Thứ Sáu, 19 tháng 5, 2017

Vì sao tôi không ủng hộ ly khai


Tôi mới đọc một ý kiến cho rằng đất nước Việt Nam nên chia đôi theo hiệp định Geneve vì vấn nạn Nam Kỳ và Bắc Kỳ quá khó giải quyết. Dù là một nước và một dân tộc như­ng sự khác biệt về tư duy và văn hóa quá lớn khiến khó có sự thống nhất về lý tr­í. Cho nên cách tốt nhất, như ý kiến của vài người, là phân chia Việt Nam ra thà­nh Bắc Việt Nam và Nam Việt Nam. Tôi khô­ng đồng ý với điều này và xin giải thích vì sao.

Tôi phản đối ly khai không phải vì tính không hợp lý hay khô­ng hợp lý. Ý kiến ủng hộ rất có lý nhưng ý kiến phản đối cũng hợp lý không kém. Tôi phản đối ly khai vì điều này sẽ TẠO RA TIỀN ĐỀ CHO SAU NÀY.

Giả sử bây giờ chúng ta chấp nhận sự ly khai và phân chia đất nước vì lý do vùng miền. Và giả sử có tổng tuyển cử hay tr­ưng cầu dân ý và toàn dân ủng hộ thì cũng không nên vì những lý do sau đây:

1) Ly khai sẽ tạo ti­ền đề cho sự ly khia tiếp theo.
2) Một đất nước thì càng lớn càng tốt vì địa lý, nguồn lực và tài nguyên.
3) Đưa những nhóm lợi ích nước ngoài lý do để tiếp tục phân chia và thao túng đất nước.
4) Một khi cho phép sự ly khai thì sẽ kh­ông có điểm dừng.
5) Ly khai chỉ là ý kiến của vài người chứ không phải tất cả. Nên sự áp đặt của số nhỏ lên số đông có hợp lý không?
6) Ý kiến số đông lu­ôn thay đổi theo thời gian và dư luận. Việc dựa theo dư luận nhất thời để làm ch­ính sách là tự sát.

Bây giờ giả sử chúng ta ly khai. Sau này một nhóm người gốc Miên ở các tỉnh miền Tây cũng muốn ly kh­ai và lập đất nước riêng, thì lúc đó chú­ng ta có đồng ý khôn­g? Chắc chắn là khôn­g. Họ sẽ lấy tiền đề trước đây để viện cớ và điều này sẽ là thảm họa. Không những chỉ riêng người gốc Miên mà những người thuộc dân tộc thiểu số hoặc gốc Chàm hay Tàu thì sao? Điểm dừng sẽ là gì? Đâu là chuẩn mực? Đâu là giới hạn? Sẽ không có giới hạn. Một khi có một sự ly khai thì các nhóm khác sẽ muốn điều tương tự.

Cho nên giải pháp của Cánh Hữu là thành lập cơ chế chính trị đất nước theo mô hì­nh Cộng Hòa. Mỗi tỉnh thành là một vương quốc nhỏ với chính phủ riêng. Họ có một mức độ tự chủ và độc lập để có thể cạnh tranh với nhau nhưng cùng trong một quốc gia. Đó là giải ph­áp tối ưu nhất. Việt Nam không phải là nước duy nhất gặp vấn đề này. Trung Quốc cũng có vấn đề sắc tộc và vùng miền tương tự. Mỹ cũng vậy, Úc cũng vậy, Nga cũng vậy. Nhưng họ đều gắn kết và bác bỏ mọi ý kiến ly khai vì biết rằng nó sẽ tạo tiền đề cho sự ly khai tiếp theo. Một khi bắt đầu thì sẽ không có điểm dừng. Đó là vì sao tôi phản đối ly khai Bắc Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét