Cali Today
Sau vòng đàm phán 3 ngày về Hiệp định TPP kết thúc vào hôm
30/8/2017 tại Sydney, một tin tức có vẻ bất ngờ, nhưng lại khá tương hợp với
“hoàn cảnh” của giới bảo thủ Hà Nội, là dường như Việt Nam – quốc gia từng được
giới phân tích kinh tế đánh giá là “sẽ hưởng lợi nhất trong TPP” – đang có ý định
rút khỏi hiệp định này.
Cho tới nay, vẫn chưa có xác nhận chính thức nào từ phía Việt
Nam về việc chính quyền nước này “chán TPP”. Tuy nhiên, giới truyền thông nhà
nước đã kém đi rất nhiều vẻ hồ hởi khi đưa tin về những vòng đàm phán TPP vẫn
tiếp tục sau khi Mỹ đã rút khỏi hiệp định này.
Một hiện tượng đáng chú ý là sau nửa đầu năm 2017, giới
chuyên gia Việt Nam đã tỏ ra lo ngại thật sự khi luồng vốn đầu tư nước ngoài
(FDI) vào nước này vẫn chủ yếu đến từ những nước châu Á như Singapore, Hàn Quốc,
Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản, trong khi nhiều nước châu Âu và Mỹ đã giảm FDI
vào Việt Nam.
Tổng bí thư Trọng:
“Triển vọng phát triển còn tốt lắm” (!?). Ảnh BBC
Xu hướng trên là logic với một báo cáo của Ủy ban Giám sát
tài chính Quốc gia – một cơ quan nghiên cứu và tham mưu thuộc chính phủ – vào đầu
năm 2017, cho biết “việc Mỹ rút khỏi TPP đã có ảnh hưởng nhất định đến FDI đăng
ký vào Việt Nam”.
Bây giờ thì thật khó lòng mơ tưởng về triển vọng “GDP Việt
Nam sẽ tăng 25% khi tham gia TPP”. Thậm chí giữ được đầu tư nước ngoài không bị
rút ra ồ ạt đã là một thành tích.
Cũng chẳng thể nào giấu được cái trề môi khi nhớ lại câu nói
“triển vọng phát triển còn tốt lắm” vào đầu năm nay của tổng bí thư Trọng cùng
lối tuyên giáo của giới quan chức chính phủ về “Việt Nam vẫn còn đến 16 hiệp định
tự do thương mại” sau khi Hiệp định TPP hầu như tan vỡ.
Khác hẳn với lối tuyên giáo ồn ào và khoa trương bất tận vào
tháng 9/2015 về “Việt Nam đã hoàn tất đàm phán song phương và đa phương TPP” và
sau chuyến đi Mỹ được xem là “thành công vượt cả mong đợi’ của ông Nguyễn Phú
Trọng, công trình đàm phán TPP của Việt Nam suốt từ năm 2010 đến nay coi như đổ
sông đổ biển.
Mới đây, Đài VOA cho biết, ông Matthew Goodman, chuyên gia của
Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại Washington, một cựu quan
chức trong chính quyền của Tổng thống Barack Obama, được hãng thông tấn AP
trích lời nói rằng rằng hiệp ước TPP mới có những chỗ khó tháo gỡ.
Ông nói với các phóng viên báo chí tại Canberra hôm 29/8 rằng:
“Đối với Việt Nam, họ nhất thiết phải thực hiện những cải cách khó khăn đối với
các doanh nghiệp nhà nước và cải cách về lao động và các lãnh vực khác… để đổi
lấy việc tiếp cận thị trường Mỹ nhiều hơn, đặc biệt là ngành dệt may và giày
dép.”
“Nếu không có những điều khoản này,” chuyên gia Goodman nói,
“người ta có thể hỏi tại sao Việt Nam cần phải tham gia TPP?”
Đúng, tại sao Việt Nam lại phải tham gia TPP khi Mỹ – quốc
gia chiếm đến 60% giá trị sản lượng của khối kinh tế tương lai này và tiếp nhận
số xuất siêu hàng năm của Việt Nam đến 25 tỷ USD – đã rời bỏ TPP?
Không quá khó hiểu nếu giới lãnh đạo bảo thủ Việt Nam quyết
định nước này sẽ rút khỏi đàm phán TPP, mặc cho mọi sự muốn ra sao thì ra.
Khi trước, Việt Nam thèm muốn TPP bởi hiệp định này còn có Mỹ,
cho dù Mỹ đã ép Việt Nam phải chấp nhận định chế Công đoàn độc lập, Luật lập hội
cùng những cải cách thể chế khác. Nhưng còn giờ đây, tình thế đã trở nên “ăn
không được thì… bỏ”. Tại sao Việt Nam phải phải tham gia vào một hiệp định chưa
thấy lợi ích rõ ràng nào mà lại phải “trả giá nhân quyền” quá nhiều?
Nếu Việt Nam rút khỏi TPP trong thời gian tới, đây sẽ là một
quyết định mang tính ích kỷ và bảo thủ thuần túy. Cũng sẽ là một quyết định
đóng cửa cải cách dân chủ trước thế giới.
Không có TPP, giờ đây Việt Nam chỉ còn trông đợi vào vài hiệp
định “màu mỡ” khác. Một trong số đó là Thỏa thuận khung về thương mại với Mỹ
(TIFA) – một cơ chế mà Việt Nam đã đàm phán từ năm 2010 nhưng vì thấy “món hời”
TPP nên đã bo lửng quá trình đàm phán. Nhưng vào đầu năm 2017 sau khi TPP hầu
như tan vỡ, Việt Nam đã phải quay lại TIFA như một thái độ “còn nước còn tát”.
Chỉ có điều, phải đàm phán TIFA lại từ đầu.
Trong khí đó, “cứu cánh” lớn nhất sau TPP của Việt Nam là Hiệp
định thương mại tự do Việt Nam – châu Âu (EVFTA). Trong nửa đầu năm 2017, hàng
loạt chuyến công du của giới chóp bu Việt Nam đã được tiến hành tại một số nước
Âu châu để vận động khối Liên minh châu Âu sớm thông qua EVFTA cho Việt Nam. Mọi
chuyện có vẻ đã tiến triển một cách chậm chạp,cho đến lúc đột ngột bùng nổ cuộc
khủng hoảng ngoại giao Đức – Việt do Đức thẳng thừng cáo buộc mật vụ Việt Nam
đã bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Berlin vào tháng 7/2017.
EVFTA, cũng bởi thế, tràn trề tương lai đổ vỡ đối với Việt
Nam.
Và nếu sắp tới rút khỏi TPP, giới chóp bu Việt Nam sẽ còn lại
gì?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét