Trong những tiêu chuẩn nhân quyền
quốc tế áp dụng cho việc bắt và giam người trước khi xét xử, có một quy định mà
bất cứ ai tìm hiểu về nhân quyền cũng phải biết, đó là quy định về quyền được
có thời gian và phương tiện thỏa đáng để chuẩn bị bào chữa.
Cụ thể, tất cả những người bị buộc
tội hình sự đều phải được cho THỜI GIAN THỎA ĐÁNG và phương tiện hỗ trợ thỏa
đáng để chuẩn bị cho việc bào chữa, kể cả cơ hội trao đổi riêng với luật sư do
chính họ chọn.
Bị can, bị cáo phải có khả năng
trao đổi, tham vấn luật sư, mà không bị can thiệp, không bị kiểm duyệt, và việc
trao đổi, tham vấn phải được RIÊNG TƯ TUYỆT ĐỐI: Phỏng vấn giữa người bị bắt và
luật sư của họ có thể được tiến hành trong tầm nhìn, nhưng không phải trong tầm
nghe, của các quan chức hành pháp.
Quyền được bào chữa này áp dụng
cho tất cả các giai đoạn của tiến trình tố tụng, kể cả giai đoạn điều tra.
* * *
Đấy là lý thuyết.Trên thực tế, an
ninh Khánh Hòa đã biệt giam Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (blogger Mẹ Nấm) suốt từ
10/10/2016 đến giữa tháng 6/2017 mới “cho phép” luật sư của Như Quỳnh vào gặp
chị trong trại giam, “trước sự chứng kiến của cán bộ trại cũng như một số an
ninh P92, tất cả đều được quay phim” (lời luật sư Nguyễn Khả Thành thuật lại
trên facebook).
Trong khi đó, phiên tòa đã được ấn
định là sáng 29/6. Các luật sư sẽ bào chữa cho Như Quỳnh kiểu gì trong khoảng
thời gian vài tuần từ lúc được gặp chị cho đến ngày xét xử, và trong điều kiện
mọi cuộc gặp (nếu có) đều phải xin phép an ninh, còn bị an ninh dí máy quay
phim tận mặt?
Công an muốn luật sư phải nghiên
cứu hồ sơ và bào chữa kiểu “thần tốc, thần tốc hơn nữa” như Võ Nguyên Giáp đánh
trận chăng?
Không phải đâu. Chỉ là họ muốn bảo
đảm “chiến thắng toàn diện và tuyệt đối” thôi. Đã bắt giữ tùy tiện, đã triệu tập
và đe dọa nhân chứng, đã lừa Như Quỳnh “ở ngoài không ai quan tâm đến chị đâu”,
đã thổ ra được một bản cáo trạng kết tội Như Quỳnh, còn cố cài thêm câu “Nguyễn
Ngọc Như Quỳnh… không thành khẩn khai báo, không ăn năn hối cải… nhận thức xã hội
còn phiến diện tiêu cực, do vậy cần xem xét xử lý nghiêm minh”. Đã làm đủ trò
như vậy rồi, vẫn không yên tâm. Vẫn phải cố làm sao để “ta nhất định thắng” cơ.
HÈN CÓ HỆ THỐNG!
Ngược lại, vụ án của luật sư Nguyễn
Văn Đài và Lê Thu Hà dường như đã được Bộ Công an yên chí chơi màn “ngâm tôm”.
Hơn một năm rưỡi biệt giam hai con người, kể cả một phụ nữ trẻ vô tội như Lê
Thu Hà, thiết tưởng đã thừa thời gian để an ninh làm đủ trò để bảo đảm chắc phần
thắng khi ra tòa. Nhưng không, họ vẫn om đấy, “ngâm” đấy. Chẳng qua cũng chỉ là
một đòn hành hạ để bẻ gãy ý chí của Nguyễn Văn Đài và Lê Thu Hà, để hai người
phải tuyệt vọng và khuất phục mà thôi.
* * *
Trong một diễn biến khác, giáo sư
Lưu Hiểu Ba, 61 tuổi, tù nhân lương tâm nổi tiếng Trung Quốc, đã được Trung Cộng
thả khỏi tù, cho vào bệnh viện chờ chết: Ông bị ung thư gan giai đoạn cuối, mới
phát hiện vào cuối tháng 5 vừa qua.
Sự kiện này gợi cho ta nhớ đến thầy
giáo Đinh Đăng Định, người cũng bị tù vì vận động kiến nghị tập thể chống dự án
khai thác bauxite ở Tây Nguyên. Ông phát bệnh ung thư dạ dày ở trong nhà tù cộng
sản, được thả cho về nhà đúng một tháng thì mất (đầu năm 2014).
Sao cộng sản Trung Quốc, Việt Nam
giống nhau đến vậy?
Lại nhớ đến hồi Lưu Hiểu Ba nhận
giải Nobel Hòa bình (năm 2010). Báo chí, dư luận viên Trung Quốc ào ào đăng bài
mạ lỵ ông đã đành, mấy tờ quân đội, công an và dư luận viên Việt Nam cũng lăng
xăng chửi góp mấy bài – không hiểu là do Tuyên giáo Trung Cộng chỉ đạo hay là
chủ động làm để tâng công với quan thầy.
Chúng chẳng buồn che giấu cái hèn
của chúng nữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét