyền năm qua vẫn ảm đảm dù kinh tế đang phục hồi và có tiến bộ về một vài chỉ số xã hội. Đảng Cộng Sản vẫn là độc Đảng cầm quyền. Tất cả các quyền cơ bản như quyền tự do tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội và tự do tôn giáo đều bị xiết chặt.

Trong năm 2015, nhà cầm quyền Việt Nam đã hạn chế sử dụng các điều luật về an ninh quốc gia đề bỏ tù các nhà bất đồng chính kiến vì đang trong quá trình đám phán TPP và nhân quyền là một trong nhiều điều kiện để Việt Nam có thể gia nhập TPP. Như trường hợp của Nguyễn Viết Dũng bị bắt tháng 4/2015 vì tội "gậy rối trật tự công cộng". Đinh Tất Thắng bị bắt vào tháng 8/2015 về hành vi phát tán thư tín có nội dung phê bình lãnh đạo và công an tỉnh, bị truy tố theo điều 258 "lợi dụng quyền tự do dân chủ"

Tuy nhiên, HRW cũng chỉ ra trường hợp bị bắt vì những điều khoản an ninh quốc gia như ông Trần Anh Kim bị bắt hồi tháng 9/2015. Đến tháng 12 thì ông Lê Thanh Tùng cũng bị bắt và khởi tố trong cùng vụ án theo điều 79 BLHS "Hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân". Các Blogger Anh Ba Sàm cùng đồng sự Nguyễn Thị Minh Thúy hay blogger Nguyễn Ngọc Già bị bắt từ năm 2014 đến nay vẫn chưa đưa ra xét xử.

Những người hoạt động nhân quyền ôn hòa vẫn bị chính quyền sách nhiễu, đàn áp, thậm chí là tấn công bởi các an ninh thường phục. Chỉ trong 9 tháng đầu năm, có hơn 40 vụ an ninh thường phục đánh đập các nhà bất đồng chính kiến như Phạm Đoan Trang, Nguyễn Tường Thụy, J.B Nguyễn Hữu Vinh, Trần Thị Nga, Nguyễn Chí Tuyến, Trịnh Anh Tuấn, Đinh Quang Tuyến, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Chu Mạnh Sơn và Đinh Thị Phương Thảo. Tuy nhiên, vẫn chưa có ai bị bắt giữ điều tra hay chịu trách nhiệm liên quan đến các vụ tấn công bạo lực này.

Bên cạnh đó, HRW còn nêu lên tình trạng tra tấn dẫn đến bị can chết trong nhà tạm giam. Điển hình là Vũ Nam Ninh chết trong Trại giam số 1 (Hà Nội). Theo gia đình nạn nhân, “có nhiều vết thương nặng khắp cơ thể; mặt, vùng ngực và tay phù nề, gãy vẹo sống mũi, gãy xương quai xanh, gãy ngón tay… chân trái có một vết đâm rất sâu, mũi chảy máu. Phần vai, gáy cùng tay, nách có rất nhiều vết bầm tím ở mức độ rất nặng nề.”

Dự thảo về luật tôn giáo tín ngưỡng là một công cụ để siết chặt tự do tôn giáo bằng việc các nhóm tôn giáo muốn hoạt động phải đăng kí với chính quyền.

Ngoài ra, Việt Nam còn gây sức ép với Campuchia ngăn cản những người Thượng ở Tây Nguyên được cấp quy chế tị nạn và dẫn độ hàng chục người Thượng về Việt Nam. (S.P)

Theo Human Rights Watch


Ai thao túng Đại Hội 12?



Phạm Nhật Bình  



Đúng như dự đoán đã đưa ra từ những ngày đầu, Đại Hội 12 đã bầu ông Nguyễn Phú Trọng vào chức vụ Tổng Bí Thư đảng thêm một nhiệm kỳ.

Là một trường hợp “đặc biệt” được đề cử mà không xin rút lui, sự đắc cử của ông Trọng không làm ai ngạc nhiên sau khi nhân vật có thể đối đầu với ông bị loại. Với số tuổi 72 và mái đầu bạc trắng, ông Trọng xuất hiện trong dáng vẻ một nhà lý luận Mác-Xít không ai bì kịp như chính lời ông tuyên bố: “Tổng bí thư phải là người có lý luận…”.

Sắp xếp nhân sự bài bản theo kế hoạch

Nhưng dư luận có phần không đồng tình với ông, ngoại trừ những người cùng phe cánh trong Trung Ương Đảng khóa 12 vừa được bầu. Người ta nói ông Trọng là một người tham quyền cố vị, đã thao túng Đại Hội 12 để bước lên chiếc ghế tổng bí thư đầy quyền lực.

(Ảnh: Reuters)
(Ảnh: Reuters)
Cáo buộc này không phải không có lý do.

Trước hết trong 11 đại hội đảng đã diễn ra, chưa có lần nào mà những tin tức hỏa mù của các hội nghị trung ương chuẩn bị Đại Hội 12 tung ra nhiều như lần này. Trải qua 4 Hội Nghị Trung Ương từ 11, 12, 13, 14 tập trung phần lớn vào “vấn đề nhân sự” cho thấy ông Trọng và phe cánh đã chuẩn bị rất kỹ càng.

TIN NGẮN THẾ GIỚI NGÀY 30/1/2016


1/ Tin Việt Nam: Rơi thang máy khách sạn 4 sao ở Đà Nẵng, 5 công nhân tử vong

Một vụ rơi thang máy ở Khách sạn Royal Lotus, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng vào rạng sáng 30/1 khiến 5 công nhân tử vong và 1 người bị thương nặng.
Vụ tại nạn xảy ra lúc 1:30 sáng ngày hôm nay ở công trường xây dựng khách sạn Royal Lotus. Khi công nhân đang vận hành máy chuyển vật liệu thì thang máy bất ngờ đứt dây cáp và rơi từ tầng 9 xuống. Được biết thiết kế khách sạn cao 18 tầng, với 1 ngàn phòng, tiêu chuẩn 4 sao.


 2/ Tin Hoa Kỳ: FBI công bố video cảnh bắn chết chủ trại ở Oregon

Cục Điều tra Liên bang Mỹ đã công bố đoạn video ghi cảnh bắn chết một trong những người có vũ trang chiếm giữ một khu bảo tồn các loài hoang dã ở bang Oregon tây bắc nước Mỹ.
Phát ngôn viên FBI Greg Bretzing nói việc công bố hình ảnh “phục vụ lợi ích về sự minh bạch” để chống lại những tường trình không chính xác hoặc phóng đại về những gì đã xảy ra trong vụ bắn hạ Robert Finicum. Đoạn băng do FBI quay từ trên máy bay cho thấy Finicum rời xe với 2 tay giơ lên, nhưng ông Bretzing nói “có ít nhất 2 lần” Finicum đưa tay phải về phía túi trái của áo khoác.


3/ Tin Malaysia: Quỹ 1MDB Malaysia ‘có thể mất 4 tỷ đô’

Khoảng 4 tỷ đôla có thể đã bị đánh cắp khỏi quỹ đầu tư thuộc sở hữu nhà nước Malaysia, Quỹ 1MDB, một công tố viên cho biết.
Quỹ 1MDB được thành lập năm 2009 nhằm mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội Malaysia. Năm ngoái, chính quyền Thụy Sĩ đã mở một cuộc điều tra 1MDB sau khi quỹ này tồn đọng khoản nợ hơn 11 tỷ đôla. Công tố viên trưởng Thụy Sĩ Michael Lauber cho biết hôm thứ Sáu 29/1 rằng đã có "dấu hiệu nghiêm trọng là tiền phân bổ cho các công ty nhà nước bị biển thủ".

Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2016

Nhập siêu từ Trung Quốc tiếp tục tăng vọt: Những quan chức nào ‘làm thuê’ cho Bắc Kinh?



Phạm Chí Dũng
 

Ai?

Khủng hoảng bắt đầu từ đáy lòng chế độ, cùng quá nhiều khêu gợi của ngoại bang.

Năm 2015 kết thúc với không chỉ tình hình kinh tế bi đát và số doanh nghiệp phá sản tăng vọt ở Việt Nam, mà con số nhập siêu từ Trung Quốc càng kinh hoàng hơn: 32,3 tỉ USD, tăng tới 12,5% so với năm 2014 và được coi là cao nhất từ trước đến nay.

Năm 2013 và 2014, số nhập siêu từ Trung Quốc “chỉ” là 23,7 tỷ USD và 28,9 tỷ USD.

Báo chí trong nước kêu rên: “Mua của Trung Quốc từ củ hành đến ôtô!”.

Ba năm đều đặn kích phát số nhập siêu từ Trung Quốc, bất chấp vô số phản ứng của dư luận xã hội, đã là quá đủ. Một lần nữa, những quan chức trưởng bộ ngành liên quan đến nhập khẩu của Việt Nam cần phải bị truy cứu trách nhiệm “thân Trung”.

Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng là những nhân vật phụ trách bộ ngành liên hệ quá môi răng với hàng nhập từ Trung Quốc.

Bài học Liên Xô cho cuộc thanh trừng của Trung Quốc



Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng
Nguồn: Minxin Pei, “Soviet Lessons for Chinese Purges,” Project Syndicate, 13/08/2015.


                                           Tướng Quách Bá Hùng, người đang bị điều tra. 

Ngày mùng 1 tháng 8 vừa qua, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã tổ chức kỷ niệm 88 năm ngày thành lập. Nhưng 2,3 triệu quân nhân nước này lại chẳng mấy vui mừng. Đêm trước buổi lễ kỷ niệm, cựu lãnh đạo quân đội, Thượng tướng Quách Bá Hùng (Guo Boxiong) đã bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản và được bàn giao cho các công tố viên quân sự để đối mặt với các cáo buộc tham nhũng, trong đó có những khoản hối lộ khổng lồ để mua quan bán tước mà ông nhận được từ những đồng chí sĩ quan quân đội của mình. Và ông Quách không phải là quan chức quân đội cuối cùng phải đối mặt với những cáo buộc như vậy.

Quách Bá Hùng là cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, phụ trách các vấn đề thường nhật của quân đội từ năm 2002 đến năm 2012. Vụ bắt giữ ông Quách tiếp nối vụ bắt giữ Thượng tướng Từ Tài Hậu (Xu Caihou), từng phục vụ trong Quân ủy từ năm 2007 đến năm 2012, vào tháng 6 năm ngoái.

Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu không phải là những quan chức cấp cao duy nhất ngã ngựa từ khi Tổng Tư lệnh Quân đội kiêm Chủ tịch nước Tập Cập Bình phát động cuộc chiến chống tham nhũng vào cuối năm 2012. Theo số liệu chính thức, 39 tướng (tính cả con trai ông Quách, Thiếu tướng Quách Chính Cương) đã bị bắt giữ. Và nếu những cáo buộc về việc hàng loạt các tướng tá đã hối lộ ông Quách và ông Từ để được thăng quan tiến chức là đúng người đúng tội, thì cũng hợp lý khi nhận định rằng cuộc thanh trừng các quan chức quân đội cấp cao với quy mô lớn nhất từ thời Cách mạng Văn hóa này sẽ còn tiếp tục.

TIN NGẮN THẾ GIỚI NGÀY 29/1/2016


1/ Tin Việt Nam: Phái viên Trung Cộng thăm Việt Nam

Đặc phái viên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước TC Tập Cận Bình đã có mặt ở Hà Nội hôm 29/1, một ngày sau khi Việt Nam kết thúc Đại hội Đảng.
Tổng Bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã tiếp ông Tống Đào, Trưởng ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản TC, sáng 29/1. Ông Tống Đào nói TC coi trọng cao độ quan hệ hữu nghị truyền thống và quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc. Năm 2015, Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với tổng trị giá xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt 66,17 tỷ USD. Việt Nam xuất cảng sang Trung Quốc gần 20 tỷ USD hàng hóa trong khi nhập cảng hàng từ Trung Quốc 45 tỷ USD.


2/ Tin Hoa Kỳ: Cô giáo ESL bị bắt vì tình nghi giúp 3 tù nhân vượt ngục

SANTA ANA, California (NV) - Một cô giáo dạy ESL của Học Khu Rancho Santiago dạy học trong nhà tù Orange County Men's Jail, Santa Ana, vừa bị bắt vì bị tình nghi giúp ba tù nhân vượt ngục hôm Thứ Sáu tuần qua, theo nhật báo The Orange County Register, trích lời Trung Úy Jeff Hallock, phát ngôn viên Sở Cảnh Sát Orange County, cho biết hôm Thứ Năm.
Cô Nooshafarian Ravaghi, 44 tuổi, cư dân Lake Forest, bị tố cáo giúp ba tù nhân trốn, bằng cách đưa cho họ bản đồ Google, mà ông Hallock nói rằng có thể giúp các tù nhân này xác định nóc nhà tù trong vụ vượt ngục. Tuy nhiên, cô Ravaghi bác bỏ tố cáo nói rằng cô mang dụng cụ cưa cắt vào trong nhà tù, ông Hallock nói.


3/ Tin Trung Cộng: Xử tù 3 nhà đối lập bất bạo động

Tòa án Trung Quốc hôm nay 29/01/2016 đã tuyên những bản án tù lên đến 5 năm cho ba nhà đối lập vì đã thành lập một phong trào bất bạo động đòi quyền công dân. Đây là dấu hiệu mới nhất chứng tỏ đảng Cộng sản Trung Quốc tăng cường đàn áp các nhà ly khai.
Luật sư Đường Kinh Lăng (Tang Jingling) bị lãnh án 5 năm tù, chủ nhà xuất bản Viên Tân Đình (Yuan Xinting) 3 năm rưỡi và nhà giáo Vương Thanh Doanh (Wang Qingying) 2 năm rưỡi tù giam. Theo tổ chức Amnesty International, tội danh được tòa án Quảng Đông nêu ra là “xúi giục lật đổ chính quyền”.


4/ Tin Pháp: Một người đàn ông vũ trang bị bắt tại Disneyland ở Paris

Cảnh sát Pháp đã bắt giữ một người đàn ông mang theo hai khẩu súng và đạn tại một khách sạn trong công viên chủ đề Disneyland ở Paris.
Nhà chức trách cho biết túi của người đàn ông kích hoạt máy dò kim loại tại Khách sạn New York của Disney. Một người phụ nữ được cho là đi cùng với ông ta nhưng đã kịp lẻn đi mất. Disneyland Paris, khoảng 30km về phía đông thủ đô nước Pháp, là một trong những công viên chủ đề có nhiều du khách nhất ở châu Âu. Du khách được nhân viên an ninh rà soát khi họ đi vào khu vực này


5/ Tin Singapore: Phe bảo thủ vẫn thắng thế ở Việt Nam và Lào

Tờ nhật báo The Straits Times của Singapore hôm nay, 29/01/2016, có bài nhận định về Đại hội đảng Cộng Sản lần thứ 12 ở Việt Nam, vừa bế mạc hôm qua, cũng như về Đại hội đảng Nhân Dân Cách Mạng Lào, bế mạc tuần trước. Bài viết có tựa đề : « Phe bảo thủ vẫn thắng thế ở Việt Nam và Lào ».
Ở Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng vừa tái đắc cử tổng bí thư ngày 27/01, còn ngày 22/01, ở Lào, ông Bounnhang Vorachit đã được bầu làm tân tổng bí thư. Qua hai kết quả bầu cử này, các nhà phân tích nhận định rằng đảng cầm quyền ở cả hai nước đều muốn có sự kế tục hơn là thay đổi sâu rộng, và họ sẽ không nhanh chóng tự do hóa hệ thống chính trị.


6/ Tin Việt Nam: 'TBT Trọng phải cải thiện nhân quyền'

Tổ chức nhân quyền Ân xá Quốc tế (Amnesty International) kêu gọi ban lãnh đạo mới của Việt Nam cải thiện hồ sơ nhân quyền.
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII đã kết thúc, bầu lại ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư. Nhà nghiên cứu về Việt Nam của Ân xá Quốc tế, John Coughlan, nói nhân quyền ở Việt Nam cứ “một bước tiến thì thường lại nhiều bước lùi”. Ông John Coughlan dẫn lại số liệu của Bộ Công an Việt Nam nói có 226 người chết khi đang bị công an tạm giữ trong ba năm tính đến tháng Chín 2014.


7/ Tin Nhật Bản: Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản từ chức vì vụ tai tiếng tiền bạc

Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Akira Amari hôm nay từ chức để chận lại những lời cáo buộc tham nhũng tiếp theo một bài báo nói rằng ông đã nhận tiền để đổi lấy những ưu đãi chính trị.
Tại một cuộc họp báo chật kín người được truyền hình trực tiếp, ông Amari thừa nhận đã nhận tiền của một cấp quản trị công ty xây dựng nhưng nói rằng ông đã bảo các phụ tá của mình ghi nhận các khoản tiền này một cách chính xác là món quà tặng chính trị.


 8/ Tin Việt Nam: Hai quan điểm trái ngược về kết quả đại hội đảng Cộng sản XII

'Một thủ tướng hoa mỹ ra đi, những người u ám ở lại”' là hàng tít của một bài báo đăng trong tạp chí The Economist hôm nay, 29/1, sau khi kết thúc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của đảng Cộng sản Việt Nam.
Bài báo nhắc lại cái chết của cụ rùa Hồ Gươm một ngày trước khi Đại hội 12 khai mạc, mà nhiều người Việt Nam cho là một điềm gở cho đảng Cộng sản đang cầm quyền. Bài báo nhắc lại truyền thuyết về kiếm thần được hoàn lại cho rùa thiêng Hồ Gươm, sau khi Việt Nam đánh bại Trung Hoa. Một số người tự hỏi liệu giới lãnh đạo đảng, thành phần giáo điều theo chủ nghĩa Mác Lê cũ kỹ ‘bụi bặm’, có còn song hành với giới trẻ, thành phần đông đảo trong dân số Việt Nam hay không.


9/ Tin Việt Nam:Nạn mất cắp hành lý và vòi tiền ở sân bay tăng trong ngày giáp tết

Dịp Tết nguyên đán cũng là dịp để những người Việt xa quê trở về đoàn tụ với gia đình, người thân, bạn bè. Nhưng cũng không ít Việt Kiều phải nhăn nhó, bực tức về những “dịch vụ” ngay tại phòng quản lý nhập cảnh tại sân bay, những kiện hàng bị rạch tả tơi.
Gần đây, trên chuyến bay Su 290 (SVO) của Nga, từ Moscow đến Nội Bài Hà Nội sáng 27/1/2016. Hành lý của nhiều hành khách trên chuyến bay này đã bị rạch, bẻ khóa và bị mất đồ sau gần một buổi sáng chờ đợi, thay vì 30 phút.

** Chuyện thường ngày ở huyện!



Nguồn: SBTN