Bộ Giao thông Vận tải và những nhóm lợi ích vẫn
chưa nguôi ngoai quyết tâm “hốt cú chót” trong tình cảnh ngân sách cạn kiệt mà
đến tiền chi lương cho công chức viên chức cũng còn khốn khổ.
Chỉ vài ngày nữa, Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam sẽ được
trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và có thể sẽ trình Quốc hội trong kỳ họp tới.
Nhưng ngay cả giới chuyên gia nhà nước cũng đan vò đầu bứt tai: Lấy đâu ra vốn
đầu tư cho siêu dự án này khi cả ngân sách, ngân hàng và nhà đầu tư đều khát vốn…
Đây chính là một “tin vui” đối với dự án trên và với cả người
dân. Bây giờ thì bất chấp đảng cầm quyền có chỉ đạo cho quốc hội “gật”, số phận
tìm vốn của Dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam cũng sẽ chẳng khác gì Dự án Sân
bay Long Thành khi chẳng đào đâu ra hơn 15 tỷ USD.
Vài năm trước, tổng dự toan của Dự án đường bộ cao tốc Bắc –
Nam lên đến 230.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 11 tỷ USD. Nhưng về sau này khi
ngân sách bị chính phủ của Thủ tướng Phúc “siết”, Bộ Giao thông Vận tải chỉ còn
dám đề xuất làm dự án này theo từng phần, trong đó đầu tư giai đoạn 1 khoảng
684km. Các đoạn được ưu tiên đầu tư trước gồm: Cao Bồ (Nam Định) - Bãi Vọt (Hà
Tĩnh), đoạn Cam Lộ (Quảng Trị) - La Sơn (Thừa Thiên Huế) - Túy Loan (Đà Nẵng)
theo hình thức BT và đoạn Cam Lâm (Khánh Hòa) - Dầu Giây (Đồng Nai).
Nhưng dự toán cho giai đoạn 1 đã lên đến 140.000 tỷ đồng.
Theo các quy định hiện hành, nhà đầu tư phải bỏ ra ít nhất 15% tổng số vốn của
dự án BOT. Theo một nhà đầu tư cao tốc trong nước, ngay ở mức 15% cũng khó còn
nhà đầu tư trong nước có đủ tiền để tham gia, vì quy mô mỗi phân đoạn đã ở mức
trên 10.000 tỷ đồng.
“Cửa” để vay ngân hàng trong nước với tỷ lệ 85% cũng gần như
khép lại. Hiện, các ngân hàng trong nước chủ yếu vay ngắn hạn để cho vay trung
và dài hạn. Trong khi, Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ tối đa dùng vốn ngắn hạn
cho vay ngắn hạn vào tháng 12/2016 là 60%, giảm dần xuống 40% vào năm 2018.
Một cửa vay khác là vốn ODA. Nhưng khác nhiều với thời “tiền
vào như nước, phá chưa từng có” những năm trước, giờ đây ODA đang hạn hẹp đáng
kể. Từ tháng 7/2017, Việt Nam sẽ phải vay vốn ODA của quốc tế với mặt bằng lãi
suất tăng gấp ba lần trong lúc thời gian ân hạn giảm đi một nửa. Vào năm 2017,
Chính phủ lại chỉ dám bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn nước ngoài có 700 triệu
USD…
Trong cuộc họp tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây, Phó Chủ
tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nói: “Đã là đầu tư, kinh doanh thì phải thực hiện
nguyên tắc lời ăn, lỗ chịu chứ không có chuyện bảo lãnh tỷ giá hay bảo lãnh
doanh thu”.
Cần nhắc lại, vào tháng Tám năm 2015, như một hiệu lệnh, “tư
lệnh ngành” Giao Thông Vận Tải Đinh La Thăng phát pháo: “Chúng ta nợ nhân dân
đường sắt cao tốc Bắc-Nam”.
Trong bối cảnh đen tối cả tiền đồng lẫn lương tâm, “món nợ với
nhân dân” mà Đinh La Thăng hứa hẹn sẽ có quá nhiều triển vọng chất chồng thêm
núi nợ ODA lên đầu 90 triệu dân chúng còm cõi ở đất nước “thơ tôi khóc lệ rơi
hình chữ S,” bất chấp tỷ lệ nợ công quốc gia đã vọt lên đến 231% GDP (theo giới
phản biện độc lập) để không biết bao nhiêu đời con dân nước Việt phải oằn lưng
trả nợ.
Chưa đầy hai năm sau, ông Thăng đã rước họa khi bị “đá” khỏi
Bộ Chính trị và mất chức Bí thư thành ủy TP.HCM.
“Hoang tưởng giai đoạn cuối” vẫn thường là di căn dứt điểm của
một thể chế chỉ biết ăn không biết làm. Ngay cả vào lúc nền kinh tế đã “chắc suất”
bên bờ vực thẳm của nợ công và nợ xấu, còn nền ngân sách quốc gia lao xuống đáy
của hoài mộng tìm đâu ra từng chục ngàn tỷ đồng để chi lương công chức, giới
lãnh đạo quen mùi dự án hàng trăm ngàn tỷ vẫn nhuốm đầy ảo giác “hốt cú chót”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét