Nhân Ngày Vận động Nhân quyền cho Việt Nam lần thứ 7, giới chức
ngoại giao, những nhà hoạt động xã hội dân sự Việt Nam và những người
quan tâm đến tình hình nhân quyền Việt Nam đã lên tiếng về việc Việt Nam
tuyên án tù với Blogger Mẹ Nấm. RFA
Mỹ cần áp lực Việt Nam cải thiện
nhân quyền
Nhân Ngày Vận động Nhân quyền cho
Việt Nam lần thứ 7, giới chức ngoại giao, những nhà hoạt động xã hội dân sự Việt
Nam và những người quan tâm đến tình hình nhân quyền Việt Nam đã lên tiếng về
việc Việt Nam tuyên án tù với Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, về tình hình nhân
quyền của Việt Nam hiện nay và những áp lực Hoa Kỳ có thể tạo cho Việt Nam nhằm
thay đổi tình hình đó.
Chúng tôi đã nhận được báo cáo
sáng nay về việc Việt Nam tuyên án 10 năm tù với một nữ hoạt động nhân quyền ôn
hòa, một người đoạt giải Phụ nữ quả cảm quốc tế 2017, mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.
Chúng tôi đã kêu gọi Việt Nam ngay lập tức phải thả tự do cho mẹ Nấm cũng như tất
cả các tù nhân lương tâm khác và cho phép mọi công dân Việt Nam có quyền được
bày tỏ ý kiến một cách tự do, ôn hòa mà không phải sợ bị trả thù.
Đó là phát biểu của bà Virgina
Bennett, Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ về việc Tòa án Nhân dân tỉnh Khánh
Hòa vừa tuyên án 10 năm tù cho blogger Mẹ Nấm, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh theo tội
"Tuyên truyền chống phá nhà nước" tại phiên tòa xét xử sơ thẩm ngày
29/6.
Bà Virgina Bennett cũng là trưởng
phái đoàn Hoa Kỳ tại cuộc Đối thoại Nhân Quyền Hoa Kỳ - Việt Nam diễn ra cuối
tháng 5 vừa qua. Bà cho biết qua buổi đối thoại hai bên đã cùng nhau nhìn nhận
nhiều vấn đề về nhân quyền còn tồn tại ở Việt Nam và phía Hoa Kỳ rất kỳ vọng
vào những thay đổi của Chính phủ Hà Nội sau buổi đối thoại. Tuy nhiên bà cho biết
phía Hoa Kỳ chưa dừng lại ở đó mà sẽ còn tiếp tục lên tiếng đấu tranh cho quyền
con người của người dân Việt Nam:
Chúng tôi sẽ tiếp tục lên tiếng về
những trường hợp cần được quan tâm đặc biệt, những trường hợp bị đàn áp, hành
hung dã man, những trường hợp công an đàn áp người dân chỉ vì niềm tin tôn giáo
của họ. Và chúng tôi sẽ tiếp tục thúc giục các giới chức chính quyền giải quyết
các vụ chanh chấp đất đai và những vụ bị cướp đất vì lý do tôn giáo. Và chúng
tôi sẽ lên tiếng yêu cầu những nhóm tôn giáo phải được quyền thực thi tôn giáo
của họ mà không bị hạch sách các thủ tục dài dòng. Tổng thống Donald Trump sẽ
sang Việt Nam vào tháng 11 năm nay để dự hội nghị thượng đỉnh APEC và chúng tôi
sẽ tiếp tục nhấn mạnh rằng những tiến triển về nhân quyền của Việt Nam rất quan
trọng để mối quan hệ của hai nước đạt được tiềm năng tối ưu và chúng tôi dự
tính sẽ lồng chuyện nhân quyền vào mọi vấn đề quan hệ song Phuong với Việt Nam.
Trả lời phỏng vấn đài RFA về bản
án 10 năm tù Việt Nam vừa tuyên phạt Mẹ Nấm, ông Grover Joseph Rec - Cựu đại sứ
Mỹ ở Đông Timor nói rằng bản thân ông rất buồn khi nhận được thông tin này
nhưng ông không lấy đó làm điều ngạc nhiên là vì:
Giới chức ngoại giao, những nhà
hoạt động xã hội dân sự Việt Nam và những người quan tâm đến tình hình nhân quyền
Việt Nam đã lên tiếng về việc Việt Nam tuyên án tù với Mẹ Nấm. RFA
Thật không may là mẹ Nấm chỉ là một
trong số rất nhiều tù nhân lương tâm ở Việt Nam. Họ ban hành hàng loạt các điều
luật nào là xâm phạm lợi ích quốc gia, nào là tuyên truyền chống nhà nước, rồi
thì thông đồng với kẻ thù của Việt Nam. Nếu bạn ủng hộ tự do, dân chủ, nếu bạn
chỉ trích chính sách của nhà cầm quyền, bạn có thể dễ dàng vi phạm những điều
luật đó. Thậm chí có những người chỉ vô tình nói sai một điều gì đó cũng phải
ngồi tù.
Nói về tình hình nhân quyền ở Việt
Nam hiện nay, ông Rec cho rằng tự do, dân chủ của Việt Nam hiện đang trong tình
trạng đáng báo động, nói thêm rằng đây là bản chất của chế độ:
Nếu bạn là một blogger và bạn muốn
đăng bài nói rằng Việt Nam cần dân chủ hóa và cần đa nguyên đa đảng, khả năng lớn
bạn sẽ phải lãnh kết cục trong tù. Họ nói là họ có tự do tôn giáo nhưng nếu người
dân dùng quyền tự do tôn giáo đó để xâm phạm lợi ích quốc gia là phạm luật và họ
bỏ tù rất nhiều người dân vì tội danh đó. Bạn muốn đi lễ ở nhà thờ thì phải lễ ở
những nhà thờ do Nhà nước lập ra và quản lý. Nhiều người theo đạo Thiên chúa,
Phật giáo, Hòa Hảo, Cao Đài họ không muốn làm như vậy, họ muốn được thờ tự tại
những nơi có giáo lý chân truyền của họ nhưng cũng vì vậy họ bị cho là phạm
pháp.
Lên tiếng từ Việt Nam
Ngày Vận động Nhân quyền cho Việt
Nam lần thứ 7 năm nay cũng có sự góp tiếng từ Việt Nam của một số nhà hoạt động
xã hội dân sự. Cô Huỳnh Thục Vy, Chủ tịch Hội phụ nữ Nhân quyền Việt Nam cho biết
về hoạt động của hội:
Công việc của chúng tôi là sát
cánh với những phụ nữ dân oan, với những người nữ bất đồng chính kiến, những
người bảo vệ nhân quyền mà là nữ giới, những cộng đồng bị ngược đãi như cộng đồng
người thượng ở Tây Nguyên, đạo Cao Đài, nhóm Ân Đàn Đại Đạo. Chúng tôi không chỉ
hỗ trợ về công việc, mà còn trợ giúp nhân đạo và huấn luyện các chị em trong
các chị em trong các cộng đồng đó về nhân quyền, bảo vệ nhân quyền. Chúng tôi
cũng viết báo cáo về nhân quyền, làm hồ sơ xin trợ cấp cho các trường hợp tù
nhân lương tâm hay những trường hợp bị đàn áp, tra tấn cần trợ giúp khẩn cấp.
Nhà hoạt động, cựu tù nhân lương
tâm Nguyễn Bắc Truyển thì bày tỏ mong muốn được các tín đồ phật giáo Hòa Hảo ở
Hoa Kỳ cũng kết nối, hỗ trợ các tín đồ trong nước trước tình trạng đàn áp ngày
càng ráo riết của nhà cầm quyền:
Đặc biệt mong các vị làm việc chặt
chẽ với dân biểu Alan Lowenthal để vận động, buộc nhà cầm quyền cộng sản Việt
Nam phải tôn trọng nhân quyền ở Việt Nam, tôn trọng quyền tự do tôn giáo của Phật
giáo Hòa Hảo và các tín đồ Phật giáo khác. Tất cả các cộng đồng tôn giáo đều chịu
sự đàn áp rất khắc nghiệt của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam bởi vì họ không
ghi danh, không chịu sự kiểm soát của ban trị sự do nhà nước dựng lên.
Ngay sau khi nhận được tin về bản
án 10 năm tuyên cho blogger Mẹ Nấm, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một số tổ chức quốc
tế khác như Ủy ban Bảo vệ Ký giả, Văn Bút Quốc tế… cũng lên án cho rằng đó là một
bản án quá khắc nghiệt và những tiếng nói quốc tế tiếp tục kêu gọi chính quyền
Hà Nội trả tự do cho người chỉ ôn hòa bày tỏ quan điểm như blogger Mẹ Nấm -
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét