Tư Thẳng tổng hợp
1. Tin Pháp: Thế giới chúc mừng Tổng
thống - đắc cử Pháp E. Macron
Tổng thống-đắc cử Pháp Emmanuel Macron (bên trái) và Tổng thống Pháp sắp mãn nhiệm Francois Hollande, ngày 8/5/2017.
Lãnh đạo thế giới và các chính
khách nặng ký khác đã gửi thông điệp chúc mừng Tổng thống-đắc cử Pháp Emmanuel
Macron, về thành tích đánh bại bà Marine Le Pen.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump viết
trên Twitter: "Xin chúc mừng ông Emmanuel Macron về thắng lợi lớn của ông
để trở thành Tổng thống kế tiếp của Pháp. Tôi mong đợi được làm việc với
ông!" Trước cuộc bầu cử Pháp, ông Trump không tuyên bố công khai là ủng hộ
ứng cử viên nào, nhưng ông để lộ cho mọi người biết rằng nói chung, ông ủng hộ
các quan điểm của bà Marine Le Pen.
2. Tin Pháp: Đồng euro ổn định
sau kết quả bầu cử tại Pháp
Đồng euro lên giá mức cao nhất
trong 6 tháng so với USD trước khi hạ giá trong lúc thị trường phản ứng với chiến
thắng của Emmanuel Macron trong cuộc bầu cử tổng thống ở Pháp.
Đã có lúc euro tăng lên mức $
1.1024 trước khi quay lại mức $ 1.098. Các nhà đầu tư trước đó đã rất mong đợi
ông Macron, người ủng hộ EU đánh bại bà Marine Le Pen. Ông đã đề xuất giảm thuế
doanh nghiệp và thay đổi thị trường lao động, nhưng có những quan ngại về việc
liệu ông có khả năng thực thi kế hoạch của mình hay không.
3. Tin Hàn Quốc: Bầu tổng thống
vào lúc căng thẳng với Bắc Triều Tiên
Ông Moo Jae In, ứng viên tổng thống thuộc đảng Dân Chủ Hàn Quốc, trong cuộc vận động tại Seoul, Hàn Quốc, ngày 08/05/2017.REUTERS/Kim Kyung-Hoon
Vào ngày 09/05/2017, Hàn Quốc sẽ
bầu tổng thống mới, thay thế bà Park Geun Hye đã bị truất phế. Trong số 15 ứng
cử viên tranh chiếc ghế ở Nhà Xanh, có hai người nổi bật qua các cuộc thăm dò :
Moon Jae In và Ahn Cheo Soo.
Người thắng cử sẽ có trách nhiệm
khôi phục niềm tin vào chính trị trong khi dân chúng đã mệt mỏi, thất vọng trước
những vụ tai tiếng dây chuyền và trong bối cảnh căng thẳng với Bắc Triều Tiên. Dẫn
đầu trong các cuộc thăm dò là lãnh đạo đảng Dân Chủ đối lập Moon Jae In. Ông
trước hết chủ trương là phải cho thấy rõ khác biệt với nữ tổng thống cũ, cố tạo
cho mình hình ảnh con người của sự đổi mới.
4. Tin Việt Nam: Đinh La Thăng và
chiếc ghế bí thư thành ủy TP HCM
Trong cuộc thảo luận bàn tròn với
BBC, được thực hiện ngay sau khi có quyết định kỷ luật ông Thăng, một khách mời
bình luận rằng việc bị đưa ra khỏi Bộ Chính trị đồng nghĩa với việc ông Thăng
"sẽ không còn là Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh nữa".
Đưa ra phán đoán cá nhân, nhà báo
độc lập Phạm Chí Dũng cho rằng: "Thuận tiện nhất, đỡ phải nhức đầu nhất,
đỡ phải đàm phán nhất và ít tranh chấp nhất trong nội bộ là có lẽ đưa bà Tòng
Thị Phóng về làm bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh."
5. Tin Trung Cộng: Chế tạo máy
bay chở khách cạnh tranh với Boeing, Airbus
Trung Cộng vừa bay thử máy bay
hành khách cỡ trung 175 ghế lần đầu tiên được sản xuất hoàn toàn trong nước với
mục tiêu sẽ đẩy mạnh cạnh với những nhà vô địch trong ngành công nghiệp này như
Boeing 737 và Airbus 320. Tuy nhiên đây mới là bước khởi đầu của một cuộc hành
trình dài.
Chuyến bay thử đầu tiên của chiếc
C919 là một bước tiến quan trọng của Tổng công ty máy bay thương mại của nhà nước
Trung Quốc (COMAC), và là nỗ lực của Bắc Kinh giành thị phần trên thị trường
toàn cầu, một thị trường ước tính trị giá cả ngàn tỉ đôla trong hai mươi năm nữa.
6. Tin Pháp: "Cuộc cách mạng
nhung" mang tên Emmanuel Macron
Với một chút may mắn, Emmanuel
Macron "nẫng tay trên" chìa khóa vào phủ tổng thống của hai đảng
chính trị truyền thống tả - hữu ở Pháp. Vừa tròn một năm tuổi, phong trào tập hợp
tả hữu En Marche ! đang tiến hành một "cuộc cách mạng nhung", vẽ lại
bản đồ chính trị của nước Pháp.
Không đạp đổ tất cả để xây dựng lại
từ đầu, không đoạn tuyệt với quá khứ để tìm một chỗ đứng trong tương lai, không
khai thác công phẫn của cử tri hay lá bài dân tộc chủ nghĩa để kiếm phiếu,
Emmanuel Macron với phong trào tập hợp tả - hữu En Marche ! / Tiến Bước ! đang
tiến hành "nhiều cuộc cách mạng cùng một lúc".
7. Tin Indonesia: Có thể giải tán
nhóm Hồi Giáo cực đoan
Một tổ chức Hồi giáo có khuynh hướng
cực đoan tên là Hizb ut-Tahrir (gọi tắt là HTI) có thể bị giải tán ở Indonesia.
Ông Bộ trưởng An ninh Indonesia
Wiranto nói như vậy trong ngày 8 tháng 5 và giải thích rằng những hoạt động của
HTI đe dọa an ninh quốc gia cũng như sự thống nhất của dân tộc Indonesia. Ông
Wiranto nói là sẽ dùng những biện pháp pháp lý, đưa HTI ra tòa để giải tán tổ
chức này. Tổ chức HTI hoạt động từ hàng chục năm qua ở Indonesia, quốc gia Hồi
giáo đông dân nhất thế giới, tổ chức này kêu gọi thực thi các giáo luật khắt
khe của Hồi giáo tại Indonesia, cũng như thành lập một thể chế kiểu nhà nước Hồi
giáo thời trung cổ, còn gọi là caliphate.
8. Tin Việt Nam: Việt Nam nhập gỗ
lậu từ Campuchia
Xuất gỗ lậu từ Campuchia sang Việt
Nam tăng mạnh trong những tháng gần đây bất chấp lệnh cấm xuất khẩu nhằm chống
lại nạn phá rừng tại một trong các nước nghèo nhất Đông Nam Á, một tổ chức bảo
vệ môi trường cho biết trong phúc trình vào hôm thứ Hai.
Tổ chức Điều tra Môi trường (EIA)
có trụ sở tại London ước tính rằng có hơn 300.000 mét khối gỗ đã được xuất lậu
từ Campuchia từ tháng 11. Tổ chức này cáo buộc giới chức Việt Nam nhận hối lộ từ
những kẻ buôn lậu để làm việc xuất nhập gỗ này được thể hiện là hoạt động hợp
pháp. Trong thông cáo báo chí công bố hôm 8/5 tại London, EIA viết: "Các
quan chức tham nhũng thuộc chính quyền Việt Nam đã kiếm tiền từ nạn đốn trộm
gỗ ở diện rộng tại Campuchia."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét