5/2016, đài Á châu Tự do dẫn một theo thông tin mới nhất trên mạng mà chưa thể kiểm chứng cho biết: tại hội nghị trù bị cho hội nghị trung ương 5 diễn ra ở Hà nội hôm 3 tháng 5, ông Đinh La Thăng đã chính thức xin rút khỏi Bộ Chính trị và thôi chức Bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh.
Nếu
thông tin trên là có cơ sở, cung đường của đảng dẫn đến cựu thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng bất chợt rộng thênh thang.
Chỉ đến
gần đây, trường hợp Đinh La Thăng mới được phát lộ là “người của anh Ba Dũng”,
và việc ông Thăng được Bộ Chính trị điều về làm bí thư thành ủy TP.HCM ngay sau
Đại hội 12 vào đầu năm 2016 là theo một “thỏa thuận ngầm” nào đó giữa hai ông Nguyễn
Tấn Dũng và Nguyễn Phú Trọng.
Những
ngày gần đây, rất nhiều dư luận cho rằng vụ kỷ luật Đinh La Thăng “coi vậy mà
không phải vậy”, mà thực chất nhắm đến mục tiêu cuối cùng: 5 năm sau Hội nghị
trung ương 6 vào năm 2012, ông Trọng sẽ “gặp lại” ông Dũng.
Một số
dư luận cũng nhận định rằng những vụ việc liên quan đến trách nhiệm của ông
Đinh La Thăng thời ông Thăng còn là Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu
khí Việt Nam mà Ủy ban Kiểm tra trung ương nêu ra chỉ là “chuyện nhỏ”. Chuyện lớn
hơn, và có thể lớn hơn hẳn, là những gói thầu được đặc cách áp dụng hình thức
chỉ định thầu tại tập đoàn này, cùng những gói thầu được ông Đinh La Thăng đề
xuất thời còn là Bộ trưởng giao thông vận tải và được thủ tướng khi đó là Nguyễn
Tấn Dũng phê duyệt. Kể cả những tỷ đô la “trượt giá” nào đó…
Có dư
luận còn cặn kẽ hóa “công thức” sau:
Trịnh
Xuân Thanh - Vũ Huy Hoàng - Đinh La Thăng - Nguyễn Tấn Dũng.
Cho đến
nay, vẫn chưa thấy Trịnh Xuân Thanh đâu. Còn Vũ Huy Hoàng đã bị “cách chức”. Chỉ
còn Đinh La Thăng...
Ngay
sau thông tin chưa kiểm chứng về việc ông
Đinh La Thăng đã chính thức xin rút khỏi Bộ Chính trị và thôi chức Bí thư thành
ủy thành phố Hồ Chí Minh, có dư luận cho rằng ông Thăng đã “buông súng” quá sớm
và “làm khó” cho ông Nguyễn Tấn Dũng.
Hội
nghị trung ương 5 của đảng cầm quyền, dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 5 đến ngày 11
tháng Năm 2017, quan trọng đến mức mà có thông tin cho biết đã diễn ra hẳn một ‘hội
nghị trù bị” trước hội nghị này - như thể hội nghị trù bị đã diễn ra chỉ một ngày trước khi chính thức khai mạc Đại
hội 12 vào đầu năm 2016.
Cho đến
nay, đa số dư luận đều nghiêng về khả năng Hội nghị trung ương 5 không phải tập
trung giải quyết vấn đề kinh tế, mà chủ yếu sẽ là chủ đề nhân sự.
Nếu có
việc ông Đinh La Thăng ‘buông súng” quá sớm, tình thế này lập tức cho thấy những
điểm có thể rất quan trọng:
- Dù
được xem là “người của anh Ba Dũng”, nhưng ông Thăng dường như không mang nguyện
vọng trở thành “Lê Lai cứu chúa”.
- Phản
ứng yếu ớt của ông Thăng sau việc Ủy ban Kiển tra trung ương công bố kết luận
kiểm tra Petro Vietnam cho thấy “nhóm anh Ba Dũng” không đoàn kết và không còn
giữ được quyền lực đủ mạnh như nhiều người nghĩ trước đó.
- Một
khi “thành trì” Đinh La Thăng bị hạ, cung đường của nhóm Tổng bí thư Trọng dẫn
thẳng đến cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ mở rộng hẳn. Rộng thênh thang.
Không
biết trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, này ông Dũng nghĩ gì và có kế sách
ứng phó ra sao?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét