"Trở về TIFA”.
Sau cuộc gặp Trump - Phúc, Tuyên bố chung về tăng cường Đối
tác toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ có một đoạn đáng mổ xẻ: “Hai bên khẳng định tầm quan trọng của việc thúc đẩy thương
mại song phương và tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hai bên, đặc
biệt thông qua việc triển khai có hiệu quả Hiệp định khung về Thương mại và Đầu
tư để xử lý các vấn đề trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trên tinh thần xây dựng”.
Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư là gì?
Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA) là một hiệp định
khung mà Việt Nam đã đàm phán với Mỹ từ năm 2010, nhưng sau đó bỏ dở vì Việt
Nam mải chạy theo món lợi lớn hơn là Hiệp định TPP. Nếu giấc mơ đó trở thành hiện
thực, Việt Nam có thể tăng GDP thêm 25% đến năm 2030.
Chỉ đến đầu năm 2017 khi TPP hầu như tuyệt vọng, Việt Nam mới
phải quay lại đàm phán về TIFA như một nỗ lực cuối cùng.
Từ tháng 4 năm 2017, song trùng với lời bắn tiếng “sẵn sàng
đi thăm Mỹ” của Thủ tướng Phúc hiển lộ trên trang facebook của Chính phủ Việt
Nam, sau đó là chuyến tiền trạm Mỹ của Phó thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao
Phạm Bình Minh, một vài hoạt động khởi động lại TIFA đã được tiến hành ở cấp
chuyên viên giữa hai nước.
Nhưng cũng mới chỉ dừng ở đàm phán cấp thấp mà chưa có gì xa
xôi hơn.
Quá trình khởi động TIFA lại diễn ra trong một khung cảnh
khá bất lợi cho Việt Nam. Vào tháng 3/2017, Trump đã liệt Việt Nam vào danh
sách 16 quốc gia “gây hại kinh tế” cho Mỹ và đe dọa sẽ có thể mạnh tay trong
“chế tài”. Chỉ riêng trong năm 2016, Việt Nam đã xuất siêu đến 32 tỷ USD vào thị
trường Mỹ. Giá trị xuất siêu này, tuy chỉ bằng 9% xuất siêu của Trung Quốc vào
Mỹ, nhưng lại chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số giá trị giao dịch xuất nhập
khẩu khoảng 45 tỷ USD giữa Mỹ và Việt Nam.
Trump đang xoáy vào một vấn đề cực kỳ khó chịu và khó khăn đối
với phía Việt Nam: trong phần phát biểu ngắn gọn tại cuộc gặp song phương tại
Nhà Trắng hôm 31/05, Tổng thống Hoa Kỳ nhắc tới vấn đề giao thương và thâm hụt
thương mại 'lớn' với Việt Nam, mà ông hy vọng sẽ 'sớm được cân bằng'.
Lời nhắc nhở 'sớm được cân bằng' đầy sắc thái đe dọa của
Trump có thể dẫn đến khả năng trong thời gian tới, Mỹ sẽ thực hiện một số động
tác bảo hộ thương mại cứng rắn để hàng Việt Nam không thể ồ ạt tràn vào thị trường
Mỹ như trước đây.
Một hệ quả rất không mong đợi đối với Việt Nam là nếu Mỹ “siết”
các điều kiện thương mại như đánh thuế xuyên biên giới, dựng đứng hàng rào kiểm
nghiệm chất lượng đối với hàng hóa Việt Nam mà trước đó cá basa, tôm, gạo đã trở
thành “nạn nhân”, đồng thời ngưng trệ vô thời hạn Hiệp định thương mại song
phương Việt - Mỹ hoặc làm cho hiệp định này trở nên khó khăn hơn nhiều so với
15 năm trước đó, giá trị xuất siêu hàng năm của Việt Nam vào Hoa Kỳ sẽ tụt thê
thảm.
Bi kịch thương mại lại góp phần quyết định tương lai ngân
sách. Trong đó đương nhiên có cả ngân sách đảng cầm quyền ở Việt Nam.
Nhưng muốn đạt được TIFA, Việt Nam lại phải thỏa mãn những
tiêu chí của “nền kinh tế thị trường” của Mỹ và phương Tây. Làm sao và bao lâu
nữa Việt Nam mới có được “quy chế thị trường đầy đủ” để có thể nhận ưu đãi về
thương mại và đầu tư từ quốc tế, khi ông Nguyễn Phú Trọng vừa cho ban hành “Nghị
quyết trung ương 5 về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa”?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét