Thứ Năm, 21 tháng 3, 2019

12245 - Dầu khí Việt Nam lọt giếng khô Venezuela


KHÁNH ANH dịch


Tiết lộ về việc công ty dầu khí của Việt Nam đã trả 584 triệu đô la “tiền thưởng hợp đồng” cho một liên doanh dầu lửa ở Venezuela bộc lộ thêm tình trạng tham nhũng của công ty nhà nước
Phong trào dân chủ Việt Nam bị đàn áp trong những tuần gần đây nhân các sự kiện ở Venezuela vì nỗi lo một cuộc nổi dậy chống lại chế độ độc tài tương tự có thể một ngày nào đó diễn ra trên đất nước họ. 


Nguyễn Phú Trọng và TT Venezuela  Maduro tại Hà Nội năm 2015

Nhưng Đảng Cộng sản cầm quyền Việt Nam vốn có mối quan hệ với chính phủ xã hội chủ nghĩa cầm quyền ở Venezuela lại đang tập trung hơn vào số tiền khổng lồ bị mất do vì gian lận trong một thỏa thuận giữa Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam và công ty Petroleos de Venezuela (PDVSA) của nhà nước Venezuela.

Trong tháng này, Bộ Công an Việt Nam đã mở một cuộc điều tra cáo buộc tham nhũng tại Tập đoàn Dầu khí quốc doanh trong một dự án khai thác dầu mỏ Vành đai Orinoco trị giá hàng tỷ đô la đang bị đình trệ ở Venezuela, vùng Orinoco là một trong những khu có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới.

Tuần này, các thanh tra chống tham nhũng đã yêu cầu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Công ty Khai thác Dầu khí (PVEP) bàn giao các tài liệu liên quan để xem tham nhũng và các hành vi sai trái khác có xảy ra trước khi dự án dầu Venezuela bị hủy bỏ vào năm 2013 hay không.

Mặc dù Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chưa bao giờ thực sự khoan dầu ở Venezuela, nhưng các báo cáo cho biết công ty đã chi gần 500 triệu đô la Mỹ cho việc thăm dò, với phần lớn số tiền đó chỉ được tiết lộ là dành cho chính phủ Đảng Cộng sản.

Ra mắt vào năm 2010, dự án Junin-2 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam dường như đã bị triệt ngay từ đầu. Dự án có khả năng đem lại 12 tỷ USD nếu cuối cùng có thể khai thác được, dự án này do PetroMacareo, một liên doanh giữa PVEP và PDVSA - Venezuela giám sát.

PVET đã đầu tư 1,2 tỷ đô la vào dự án, cũng như 584 triệu đô la “tiền thưởng hợp đồng” cho PDVSA để có “chính phủ cấp giấy phép và quyền thăm dò”. Tuy nhiên theo truyền thông địa phương, những khoản tiền thưởng này không được PVEP đưa vào trong báo cáo tài chính để nộp cho Chính phủ Việt Nam.

Hơn nữa, để tránh sự giám sát khả dĩ của Quốc hội – theo yêu cầu đối với các dự án đầu tư vượt quá giới hạn tài chính nhất định - PVET đã giảm tỷ lệ vốn đầu tư của dự án từ 965 triệu đô la xuống còn 537 triệu đô la. Ở mức đầu tư thấp hơn như vậy, thỏa thuận sẽ không cần sự chấp thuận của quốc hội và do đó đã tiến hành luôn mà không cần xem xét kỹ lưỡng.

Mặc dù nhiều người trong chính phủ đặt ra câu hỏi vào thời điểm đó, nhưng không ai mở cuộc điều tra.

Nhiều cơ quan nằm dưới quyền của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lúc bấy giờ, ông Dũng đã len lên cao trong đảng nhờ liên minh với các giám đốc doanh nghiệp nhà nước lớn, gồm cả tại Tập đoàn Dầu khí, và đổi lại ông Dũng nhắm mắt làm ngơ trước các hành vi tham nhũng của họ.

Tuy nhiên, đến tháng 12 năm 2013, nhiều lãnh đạo cao cấp ở Hà Nội đã nói rõ rằng liên doanh Venezuela quá rủi ro và nên tạm dừng để tránh thua lỗ thêm.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chỉ báo cáo vào năm ngoái trong báo cáo tài chính công khai thiệt hại trị giá 460 triệu đô la trong dự án mà phần lớn phát sinh từ các khoản “tiền thưởng hợp đồng” chưa được tiết lộ đã trả cho PDVSA.

Cáo buộc tham nhũng vẫn chưa được chứng minh sẽ là vụ mới nhất trong một loạt vụ bê bối lớn tại Tập đoàn Dầu khí. Trong khi đó, cuộc điều tra được gói gọn trong một cuộc thanh trừng chống tham nhũng rộng lớn hơn đang tạo ra làn sóng lớn bên trong Đảng Cộng sản.

Tổng Bí thư và Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, đã chuyển sang làm trong sạch đản viên bằng cách nhắm vào việc thanh trừng các cựu cộng sự của ông Dung, bao gồm cả bên trong Tập đoàn Dầu khí. Các phiên toà chống tham nhũng đã được công chúng chú ý và đem lại tính chính danh cho sự lãnh đạo của ông Trọng.

Việc thúc đẩy chống tham nhũng có mục đích kinh tế như chính trị. Các nhà phân tích cho rằng rằng việc ông Trọng đốt củi không đi xa đủ để thực sự cải cách khu vực nhà nước đang thua lỗ và hấp hối vốn làm kho bạc nhà nước hao hụt lâu nay.

Mặc dù gần đây, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã tuyên bố doanh thu của họ đạt 4,8 tỷ đô la trong hai tháng đầu năm nay, cao hơn khoảng 8% so với dự đoán, theo các nguồn tin độc lập, tình hình tài chính doanh nghiệp này đang trong tình trạng lao dốc không phanh.

Ngược lại, những rắc rối tài chính đó trong các dự án thất bại ở nước ngoài, mà PetroVietnam đã theo đuổi một cách nghiêm túc trong những năm gần đây khi các nguồn nhiên liệu trong nước bị cạn kiệt hoặc bị vướng vào tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông.

Tuần trước, truyền thông trong nước cho biết trong số 13 khoản đầu tư ra nước ngoài của Tập đoàn Dầu khí và PVEP, trừ hai khoản đầu tư còn lại tất cả đang thua lỗ nặng, bị đình trệ hoặc đã chuyển vốn cho các đối tác địa phương do hoạt động không có lãi.

Tin tức được lộ ra sau khi Bộ Công Thương công bố báo cáo của Tập Đoàn Dầu Khí với Ủy ban quản lý vốn nhà nước, hay còn gọi là “siêu ủy ban”, một cơ quan được thành lập năm ngoái để giám sát 19 doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn có giá trị tài sản kết hợp lên đến 99 tỷ đô la.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thất bại trong liên doanh nước ngoài bao gồm các dự án ở Peru, Malaysia, Iran, Congo, Myanmar và nước láng giềng Campuchia. Một ví dụ: công ty nhà nước này được cho là đã chi 72 triệu đô la để khám phá trữ lượng dầu ngoài khơi Campuchia nhưng sau đó không thể tiến hành khoan dầu tại khu vực mà một công ty của Singapore cũng sẽ đến khai thác.

Cả hai trường hợp được cho là một phần của cuộc điều tra thứ hai của bộ về việc quản lý kinh tế sai lầm của Ngân hàng Thương mại Đại Dương - Ocean Bank, một công ty cho vay thuộc sở hữu nhà nước một phần và có quan hệ với Tập đoàn Dầu khí.

Ông Sơn, cựu chủ tịch Tập đoàn Dầu khí, cũng từng là tổng giám đốc của Ocean Bank. Khi ngân hàng được thành lập năm 2007, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là một cổ đông lớn.

Vụ bê bối của Ngân hàng Đại dương được cho là vụ tham nhũng lớn nhất từ trước đến nay ở Việt Nam, đã lộ ra vào năm 2015 khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam buộc phải tiếp quản ngân hàng này sau khi báo khoản lỗ tới 440 triệu USD, số tiền gần một nửa tổng số dư nợ của ngân hàng tại thời điểm đó.

Viện kiểm sát quy kết tổn thất là kết quả của quản lý tài chính sai lầm - tội danh theo quy định đối với các công ty nhà nước và tham ô. Sau điều tra các hoạt động của ngân hàng năm 2016, hàng chục cựu giám đốc điều hành đã bị kết án tù hoặc bị phạt vào cuối năm 2017.

Hà Văn Thắm, cựu chủ tịch Tập đoàn Đại Dương, công ty mẹ của ngân hàng, và trước đây là một trong những đại gia thành đạt nhất Việt Nam, bị kết án tù chung thân.

Nguyễn Xuân Sơn, cựu giám đốc điều hành của Ocean Bank, đã bị kết án tử hình vì sai phàm. Gia đình ông Sơn hiện đang cố gắng vay mượn 1,6 triệu đô la để ông Sơn trả nợ giảm án từ tử hình xuống chung thân.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét