Việc hai người lính Bắc Hàn suy
dinh dưỡng đào tẩu sang Nam Hàn hồi tháng Sáu 2017 bằng cách vượt qua chính Khu
Phi quân sự (DMZ) được canh phòng cẩn mật giữa hai miền Nam Bắc Triều Tiên dường
như đã cho thấy có kẽ hở trong hệ thống quốc phòng của Bắc Hàn, theo một báo
Nhật Bản. Cho tới nay có hơn 30 ngàn người
bỏ trốn từ miền Bắc nay đang sinh sống tại miền Nam.
Nhưng trường hợp những người lính
từ tuyến đầu trốn đi như vậy là "khác xa so với những trường hợp bỏ trốn
thông thường khác", một người đào tẩu nói.
Người ta cho rằng những cuộc đào
thoát của binh lính tạo ra mối đe dọa hạ thấp tinh thần binh sỹ và cho thấy chế
độ tại Bắc Hàn không phải là bất khả xâm phạm như người ta tưởng, tờ Nikkei
Asian Review viết.
Đào thoát bằng cách nào?
Một người vượt qua Khu Phi Quân sự
hôm 13/06 và một người nữa theo sau hôm 23/6. Cả hai đều ở độ tuổi 20 và trong
tình trạng suy dinh dưỡng, theo truyền thông Nam Hàn.
Người lính Bắc Hàn này đã tiếp cận
một lính gác Nam Hàn và xin ra hàng.
Nhìn từ phía Nam
sang Bắc Hàn qua Vĩ tuyến 38 độ Bắc người ta chỉ thấy các cánh đồng hoang vắng
Không xảy ra nổ súng giữa hai miền
Nam, Bắc Hàn, và phía Nam Hàn cho biết người lính này đã vượt sang Nam Hàn qua
đoạn giữa đường ranh giới của Khu Phi Quân sự.
Lần cuối một binh lính Bắc Hàn
đào tẩu qua DMZ là hồi tháng Chín năm 2016 và trước đó nữa là tháng Sáu năm
2015.
Hồi năm 2012, hai binh lính từ miền
Bắc đã vượt qua mạng lưới an ninh dày đặc và tự ra hàng.
Theo tờ Nikkei Asian Review hai
người lính này cho biết họ quyết định bỏ trốn vì nghe nói là sẽ được nhận tiền
đô la của Mỹ khi tới Nam Hàn.
Đào tẩu qua đường Trung Quốc là
có thể thực hiện được - nếu có tiền.
"Quý vị có thể đào tẩu an
toàn từ Bắc Hàn nếu trả 40 tới 50 ngàn nhân dân tệ (tương đương 5.880-7.350 đô
la) cho một người môi giới và người này sẽ hối lộ cho lính biên phòng Trung Quốc
và Bắc Hàn, một người đào tẩu nói.
Thậm chí còn có vài trường hợp
đào tẩu nhiều lần qua lại giữa Bắc hàn và Trung Quốc hoặc Nam Hàn, để đó họ có
thể được nhận ngoại tệ.
Đào thoát qua DMZ nguy hiểm thế
nào?
Tuy nhiên, với những người lính Bắc
Hàn làm nhiệm vụ tại tuyến đầu này và hàng ngày đứng nhìn những người lính Nam
Hàn qua làn ranh giới DMZ thì lại là chuyện khác.
Quân nhân Bắc Hàn,
nhìn trong hình chụp từ phía biên giới với Trung Quốc-Kevin
Frayer/Getty Images
DMZ là dải đất dài 250km, rộng
4km chạy cắt ngang Bán đảo Triều Tiên.
Bắc Hàn chôn rất nhiều mìn ở DMZ
trong những năm gần đây. Nó chủ yếu là để ngăn ngừa binh lính của họ bỏ trốn
sang Nam Hàn nhiều hơn là để ngăn chặn sự xâm nhập của Nam Hàn.
Ngoài mìn còn có một hệ thống dây
thép gai được củng cố dày đặc, mạng lưới camera theo dõi và những hàng rào điện,
chưa kể hàng chục ngàn binh lính canh gác ở cả hai bên làn ranh giới khiến việc
đi qua là gần như không thể.
Nếu phía miền Bắc nhìn thấy có bất
cứ chuyển động nào trong Khu Phi Quân sự này là họ sẽ nổ súng.
Thêm vào đó miền Bắc còn có các
chương trình tẩy não nhằm ngăn cản binh lính ở tiền tuyến của họ nảy sinh ý muốn
sang sống ở miền Nam.
Làn ranh giới và những rào chắn
này được tạo dựng kể từ khi cuộc chiến tranh Triều Tiên kết thúc với một Hiệp định
ngưng chiến năm 1953. Trên lý thuyết hai miền Nam, Bắc Triều Tiên vẫn đang có
chiến tranh vì giao tranh đã không được chấm dứt bằng một Thỏa thuận hòa bình.
Đã có thời người lính Bắc Hàn là
người chồng lý tưởng một phần vì họ được khẩu phần khá phong phú.
Nhưng hệ thống tem phiếu không
còn duy trì được nữa.
Quan chức cao cấp trong Đảng Lao
động Triều Tiên và Quân đội Nhân dân Bắc Hàn sống tại Bình Nhưỡng vẫn được đảm
bảo khẩu phần đủ để đổi lại cho sự trung thành của họ đối với chế độ của ông
Kim Jong-un.
Nhưng ở những nơi khác thì công
dân Bắc Hàn gần như bị cắt khẩu phần buộc họ phải dựa vào thị trường chợ đen bất
hợp pháp để tồn tại.
Có khoảng 400 chợ đen trên khắp Bắc
Hàn và thường rất đông vì "có thể mua bất cứ thứ gì chỉ cần có tiền",
một người đào tẩu nói.
Những tay buôn hàng bán ở chợ đen
hối lộ quan chức và luồn lách bên ngoài hệ thống phân phối của nhà nước. Họ là
người kiểm soát nguồn cung ứng và giá cả các mặt hàng và đang nổi lên như một tầng
lớp người giàu mới.
Chính phủ Bắc Hàn rất không muốn
cho phép nền 'kinh tế thị trường' (jangmadang) tạm bợ này phát triển, nhưng những
nỗ lực kiểm soát đã bị công chúng cưỡng lại vì thế vô hình chung cho phép nó tồn
tại.
Giống như người dân, binh lính Bắc
Hàn cũng cố sống qua ngày, ngoại trừ những sĩ quan cao cấp.
Khẩu phần nhỏ vẫn được phát cho
binh lính cấp dưới nhưng đa phần lính trẻ bị suy dinh dưỡng.
Nam Hàn có hệ thống
loa phát thanh mạnh hơn nhiều lần của Bắc Hàn được lắp đặt gần Khu Phi Quân sự
DMZ-Getty Images
Và trên phương diện nào đó thì
binh lính khó có các lựa chọn để giảm cơn đói của họ.
Không giống công nhân hay nông
dân, những người có thể làm thêm các việc khác, binh lính được điều động làm
nông nghiệp hay xây dựng. Trong hoàn cảnh đó, ngày càng gia tăng tình trạng
binh lính rủ nhau cùng đi ăn cướp.
Chưa kể những người lính Bắc Hàn
tại DMZ còn được nghe những chỉ trích chính phủ miền Bắc được phát đi từ loa
phóng thanh của miền Nam. Điều này có thể đã dụ dỗ một vài binh lính dám vượt
qua những bãi mìn để đào thoát.
Trong khi Bắc Hàn đổ ngân sách ít
ỏi vào chương trình hạt nhân và hỏa tiễn, nhưng chính cơn đói mà các binh lính
của họ đang phải chịu đựng đã khiến những người này liều mạng để tìm một cuộc sống
tốt đẹp hơn ở miền Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét