Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2019

*12459 - Bò đỏ chém gió

Mấy hôm rồi tự nhiên nổi sóng 1 Vlog chém gió của 1 cu trẻ trâu tự nhận là đã du học ở Mỹ và đang du học ở Pháp. Cu này thường nhật chỉ chém về các thứ lăng nhăng mà giới trẻ VN hay quan tâm, hôm qua mình xem qua mới biết, tự dưng nó hứng lên chém về chính trị, tỏ ra hiểu biết như người lớn. Nó còn khoe đọc 2 cuốn sách mà nó cho là rất hay mà nó cho là sách chính trị! Thực 1 trong 2 cuốn là Lược sử loài người, không hoàn toàn là chính trị mà thiên về lịch sử. Nó còn khuyên mọi người nên đọc sách nữa! Mọi người có thể đọc trích dẫn mình chụp từ trang BBC để đỡ tốn 10 phút cuộc đời xem cái Vlog của nó.
Luận điệu của cu này là điển hình của bò đỏ và dư luận viên mà mình đã phản biện rất nhiều lần. Đại ý nó nói: Tây cũng bẩn bỏ mẹ, ỉa đầy ra đường. Tây cũng cướp giật, còn dí súng vào đầu người ta. Tây cũng tham nhũng bỏ mẹ...Tóm lại là bất cứ nước phát triển nào cũng đầy tệ nạn xã hội, tham nhũng, ô nhiễm, bất công...còn hơn VN!
Luận điệu này của nó vẫn rất hiệu quả với đông người VN, bằng chứng là Vlog của nó vẫn có vài ngàn tương tác, rất nhiều chia sẻ, tức là rất nhiều người tin thằng trẩu này sái cổ, một phần vì nó có cái tem du học Mỹ, Pháp!
Bài của nó, nói 1 cách tổng quát, là bới thùng rác nhà hàng xóm ra ngửi rồi chê nhà họ ở bẩn. Trong khi so sánh những vấn đề xã hội không đơn giản kiểu lấy đội tuyển bóng đá QG VN ra đá với đội hạng 3 của Brazil, khi thắng thì khoe là bóng đá VN đã mạnh hơn Brazil. Để so sánh thì thứ nhất là phải tương đương về vị trí và thứ hạng, thứ 2 là số lượng lấy mẫu. Ví dụ, so sánh xem nước nào mà người dân ỉa ra đường nhiều hơn thì phải so sánh ở các vị trí tương đương, như chân tháp Eiffel so với bờ hồ Gươm... So sánh về tham nhũng thì phải so mức độ phổ biến từ trung ương đến địa phương.
Du học không hề quyết định về nhận thức và hiểu biết chính trị xã hội của mỗi người VN, nếu người đó không du học về chuyên ngành chính trị, xã hội. Người Việt vốn thực dụng trong việc học hành, nghiên cứu. Vì thế nên lượng du học sinh về chuyên ngành khó kiếm tiền hoặc khó thăng tiến như khoa học chính trị, lịch sử, báo chí, luật...là không nhiều so với các ngành hot như kinh tế, khoa học máy tính, y khoa...
Hơn nữa, du học sinh đa phần là sau đại học. Trong khi quá trình nhận thức chính trị, xã hội chủ yếu ở giai đoạn 12 năm học phổ thông và đại học. Giai đoạn đó HS, SV học trường công đều bị nhồi sọ xong xuôi rồi. Vì thế, không phải dắt con bò đỏ sang Tây rồi quay lại VN thì nó biến thành người được nếu nó không có ý thức tìm hiểu về chính trị, xã hội 1 cách khoa học, bài bản. Mình cho là cu này thuộc dạng đó, nó có lên mặt trăng du học thì cũng thế thôi.
GD VN cơ bản là để đào tạo chuyên gia chuyên ngành, không phải giáo dục khai phóng để có 1 con người toàn diện, có đủ hiểu biết về chính trị, xã hội. Vì thế, muốn tránh bị nhồi sọ thì phải dựa vào GD gia đình và tự học là chính. Hiện nay, lượng thông tin khá đa dạng, chẳng qua dân mình thường lười tự học và thực dụng trong đọc sách. Sách nghiên cứu về chính trị, xã hội rất ít người đọc. Chính vì thế nên bò đỏ vẫn cứ đông lúc nhúc, 1 cách hoàn toàn vô thức, tự nguyện, thậm chí có rèn luyện trong khi cơ hội thoát bò đầy rẫy, chả cần phải du học cũng có thể.
Nhân tiện mình giới thiệu 2 cuốn sách trong bộ 4 cuốn về khoa học chính trị, kinh tế học (không phải sách dạy làm giàu, self-help), tôn giáo và triết học. Đây là những vấn đề mà nói chung không được dạy hoặc bị cắt xén khi dạy ở cấp phổ thông, thậm chí ĐH. Sách trình bày đẹp, dạng dẫn nhập, khái quát, rất tốt cho những người bắt đầu tìm hiểu về chính trị, xã hội, kinh tế, triết học 1 cách khách quan, khoa học. Rất có thể sách đã bị kiểm duyệt 1 số chỗ nhạy cảm, nhưng mình đọc qua thì thấy cơ bản vẫn đủ kiến thức như trang viết về Hayek (nhà kinh tế, chính trị chống CNXH, tác giả cuốn Đường về nô lệ).
Nếu bạn chịu khó đọc sách kiểu này thì không thể thành bò đỏ được. Sách này phù hợp với cả HS cấp 3 và SV ĐH, thậm chí cả bô lão chưa từng biết về kinh tế chính trị ngoài sách Mác Lê nin.

Hai cuốn sách trong bộ 4 cuốn về khoa học chính trị, kinh tế học.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét