Một
kế hoạch cho tương lai “xán lạn” đã được Bộ Lao Động, Thương Binh Và Xã Hội “vẽ”
ra: trong giai đoạn từ năm 2021 đến 2025, Việt Nam dự trù đưa gần 40.650 người
sang ba nước Đức, Nhật Bản và Hàn Quốc, cùng một số nước khác như Hoa Kỳ, Úc và
Các Tiểu Vương Quốc Ả rập Thống Nhất, để làm việc trong các lãnh vực, kể cả một
số lãnh vực khác như công nghệ sinh học và dịch vụ.
Thế
nhưng trong các báo cáo của mình, Bộ Lao Động, Thương Binh Và Xã Hội vẫn chỉ
nêu ra con số hơn 1 triệu người thất nghiệp ở Việt Nam, bao gồm 200.000 sinh
viên tốt nghiệp bậc đại học, và gần 95.000 sinh viên tốt nghiệp bậc cao đẳng.
Người
ta hoàn toàn có lý do để tự hỏi rằng nếu chỉ với hơn 1 triệu người thất nghiệp,
tức chiếm khoảng 2% lực lượng lao động, tại sao Việt Nam lại quá cấp bách phải
xuất khẩu lao động cả cử nhân và thạc sĩ?
Sai
lầm của Bộ Chính trị đảng rất có thể là đã giao cho Bộ Lao Động, Thương Binh Và
Xã Hội - một cơ quan bị rất nhiều dư uận xem là “báo cáo láo” về con số và tỷ
lệ thất nghiệp - soạn thảo đề án về xuất khẩu lao động.
Bởi bất chấp con số báo
cáo hàng năm của bộ này về tỷ lệ thất nghiệp chỉ là 2 - 2,4%, con số thất nghiệp
thực tế có thể lên đến 20-25%. Ngay từ năm 2012, một quan chức quốc hội, khi trả
lời phỏng vấn báo chí, đã nói mỉa mai rằng nếu cho thêm số 0 vào sau tỷ lệ thất
nghiệp 2% do Bộ Lao Động, Thương Binh Và Xã Hội
nêu ra thì vẫn đúng.
Những
năm gần đây, tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam còn gia tăng bội phần bởi quốc
nạn cưỡng chiếm đất đai gây ra chủ yếu bởi các tập đoàn và doanh nghiệp nhà
nước mà đã khiến sinh sôi hàng triệu dân oan đất đai và người chịu rủi ro liên
đới. Gần đây nhất là tình cảnh treo thuyền, treo niêu ở các tỉnh miền Trung bởi
nạn xả thải ô nhiễm của Nhà máy Formosa Hà Tĩnh. Con số thất nghiệp hiện tại ở
miền Trung có thể phải được cộng thêm hàng trăm ngàn người…
Thất
nghiệp, như mọi người đều hiểu, lại tiếp thêm một vấn nạn xã hội rất lớn, trong
bối cảnh xã hội Việt Nam ngày càng sinh sôi quá nhiều tệ nạn và dường như chỉ
còn chờ đến ngày loạn lạc.
Tuy
nhiên, để xuất khẩu được lao động đi các nước lại là một vấn đề nan giải. Nhiều
năm trước, Việt Nam có tiếng về xuất khẩu lao động thủ công, nhưng cũng nổi tiếng
về tình trạng lao động Việt Nam bỏ trốn khi ra nước ngoài làm việc. Một bằng chứng
rõ ràng nhất đã được thống kê ở Nhật: chỉ có 8% theo báo cáo chính thức, nhưng
thực tế có thể dưới 5% số người đi xuất khẩu lao động sang nước này là thực sự
làm việc theo hợp đồng, trong khi đa số còn lại đã “biến mất”.
Nguyên
nhân người lao động bỏ trốn không chỉ thuộc về ý thức chủ quan của giới này, mà
còn bị quy cho việc quản lý kém cỏi, chỉ biết thu tiền của giới chức ngoại giao
Việt Nam ở nước ngoài.
Nhiều
nước như Hàn Quốc, Malaysia, Úc và cả Nhật đã muốn đóng cửa thị trường xuất
khẩu lao động đối với Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét