Truyền thông nhà nước đã phát sóng hình ảnh xe ủi cán nát phô mai được cho là nhập khẩu bất hợp pháp vào Nga.
Chính phủ Nga đang xúc tiến việc tiêu hủy hàng loạt thực phẩm nhập
khẩu từ phương Tây bị cấm theo lệnh trừng phạt do điện Kremlin áp đặt vì
vụ khủng hoảng ở Ukraine.
Trong vài ngày qua, truyền thông nhà nước đã phát sóng hình ảnh xe ủi cán nát phô mai hay công nhân đốt những hộp thịt xông khói đông lạnh. Các quan chức cho rằng biện pháp này là cần thiết cho sự an toàn của cộng đồng. Ông Andrei Palchikov, một quan chức nông nghiệp phụ trách giám sát chương trình ở vùng Belgorod của Nga, nói rằng những hàng hóa này đề ra một “mối nguy hiểm”.
Ông Palchikov nói: “Nó không có bất kỳ nhãn hiệu hay dữ diệu về nhà sản xuất, ngày sản xuất, hạn sử dụng, do đó nó nguy hiểm và người dân không nên tiêu thụ”.
Các chương trình tiêu hủy thực phẩm được đưa ra sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ký lệnh tiêu hủy tất cả các loại thực phẩm phương Tây đã nhập vào Nga bất chấp lệnh trừng phạt hiện hành.
'Lò thiêu thực phẩm' cho 'các sản phẩm bị trừng phạt'
Biện pháp vừa kể đã được ghi nhận một cách kỹ càng và điện Kremlin đã lệnh cho quan chức phải quay phim quá trình tiêu hủy thực phẩm nhằm tránh tình trạng tham nhũng.
Các quan chức chính phủ nói rằng 350 tấn thực phẩm cấm đã bị tịch thu và tiêu hủy kể từ khi chương trình có hiệu lực từ ngày 6/8 và có rất ít dấu hiệu cho thấy chiến dịch đang giảm dần.
Giới hữu trách báo cáo hôm 10/8 rằng 3 tấn thịt bò và 20 tấn ớt đã bị tiêu hủy gần biên giới với Belarus vào cuối tuần qua. Bộ nông nghiệp của Nga thậm chí đã yêu cầu triển khai “lò thiêu thực phẩm” di động để tăng tốc độ công việc.
Những nhà hoạt động ủng hộ điện Kremlin cũng đã hành động trong chiến dịch tiêu hủy thực phẩm. Người ta thấy các cô gái mặc áo phông có in chữ “Ăn [thực phẩm] Nga” ở siêu thị Moscow và họ dán mác in chữ “sản phẩm bị trừng phạt” và có in hình một con gấu Nga lên các loại hạt và phô mai từ châu Âu.
Các hành động như vậy đã bị chế nhạo và chế giễu trên truyền thông xã hội.
Tuy nhiên, có những người khác chỉ trích quyết định của chính phủ là vô tâm trong một nước mà nhiều thế hệ vẫn còn nhớ những câu chuyện về nạn đói kém trong nhiều thập niên đầu của thời kỳ Xô Viết và sau đó là tình trạng thiếu hụt lương thực.
Ở St Petersburg cuối tuần vừa qua, Karina Hestanova đã cùng với một nhóm người biểu tình phản đối luật tiêu hủy thực phẩm.
Ký ức về nạn đói
Cô và những người khác nêu ra rằng nhiều cư dân cao tuổi ở nơi từng được gọi là thành phố Leningrad đã bị chết đói trong cuộc bao vây mở rộng của Đức Quốc xã trong chiến tranh thế giới thứ II.
Cô Hestanova nói: “Cho đến hôm nay, không ai vứt đi dù chỉ là những mảnh vụn trên bàn. Những gì họ đang làm thật đáng hổ thẹn”.
Một bản kiến nghị trực tuyến kêu gọi chính quyền bãi bỏ các quyết định đã thu được 340.000 chữ ký.
Tác giả của bản kiến nghị, cô Olga Savelieva, nói với đài VOA rằng cô ấy không quan tâm đến tính chính trị của các biện pháp chống lại sự trừng phạt của phương Tây. Tất cả những gì cô ấy yêu cầu là chính quyền hãy phân phát hàng hóa bị cấm cho những người Nga thiếu thốn.
Cô Savelieva nói: “Tiền trợ cấp thì ít trong khi giá cả ngày càng đắt đỏ, kể cả thực phẩm được sản xuất tại Nga”.
Theo số liệu chính thức của nhà nước, 22 triệu người Nga hiện đang sống trong nghèo đói. Các chuyên gia không thuộc nhà nước cho rằng con số đó còn cao hơn, khi nền kinh tế của Nga đã rũ xuống dưới sức nặng của biện pháp trừng phạt của phương Tây và giá dầu thế giới giảm.
Phát ngôn viên của Tổng thống Putin, ông Dmitry Peskov, tỏ dấu hiệu cho thấy điện Kremlin có thể thỏa hiệp về chương trình tiêu hủy thực phẩm.
Phát biểu với báo giới, người phát ngôn điện Kremlin nói rằng các chính sách lương thực vẫn sẽ được giữ nguyên. Chính phủ sẽ thảo luận về các ý kiến trực tuyến khi nhóm họp vào cuối tuần này.
http://www.voatiengviet.com/content/nga-tieu-huy-hang-tram-tan-thuc-pham-cua-phuong-tay/2913502.html
Trong vài ngày qua, truyền thông nhà nước đã phát sóng hình ảnh xe ủi cán nát phô mai hay công nhân đốt những hộp thịt xông khói đông lạnh. Các quan chức cho rằng biện pháp này là cần thiết cho sự an toàn của cộng đồng. Ông Andrei Palchikov, một quan chức nông nghiệp phụ trách giám sát chương trình ở vùng Belgorod của Nga, nói rằng những hàng hóa này đề ra một “mối nguy hiểm”.
Ông Palchikov nói: “Nó không có bất kỳ nhãn hiệu hay dữ diệu về nhà sản xuất, ngày sản xuất, hạn sử dụng, do đó nó nguy hiểm và người dân không nên tiêu thụ”.
Các chương trình tiêu hủy thực phẩm được đưa ra sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ký lệnh tiêu hủy tất cả các loại thực phẩm phương Tây đã nhập vào Nga bất chấp lệnh trừng phạt hiện hành.
'Lò thiêu thực phẩm' cho 'các sản phẩm bị trừng phạt'
Biện pháp vừa kể đã được ghi nhận một cách kỹ càng và điện Kremlin đã lệnh cho quan chức phải quay phim quá trình tiêu hủy thực phẩm nhằm tránh tình trạng tham nhũng.
Các quan chức chính phủ nói rằng 350 tấn thực phẩm cấm đã bị tịch thu và tiêu hủy kể từ khi chương trình có hiệu lực từ ngày 6/8 và có rất ít dấu hiệu cho thấy chiến dịch đang giảm dần.
Giới hữu trách báo cáo hôm 10/8 rằng 3 tấn thịt bò và 20 tấn ớt đã bị tiêu hủy gần biên giới với Belarus vào cuối tuần qua. Bộ nông nghiệp của Nga thậm chí đã yêu cầu triển khai “lò thiêu thực phẩm” di động để tăng tốc độ công việc.
Những nhà hoạt động ủng hộ điện Kremlin cũng đã hành động trong chiến dịch tiêu hủy thực phẩm. Người ta thấy các cô gái mặc áo phông có in chữ “Ăn [thực phẩm] Nga” ở siêu thị Moscow và họ dán mác in chữ “sản phẩm bị trừng phạt” và có in hình một con gấu Nga lên các loại hạt và phô mai từ châu Âu.
Các hành động như vậy đã bị chế nhạo và chế giễu trên truyền thông xã hội.
Tuy nhiên, có những người khác chỉ trích quyết định của chính phủ là vô tâm trong một nước mà nhiều thế hệ vẫn còn nhớ những câu chuyện về nạn đói kém trong nhiều thập niên đầu của thời kỳ Xô Viết và sau đó là tình trạng thiếu hụt lương thực.
Ở St Petersburg cuối tuần vừa qua, Karina Hestanova đã cùng với một nhóm người biểu tình phản đối luật tiêu hủy thực phẩm.
Ký ức về nạn đói
Cô và những người khác nêu ra rằng nhiều cư dân cao tuổi ở nơi từng được gọi là thành phố Leningrad đã bị chết đói trong cuộc bao vây mở rộng của Đức Quốc xã trong chiến tranh thế giới thứ II.
Cô Hestanova nói: “Cho đến hôm nay, không ai vứt đi dù chỉ là những mảnh vụn trên bàn. Những gì họ đang làm thật đáng hổ thẹn”.
Một bản kiến nghị trực tuyến kêu gọi chính quyền bãi bỏ các quyết định đã thu được 340.000 chữ ký.
Tác giả của bản kiến nghị, cô Olga Savelieva, nói với đài VOA rằng cô ấy không quan tâm đến tính chính trị của các biện pháp chống lại sự trừng phạt của phương Tây. Tất cả những gì cô ấy yêu cầu là chính quyền hãy phân phát hàng hóa bị cấm cho những người Nga thiếu thốn.
Cô Savelieva nói: “Tiền trợ cấp thì ít trong khi giá cả ngày càng đắt đỏ, kể cả thực phẩm được sản xuất tại Nga”.
Theo số liệu chính thức của nhà nước, 22 triệu người Nga hiện đang sống trong nghèo đói. Các chuyên gia không thuộc nhà nước cho rằng con số đó còn cao hơn, khi nền kinh tế của Nga đã rũ xuống dưới sức nặng của biện pháp trừng phạt của phương Tây và giá dầu thế giới giảm.
Phát ngôn viên của Tổng thống Putin, ông Dmitry Peskov, tỏ dấu hiệu cho thấy điện Kremlin có thể thỏa hiệp về chương trình tiêu hủy thực phẩm.
Phát biểu với báo giới, người phát ngôn điện Kremlin nói rằng các chính sách lương thực vẫn sẽ được giữ nguyên. Chính phủ sẽ thảo luận về các ý kiến trực tuyến khi nhóm họp vào cuối tuần này.
http://www.voatiengviet.com/content/nga-tieu-huy-hang-tram-tan-thuc-pham-cua-phuong-tay/2913502.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét