Uất hận thế lực thù địch
Bí quá, bí toàn diện, bí tổng thể. Cụ tổng bí phải giở nước
cờ này. Rất hạ sách và trơ trẽn, nhưng không còn nước nào khác để chọn. Cực chẳng
đã.
Không phải do lỡ lời hoặc lú lẫn mà tổng bí thư nói bừa phứa
khi gặp cử tri bầu mình vào quốc hội. Câu bất hủ, cả nước và cả thế giới thấy
rõ, là Tham nhũng là kẻ thù, nhưng khó chống vì đó là "ta chống ta".
Khỏi cần nhắc lại hận thù của ông Trọng đối với ông Nguyễn Tấn
Dũng, nguyên thủ tướng. Hai ông đồng chí này suốt 2-3 nhiệm kỳ cùng nằm trong tứ
trụ, gặp gỡ thường xuyên, nhưng do những nguyên nhân phù hợp quy luật, hai ông
kéo bè để bè kia thành thế lực thù địch của mình. Ta chống ta, quả không sai.
Đây là hận thù từ vài năm trước, do đòn đánh ông Dũng đã được
chuẩn bị rất công phu mà vẫn bị địch thủ làm cho vô hiệu, ông Trọng từ tẽn tò,
đã lộn tiết mà thâm thù ông Dũng mặc dù đến nay ông này đã hết quyền lực (xem
tiếp ở dưới).
Dịp trả thù: khi họp
nghị trung ương 5, dự định vào tháng 4-2017
Cho kịp thời gian trong dự định, tổng bí thư từ lâu đã bày
binh bố trận và tìm cơ hội. Cơ hội đến tay ông cách nay 8 tháng khi ông Trịnh
Xuân Thanh (thuộc thế lực ông Thăng, ông Dũng) bị phát hiện đã gắn cái biển xanh
vào ô tô riêng. Tội này cỏn con, quá nhẹ, khiến lúc đầu phe địch rất chủ quan.
Ông Trịnh Xuân Thanh trở thành mục tiêu để tổng bí thư khai
hỏa cuộc tấn công đột phá vào phe địch. Lúc này, ông Thanh đang là tỉnh ủy
viên, đại biểu quốc hội, phó chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang. Vị trí
này - mà ông Thanh có được - là do thế lực thù địch (tức địch thủ của ông Trọng)
đã vận dụng nhuần nhuyễn cái thể chế (các luật, các quy định) của nước
CHXHCNVN. Chẳng có gì phải bí mật. Đó là cách hợp pháp, đúng quy trình, để các
phe phái trong đảng đưa cánh hẩu của mình lên cấp cao hơn, hoặc vào ngồi trong
quốc hội. Thế là, Trịnh Xuân Thanh được che dấu mọi tội, lại còn được bôi son,
trát phấn (sở hữu các thành tích hư cấu, có các bằng khen, được tặng danh hiệu
thi đua và huân chương...). Thế là, vị ứng cử viên này có bộ mặt quá đẹp để dân
bầu vào quốc hội.
Đây là chứng cứ cụ thể (thứ 1 triệu) để thấy cách thức bầu cử
Cuốc Hội nước ta.
Từ điểm đột phá Trịnh Xuân Thanh, cuộc tấn công của tống bí
thư sẽ lan thẳng tới Đinh La Thăng - cấp trên trực tiếp của ông Thanh. Ông
Thanh phải bị kết án hình sự ở một phiên tòa lớn, cả nước theo dõi. Phải nhận mức
án ấn tượng. Yêu cầu cao nhất là tòa phải khai thác để ông Thanh phản chủ mà
khai ra vai trò của ông Đinh La Thăng, đương nhiệm bí thư ở Sài Gòn. Thời điểm
xử án, tuyên án phải là trước khi mở hội nghị TƯ 5 (dự kiến trong tháng
4-2017). Nếu được thế, đây sẽ là tình huống đẹp nhất mà tổng bí thư sắp xếp để
ông Đinh La Thăng sẽ bị phê phán nặng nề trong hội nghị này. Sau đó, ông mất vị
trí cao trong đảng và trong chính quyền. Cứ thế, ông Trọng sẽ sờ tới vị đầu sỏ
của thế lực thu địch: Nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Lý do hội nghị trung ương 5 phải hoãn sang tháng 5 chính vì
dự kiến đẹp của ông Trọng bị phá sản.
Xuất xứ cụ thể của
oán thù sâu nặng
Chớ nói ông Nguyễn Tấn Dũng không có tội với dân, mà còn phải
nói tội rất nặng. Nhưng nay ông bị rờ tới là do ông có tội với cá nhân tổng bí
thư. Xin hãy cẩn thận đấy. Nếu cứ hạch hỏi ông Dũng về những tội với dân, thế
nào cũng lòi ra cả một hệ thống đồng lõa, thậm chí tội nặng hơn ông Dũng. Ông
Dũng chẳng qua cầm đầu nhóm thực hiện cụ thể, nhưng ông Trọng lại cầm đầu nhóm
đề ra chủ trương, vạch kế hoạch thực hiện. Chuyện này nói sau.
Nhớ lại cái đận cách nay vài năm, ông tổng bí thư - sau khi
đã lôi kéo được đa số trong 14 ủy viên bộ chính trị thông qua đề nghị kỷ luật
ông Dũng - tưởng đã ăn chắc phen này thế lực thù địch sẽ lần lượt rớt đài.
Nhưng không ngờ đa số trong 1000 đại biểu của đại hội toàn quốc lại xử trắng án
cho ông Dũng. Những giọt nước mắt của tổng bí thư trước đại hội thể hiện sự đau
khổ không sao giấu diếm của mình; nhưng dư luận còn thấy rõ: đó cũng là những
giọt nước mắt uất hận, đòi phải rửa hận.
Lần sau, tổng bí thư dùng cách đưa ra "quy chế mới"
trong bầu đại biểu đi dự đại hội XII, nhờ vậy số người ủng hộ ông Dũng trở
thành thiểu số trong đại hội. Ông Dũng bị tống cổ khỏi giới cầm đầu, nhưng tàn
dư của ông này vẫn lù lù trước mắt ông Trọng. Ông phải tiếp tục thanh toán.
Nhiều người cho rằng đây là chứng cứ thứ 1000 cho thấy,
"thế lực thù địch" chẳng ở đâu xa, chẳng vô hình, vô ảnh; cũng chẳng
cần tưởng tượng ra... như dư luận vẫn tưởng thế. Nó bằng xương, bằng thịt. Chống
nó, thực chất là "ta chống ta".
Không thể hết thế lực
thù địch
Sự tạo ra thế lực thù địch là quy luật chung của nội bộ các
đảng CS, xảy ra ở hai giai đoạn: Khi đảng mới giành được chính quyền (để tồn tại
một vị thánh duy nhất, cần loại trừ nhau đến cùng) và khi đảng lâm vào thoái
trào, sắp mất chính quyền, sự tàn sát càng dữ dội. Hãy nhìn vào Lịch Sử hai đảng
Liên Xô và Trung Quốc, đủ rõ.
Chuyện cỏn con cách
nay 8 tháng bỗng thành cơ hội tốt
Đó là khi ông Trịnh Xuân Thanh đã ngồi yên vị ở vị trí tỉnh ủy
viên, phó chủ tịch tỉnh và đại biểu quốc hội. Đây là sự thành công trong cài cắm
nhân sự của cái thế lực thù địch nói trên để chống lại... thế lực thù địch
khác. Thật đáng phục cái ma trận đưa ông Thanh tới vị trí mới, khi ông Thanh
đang cầm đầu một công ty làm thất thoát hàng ngàn tỷ đồng, lại nhảy tót sang
ngành lập pháp, ngay sau đó lại đảm nhiệm một chức vụ cao trong ngành hành pháp
một tỉnh. Chuyện hành pháp kiêm nhiệm lập pháp là quái thai ở 195 nước trên thế
giới, nhưng là chuyện bình thường ở 5 nước (còn lại) quen sử dụng Mác và Lê.
Đây là chứng cứ cụ thể thứ... một triệu nói lên sự một thể
chế không tam quyền phân lập. Chính nhờ vậy, dân mất tự do, nước mất dân chủ,
nhưng đảng có thể lũng đoạn quốc hội bằng cách đưa 90% đảng viên vào đó. Đến
nay, sự cực đoan cao tới mức 100% ủy viên bộ chính trị đều vào ngồi ở quốc hội.
Có người nghĩ rằng đó chẳng qua là biểu hiện suy yếu.
Chuyện cỏn con là ông Trịnh Xuân Thanh ở cương vị phó chủ tịch
tỉnh đã đề nghị giám đốc sở công an (cấp dưới của mình) cấp cho một biển xanh để
gắn vào chiếc xe riêng. Đố cấp dưới nào dám thoái thác. Sự vi phạm này, nếu xử
theo luật, sẽ bị phạt 2 triệu đồng. Chuyện chỉ có thế. Nhưng đó là cơ hội của tổng
bí thư. Mặc dù đây là cái cớ (quá nhỏ nhen) để một tổng bí thư ngồi cao chễm chệ
vẫn phải "phát động" báo chí toàn quốc phanh phui vụ việc. Cách làm
(hơi bị đê tiện) này khiến dư luận nghĩ ngay: Vụ này rồi sẽ vỡ lở tóe loe cho
mà coi. Quả nhiên, chỉ sau ít lâu, ông Thanh bị coi là đầu sỏ gây ra thất thoát
trên 3000 tỷ đồng. Đểu ở chỗ, một tội phạm dường ấy vẫn có thể ngụy trang để ứng
cử quốc hội.
Thấy "động", tay chân của thế lực thù địch (trong
công an?) đã thành công để Trịnh Xuân Thanh thoát khỏi biên giới một cách êm
ru, kín đáo, nhưng cũng rất ngoạn mục... Tức điên, ở chỗ cả "hệ thống
chính trị" dưới tay tổng bí thư vẫn không tìm được ai là thủ phạm và kẽ hở
nào tạo ra vụ bỏ trốn này. Đau như hoạn.
Nhưng đau và uất hơn nữa, là ông Trịnh Xuân Thanh ở ngoài
biên giới còn chõ miệng phát biểu quan điểm, nói rằng ông ta đã hết niềm tin
vào sự lãnh đạo của tổng bí thư (nêu đích danh: tên, họ) và không còn tin tưởng
vào cách điều tra và xử án của nền tư pháp Việt Nam.
Câng câng và hỗn hào cao độ, khi Trịnh Xuân Thanh thách thức:
Nếu đây là tòa án xử theo công lý và có sự quan sát quốc tế, ông ta sẽ hiện diện
trước tòa, tự bào chữa, vạch ra sự thối nát của cơ chế XHCN... cho mà coi!
Dư luận đồn đoán rằng, nếu được như ông Thanh đòi hỏi, thì
ngay tại tòa, sẽ lộ ra rõ mồn một cái đám thủ phạm cao nhất đã gây ra sự tàn
phá cái đất nước này - mà dân đã nhẵn mặt. Đó chính là tập đoàn chót vót đã
phát ra cái chủ trương không phân lập ba quyền, đất đai thuộc sở hữu toàn dân,
quốc doanh là "quả đấm thép" chủ lực, được phép kinh doanh đa ngành,
phù hợp với cái thị trường có định hướng...
Bàn tào lao thế thôi, chứ Trịnh Xuân Thanh thừa biết... đến
Tết con lạc đà cũng không có thứ tòa án như vậy ở nước CHXHCN này.
Nổi khùng
Khùng lên, là vì vồ hụt Trịnh Xuân Thanh, mà thời điểm phải
mở hội nghị 5 cứ ngày càng tới gần. Một ông già nom lù đù, dáng lờ đờ, mắt kèm
nhèm, nói năng sơ hở, lú lẫn... mà phát khùng tất nhiên phải khác một tay anh
chị ngổ ngáo.
Sự điên tiết của ông thể hiện bằng cách ông tự chỉ định cho
mình một ghế trong đảng ủy bộ công an. Chuyện xưa nay có một. Do ông không tin
công an nữa. Từ vị trí này, ông ra lệnh gô cổ mấy đứa tay chân của Trịnh Xuân
Thanh lại. Thế là 4 anh tép riu bị nhốt. Dư luận càng nực cười, đàm tiếu không
dứt. Ông lộn tiết, chỉ thị (năm lần, bày lượt): Phải tập trung mọi nỗ lực tìm bắt
và dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về nước, xử tội. Dư luận càng cười khẩy.
Giở trò hạ sách
Thời điểm phải mở hội nghị trung ương V cứ nhích tới. Đây là
hội nghị quyết định việc đi hay ở của ông tổng bí thư. Dư luận biết tỏng, ông tổng
bí thư càng biết tỏng. Ông đành đi tắt: Chơi nước cờ gấp rút, thí bớt chút uy
tín riêng.
Không bắt được Trịnh Xuân Thanh (để Thanh khai ra tội của cấp
trên mình, cụ thể là Đinh La Thăng) ông Trọng phang thẳng đòn vào Đinh La
Thăng. Chứ sao? Nhưng đây là cách làm rất hạ sách. Chứ sao?
Từ khi có đảng tới nay, chưa lần nào một ủy viên bộ chính trị
"sắp" bị xem xét kỷ luật mà báo chí lại được phép làm ầm ỹ lên như hiện
nay. Đây là cách át giọng ông Đinh La Thăng trước khi đấu tố ông ta. Kiểu này,
đảng CS nào cũng thành thạo.
Qua đây, ta rút ra chứng cớ thứ một triệu về "tự do báo
chí" ở nước CHXNCN VN. Nhiều tờ báo từng ca ngợi ông Thăng như thánh, nay
giở giọng. Chỉ mỗi tờ Sài Gòn (trực tiếp dưới quyền Đinh La Thăng) là khó xử.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét