1. Tin Việt Nam: Bị phanh phui
tài sản, công an Yên Bái lập mưu bắt nhà báo
Tư dinh 10,000 mét vuông của ông Đặng Trần Chiêu, giám đốc Công An tỉnh
Yên Bái, tại phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái. (Hình:
Báo Giáo Dục Việt Nam)
YÊN BÁI, Việt Nam (NV) – Ông Nguyễn
Tiến Bình, tổng biên tập báo Giáo Dục Việt Nam, vừa khẳng định việc công an tỉnh
Yên Bái bắt ông Lê Duy Phong, trưởng Ban Công Tác Bạn Đọc của báo này, là bất
thường.
Ngày 23 Tháng Sáu, công an tỉnh
Yên Bái chủ động cung cấp thông tin và hình ảnh liên quan đến việc bắt giữ ông
Phong một ngày trước đó. Theo đó, trưa 22 Tháng Sáu, ông Phong bị bắt quả tang
đang nhận 250 triệu đồng của một doanh nghiệp, tại một nhà hàng. Ông Phong
chính là tác giả hai loạt bài điều tra trên báo Giáo Dục Việt Nam khiến dư luận
rúng động liên quan tới tư dinh của ông Phạm Sỹ Quý, giám đốc Sở Tài Nguyên-Môi
Trường tỉnh Yên Bái, em ruột bà Phạm Thị Thanh Trà, bí thư tỉnh Yên Bái và tư
dinh của ông Đặng Trần Chiêu, giám đốc Công An tỉnh Yên Bái thuộc loại lớn nhất
tỉnh.
2. Tin Trung Cộng: Trả tự do giải
Nobel Lưu Hiểu Ba vì lý do sức khỏe
Năm 2010, Lưu Hiểu Ba được trao giải Nobel Hòa Bình vắng mặt vì đang bị cầm tù tại Trung Quốc.REUTERS
Bị ung thư gan giai đoạn cuối,
nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc Lưu Hiểu Ba được trả tự do để nhập viện.
Ngày 26/06/2017, luật sư và em trai của giải thưởng Nobel Hòa Bình 2010 cho biết
tin trên.
Ông Lưu Hiểu Ba, 61 tuổi, là một
trong những tác giả soạn thảo Hiến Chương 08 đòi dân chủ hóa các hoạt động
chính trị tại Trung Quốc. Năm 2009 ông bị kết án 11 năm tù với tội danh
"xúi giục lật đổ chế độ". Một năm sau, nhà bất đồng chính kiến này được
trao tặng Giải Nobel Hòa Bình.
3. Tin Ấn Độ: Trung Cộng lo ngại
về các hợp đồng quốc phòng Mỹ-Ấn
Ngày 26/06/2017, thủ tướng Ấn Modi
lần đầu tiên gặp tổng thống Donald Trump trong bối cảnh Ấn Độ và Hoa Kỳ đã thắt
chặt quan hệ đối tác chiến lược kể từ khi ông Modi lên cầm quyền, tuy hai nước chưa
phải là đồng minh.
Trung Quốc hiện đang theo dõi rất
sát chuyến đi thăm Hoa Kỳ của thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, đặc biệt là những
hợp đồng về quốc phòng giữa hai nước, trong đó có hợp đồng cung cấp máy bay
không người lái của Mỹ cho Ấn Độ.
4. Tin Hoa Kỳ: TT Trump bỏ tiệc
Eid của đạo Hồi ở Nhà Trắng
Tổng thống Mỹ Donald Trump phá vỡ
truyền thống đã có từ 20 năm ở Nhà Trắng bằng quyết định không tổ chức tiệc mừng
ngày kết thúc tháng Ramadan của người Hồi giáo.
Sự kiện này từng được tổ chức
hàng năm kể từ thời Tổng thống Bill Clinton. Lễ hội Eid al-Fitr kết thúc tháng
Ramadan, là giai đoạn người Hồi giáo nhịn ăn ban ngày khi có nắng mặt trời, và
tập trung vào làm việc thiện. Hồi tháng Năm, hãng tin Anh Reuters đưa tin
ông Tillerson đã từ chối đề nghị của Văn phòng Tôn giáo và Ngoại giao thuộc
Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra về việc tổ chức tiệc nhân dịp Eid.
5. Tin Philippines: Chiến hạm Mỹ
không phản ứng trước cảnh báo va tàu?
Tàu khu trục Mỹ USS Fitgerald đã
không phản ứng trước các tín hiệu cảnh báo, cũng không có bất cứ động thái nào
để tránh trước khi xảy ra vụ va tàu khiến cho 7 thủy thủ thiệt mạng, theo
Reuters, trích dẫn một báo cáo của thuyền trưởng tàu chở hàng Philippines về
tai nạn đụng tàu trên biển Nhật Bản hồi tuần trước.
Nhiều cuộc điều tra do Hoa Kỳ và
Nhật Bản đang được xúc tiến để xác định nguyên nhân khiến khu trục hạm USS
Fitzgerald và tàu chở hàng ACX Crystal, có trọng tải lớn hơn nhiều so với tàu
khu trục, va vào nhau ở phía Nam vịnh Tokyo vào sáng sớm ngày 17/6 trong các điều
kiện thời tiết bình thường.
6. Tin Nhật Bản: Hãng túi khí Nhật
Takata nộp đơn phá sản
Nhà sản xuất phụ tùng xe hơi
Takata nộp đơn phá sản ở Mỹ và Nhật và đang đối mặt với trách nhiệm bồi thường
lên đến 9 tỷ đôla.
Túi khí do hãng này sản xuất bị lỗi,
liên quan đến ít nhất 17 trường hợp tử vong trên toàn thế giới. Takata trước đó
thừa nhận một số bộ phận bơm phồng túi khí của họ bung ra với lực quá mạnh và
làm văng mảnh kim loại vào xe. Công ty Key Safety Systems (KSS) trụ sở tại Mỹ
mua tất cả tài sản của Takata, ngoài bộ phận liên quan đến túi khí. Thỏa thuận
trị giá 1,6 tỷ đôla được công bố sau khi công ty Nhật nộp đơn xin bảo vệ phá sản
theo Chương 11 tại Mỹ, và động thái tương tự được tiến hành tại Nhật.
7. Tin Pháp: Pháp lên tiếng vụ
ông Hoàng bị trục xuất, các nhà tranh đấu thất vọng
Chính phủ Pháp nói họ lấy làm tiếc
về việc nhà tranh đấu Phạm Minh Hoàng bị chính quyền Việt Nam trục xuất khỏi Việt
Nam.
Trong thư hồi đáp gửi cho VOA-Việt
Ngữ hôm thứ Hai 29/6, Tòa đại sứ Pháp tại Hà Nội viết: “Pháp lấy làm tiếc về
quyết định của chính quyền Việt Nam tước quốc tịch Việt Nam và trục xuất giáo
sư và blogger song tịch Pháp-Việt Phạm Minh Hoàng.” Một số nhà tranh đấu cho
nhân quyền tại Việt Nam bày tỏ thất vọng về thái độ có vẻ thờ ơ của Pháp, và
cho rằng phản ứng của Pháp là không đủ quả quyết.
8. Tin Hồng Kông: Người biểu
tình trùm vải đen lên biểu tượng thu hồi chủ quyền
Hôm Thứ Hai 26/06/2017, tại Hồng
Kông, Hoàng Chí Phong (Joshua Wong), lãnh đạo phong trào dân chủ Demosito và một
số nhà dân chủ Hồng Kông phủ vải đen lên tượng đài « hoa lan Hồng Kông », biểu
tượng nhượng địa được Anh Quốc trao trả cho Trung Quốc ngày 01/07/1997 .
Đây là một trong những phản ứng của
phong trào dân chủ trong bối cảnh có tin chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ
sang Hồng Kông trong ba ngày, vào cuối tuần. Bức tượng mạ vàng do Bắc Kinh tặng
Hồng Kông vào năm 1997 được đặt tại quảng trường mà vào ngày 01/07 tới, chủ tịch
Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tham dự lễ ghi dấu 20 năm ngày nhượng địa được trao
trả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét