Sau khi “ngửa bài” về vấn đề hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, đêm 2/5,Thời báo Hoàn cầu lại ra tiếp xã luận dưới tiêu đề “Ngăn chặn Triều Tiên thử hạt nhân, Trung Quốc và Mỹ không được phút nào lơ là”, nói lên nỗi lo ngại lớn nhất của Bắc Kinh. Bài xã luận viết:
Ngày 1/5/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói: “Nếu việc gặp
ông ấy (nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un) là có thể được thì tôi khẳng định
sẽ làm như thế và cảm thấy vinh hạnh, nhưng tiền đề là tình hình phải cho
phép.”
Phát biểu mới nhất này của Trump đang gây sóng gió tại Mỹ. Sau đó người phát ngôn Nhà Trắng Sean Spicer giải thích “tình hình cho phép” trước hết là nói Triều Tiên “lập tức đình chỉ mọi hành động khiêu khích” và thêm rằng: xét tình hình hiện nay thì không tồn tại khả năng có cuộc gặp lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên.
Phát biểu mới nhất này của Trump đang gây sóng gió tại Mỹ. Sau đó người phát ngôn Nhà Trắng Sean Spicer giải thích “tình hình cho phép” trước hết là nói Triều Tiên “lập tức đình chỉ mọi hành động khiêu khích” và thêm rằng: xét tình hình hiện nay thì không tồn tại khả năng có cuộc gặp lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên.
Trump nói lên một cảnh tượng mong muốn, tuy xét từ phía Mỹ e
rằng khó thực hiện, nhưng rốt cuộc ông đã có thể nói như thế – điều này không
phải là xấu đối với tiến trình làm dịu tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều
Tiên. Mỹ một mặt đe dọa quân sự, một mặt thăm dò khả năng tiến hành cuộc họp
thượng đỉnh Mỹ-Triều, điều đó ít nhất là tốt hơn so với việc Washington chỉ giơ
cây gậy với Bình Nhưỡng.
Tình thế bán đảo hiện nay rất căng và cũng khá rối ren. Các
bên đã nhiều lần tỏ thái độ, Mỹ và Triều Tiên càng tỏ thái độ nhiều hơn, nhưng
họ tỏ ra giả giả thật thật. Ví dụ, lằn ranh cuối cùng của phía Mỹ là gì thì người
ngoài không nhìn thấy rõ lắm. Có thể là Triều Tiên không được sở hữu tên lửa đạn
đạo vượt đại châu có thể bắn tới nước Mỹ, Triều Tiên càng tiến gần tới sở hữu
được thứ công nghệ ấy thì quyết tâm của Mỹ ngửa bài về quân sự với Triều Tiên sẽ
càng chân thực.
Lằn ranh cuối cùng của Trung Quốc nên càng rõ ràng hơn. Đó
là: hoạt động hạt nhân của Triều Tiên quyết không được làm ô nhiễm vùng Đông Bắc
Trung Quốc. Bởi vì bãi thử hạt nhân Phong Khê Lý cách biên giới Trung-Triều chỗ
gần nhất chỉ có hơn 70 km, và khả năng khống chế vụ nổ hạt nhân của Triều Tiên
lại là hữu hạn, mỗi lần họ tiến hành một vụ thử hạt nhân có sức nổ lớn hơn thì
nguy cơ ô nhiễm vùng Đông Bắc Trung Quốc lại tăng thêm. Cho nên Trung Quốc kiên
quyết giữ vững quyết tâm dùng biện pháp trừng phạt Triều Tiên để ngăn cản họ
triển khai một vụ thử hạt nhân mới.
Xét tới việc hai yếu tố vũ khí hạt nhân và tên lửa của Triều
Tiên cuối cùng sẽ hợp nhất thành một, cho nên phản đối Triều Tiên phát triển
công nghệ hạt nhân và tên lửa thực ra trở thành mối quan tâm chung của Trung Quốc
và Mỹ. Nhưng suy cho cùng, nước Mỹ cách bán đảo Triều Tiên rất xa, không ít người
Trung Quốc lo ngại Washington sẽ biến vấn đề hạt nhân Triều Tiên thành cái bẫy
để đẩy Trung Quốc nhảy vào, sự cảnh giác của họ đối với âm mưu của Mỹ thậm chí
còn cao hơn nỗi lo về sự phát triển công nghệ hạt nhân và tên lửa của Triều
Tiên.
Không thể loại trừ ý đồ của Mỹ muốn một mũi tên trúng hai
đích trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên. Nỗi lo ấy của một bộ
phận người Trung Quốc là có lý. Thế nhưng, nếu so với nguy cơ tiềm tàng từ việc
Mỹ muốn làm chuyện “bao vây địa chính trị” Trung Quốc, thì rõ ràng rủi ro hiện
hữu từ việc hoạt động hạt nhân của Triều Tiên làm ô nhiễm vùng Đông Bắc Trung
Quốc lại càng bức bách hơn. Cũng vì thế mà trên vấn đề bán đảo [Triều Tiên],
Trung Quốc cần cố gắng lớn nhất thúc đẩy Triều Tiên dừng thử hạt nhân; suy nghĩ
đó nên trở thành mục tiêu quan trọng nhất áp đảo mọi suy nghĩ khác của Trung Quốc.
Khoảng cách 70km là một khái niệm như thế nào? Đại để nó
tương đương với việc khi các học giả ngồi trong hội trường ở Thông Châu bàn về
vấn đề địa chính trị ở bán đảo [Triều Tiên] thì Triều Tiên tiến hành thử hạt
nhân ở vùng Bát Đạt Lĩnh. Đây là một khoảng cách hoàn toàn không thể cho phép
có tâm lý cầu may. Chúng ta có thể thử nghĩ xem: cùng với sự không ngừng gia
tăng sức nổ của vụ thử hạt nhân, chẳng may khi vụ thử đó xuất hiện rò rỉ lớn, vật
chất ô nhiễm khuếch tán đến vùng Đông Bắc Trung Quốc, điều đó sẽ gây ra chấn động
xã hội mạnh như thế nào!
Có thể khẳng định là một khi xảy ra chuyện bất ngờ như vậy
thì hầu như chẳng vấn đề địa chính trị nào có thể gây ra một tác động sánh được
với vụ ô nhiễm này. Trước khi xuất hiện tình hình đó chúng ta không cần phải tạo
ra nỗi lo sợ trong xã hội, nhưng chúng ta không được lơ là chút nào trong việc
đề phòng rủi ro đó. Chính sách đối với bán đảo Triều Tiên của Trung Quốc nên
coi việc loại trừ rủi ro ấy là trung tâm, mọi dự án của chúng ta cần phải hết sức
chắc chắn, cặn kẽ.
Cho dù Bắc Kinh và Washington có bao nhiêu bất đồng với nhau
thì sự hợp tác giữa hai bên nhằm ngăn chặn Triều Tiên triển khai các hoạt động
tên lửa – hạt nhân vẫn là cực kỳ quan trọng. Trên vấn đề này, hai bên đều không
nên có những tính toán vặt vãnh, suy nghĩ quá nhiều vào việc đề phòng đối
phương lợi dụng sơ hở để kiếm chác, trục lợi. Bất cứ việc nào hữu ích cho mục
tiêu buộc Triều Tiên phải ngừng thử hạt nhân – tên lửa và xúc tiến mở lại đàm
phán thì hai bên đều nên làm. Ngoài việc gây sức ép, Mỹ càng cần phải đi những
bước quan trọng trong việc cung cấp bảo đảm an ninh cho Triều Tiên.
Trong thời gian sắp tới, vấn đề hạt nhân Triều Tiên là một trong những thách
thức lớn nhất mà Trung Quốc phải đương đầu, nó đe dọa nghiêm trọng lợi ích an
ninh của Trung Quốc, nhưng chiếc chìa khóa giải quyết vấn đề đó lại không nằm
trong tay Bắc Kinh. Trung Quốc không quản vấn đề này thì không được, nhưng quản
quá mạnh hoặc quản không đúng thì lại càng bất lợi cho mình. Vấn đề Triều Tiên
sẽ kiểm định thực lực của Trung Quốc, sẽ thử thách trí tuệ và tinh thần quả cảm
của chúng ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét