Câu
hỏi trên chính là mối nghi ngờ không nhỏ đối với không ít người. Ngày
13/5/2017, đại biểu quốc hôi Nguyễn Phú Trọng đã gây “bão nhẹ” trong một cuộc
tiếp xúc với cử tri Hà Nội bằng một khẳng định của ông rằng vụ Đinh La Thăng mới
chỉ xử lý về mặt đảng, còn hình sự ta đang làm.
Có
thể xem phát ngôn trên là lời “tuyên án” gián tiếp dành cho người vừa nhậm chức
Phó trưởng ban Kinh tế trung ương, “ở chung” với cựu thống đốc Ngân hàng nhà nước
và hiện là Ủy viên bộ chính trị Nguyễn Văn Bình, theo cách “nhốt quyền lực vào
lồng”.
Thế
nhưng, một câu hỏi rất lớn được dành cho Tổng bí thư Trọng: “ta” là ai, cơ quan
nào?
Một
trong những bằng chứng rõ nhất cho tới nay về năng lực của “ta” chính là vụ Vũ
Đức Thuận - trợ lý thời Đinh La Thăng làm Bộ trưởng giao thông vận tải, đã bị Bộ
Công an khởi tố và bắt giam từ tháng 9/2016, nhưng đến giờ vẫn bặt tăm, không
có bất kỳ tin tức nào về việc bộ này đã “khai thác” được Thuận ra sao.
Bởi
nếu Vũ Đức Thuận phải cung khai về thủ trưởng cũ là Đinh La Thăng, và nhất thiết
bản cung khai ấy phải dược đặt lên bàn Nguyễn Phú Trọng, có lẽ Ủy ban Kiểm tra
trung ương đã không phải tốn công tốn sức tung ra bản kết luận kiểm tra về tập
đoàn Dầu khí Việt Nam mà ông Trọng vẫn có thể “xử” được Đinh La Thăng.
Một
bằng chứng khác, rõ không kém vụ Vũ Đức Thuận, là vụ Trịnh Xuân Thanh. Còn nhớ
vào năm 2016, trong một vài cuộc tiếp xúc với cử tri Hà Nội, đại biểu quốc hội
Nguyễn Phú Trọng cũng đã rất quyết tâm “bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh”. Nhưng
gần một năm vụt qua kể từ khi ông Trọng xuống lệnh “việc cần làm ngay”, vẫn chẳng
biết Trịnh Xuân Thanh ở đâu, làm gì.
Vậy
thì có nên tin rằng “ta” sẽ làm theo ý chỉ đạo của Tổng bí thư Trọng?
Có
nên tin rằng ông Tọng có đủ năng lực để chỉ đạo xử lý hình sự Đinh La Thăng, nếu
ông không “nắm” được Bộ Công an, cho dù vào cuối năm ngoái ông Trọng đã “tự cơ
cấu” vào Thường vụ đảng ủy công an trung ương?
Mà
nếu không thực hiện được quy trình tố tụng hình sự cần phải có, sẽ chẳng có nhân
vật nào, dù tham nhũng tới đâu, phải ra trước vành nóng ngựa. Tất cả quanh đi
quẩn lại vẫn chỉ là “cách những chức vụ đã không còn” như kiểu Vũ Huy Hoàng, Võ
Kim Cự…
Còn
Đinh La Thăng, khi đó sẽ cùng lắm chỉ bị “cách chức” khỏi Ban chấp hành trung
ương và bị khai trừ đảng, nhưng sẽ chẳng có cơ hội nào được làm rõ về những tỷ
đô la thất thoát thời PetroVietnam.
“Các
bác cứ chờ đấy mà xem…” - Tổng bí thư Trọng nói với cử tri Hà Nội ngày 13/5.
Tâm trạng của ông vừa như thể “quyết tâm làm rõ”, nhưng lại như bị một thách thức
lớn mà ông đang muốn vượt qua thách thức đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét