Ủy viên
thường vụ bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc Lưu Vân Sơn tiếp Trưởng
ban Tổ chức trung ương đảng Cộng sản Việt Nam Phạm Minh Chính tại Bắc
Kinh.
Động
thái đáng chú ý là ngay sau Hội nghị trung ương 5 “đả hổ Đinh La Thăng”, Bộ
Chính trị của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thành lập 5 đoàn
kiểm tra đối với 10 Ban Thường vụ Tỉnh ủy và 5 Ban cán sự Đảng của 5 bộ, ngành
TƯ.Thông
tin về lập đoàn kiểm tra các ban thường vụ tỉnh ủy đã được gióng lên từ trước Hội
nghị 5. TP.HCM của Bí thư Đinh La Thăng đã trở thành địa chỉ “đi tắt, đón đầu”
xứng đáng với truyền thống anh hùng của thành phố này.
Còn
có nhiều cái tên được nêu ra như Hải Dương, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Bình Định…
Nhưng chắc chắn vẫn chưa phải hết nếu căn cứ vào lời tán thán của ông Nguyễn
Phú Trọng trong một cuộc tiếp xúc cử tri trước đây “Nhìn đâu cũng có chuyện”,
và trong một cuộc tiếp xúc cử tri mới đây “sẽ còn xử lý cán bộ nữa”.
Không
biết vô tình hay hữu ý, trùng với chiến dịch kiểm tra cán bộ của Bộ Chính trị,
trên mạng xã hội đã xuất hiện một bài viết rất chi tiết về một nhân vật có tên
là H, chuyên nghề “môi giới chạy chức, chạy
quyền cho cán bộ cấp cao và được thể hiện tích cực nhất là ở các kỳ chuẩn bị
nhân sự Đại hội Đảng”.
Theo
bài viết trên, một địa chỉ mà nhân vật H có mối quan hệ “gắn bó” là Ban Tổ chức
trung ương từ thời Trưởng ban Hồ Đức Việt đến Trưởng ban Tô Huy Rứa.
Bài viết trên cũng mô tả chi tiết về những thủ đoạn mà H đã
thực hiện để tiếp cận với những nhân vật cao cấp (có tên cụ thể những quan chức
này), về bản chất thật của H đã tạo được chỗ dựa vững chắc để xuyên thủng hệ
thống quyền lực và sử dụng sức mạnh của đồng tiền kiếm được từ việc buôn bán
chính trị để lũng đoạn tha hóa nội bộ, và cho rằng một kẻ như H thực sự trở
thành mối hiểm họa của Đảng và của đất nước…
“Vậy ai có thể diệt
được mafia này? Có phải chăng phải ngăn chặn được nạn chạy chức chạy quyền trong
nội bộ Đảng cơ bản hiện nay, theo đó phải mạnh tay diệt mafia như Tổng bí thư
Nguyễn Phú Trọng đang tiến hành hiện nay dứt khoát?” - bài viết trên tạm
kết và hứa hẹn sẽ còn “kỳ sau phân giải”.
Đến lúc này, có vẻ như “mặt trận” đã lan sang Ban Tổ chức
trung ương cùng một số bộ ngành trung ương. Trước Hội nghị 5, “mặt trận” chủ
yếu ở TP.HCM và một số địa phương khác như Thanh Hóa, Đà Nẵng, Bình Định.
Dấu ấn đáng chú ý từ chiến dịch kiểm tra công tác cán bộ của
Tổng bí thư Trọng là sự tương đồng của phương pháp này với những gì mà Tập Cận
Bình đã làm ở Trung Quốc từ năm 2013 đến nay.
Trong tay Tập Cận Bình, ngoài Quân ủy trung ương là công cụ
quyền lực mạnh nhất còn có hai công cụ mạnh mẽ khác là Ủy ban kiểm tra Kỷ luật
trung ương và Ban Tổ chức trung ương. Bằng vào các công cụ này, vừa thi hành kỷ
luật và thanh trừng nhân sự, vừa “làm” công tác cán bộ, chỉ trong ít năm Tập
Cận Bình đã “trung ương tập quyền” chưa từng có và nắm vị trí độc tôn trong
đảng.
Ở Việt Nam, từ đầu năm 2016, Ban Tổ chức trung ương đã bắt đầu chiến dịch luân chuyển cán bộ, đặc biệt là luân chuyển các vị trí ủy viên trung ương có tính phe cánh. Chính chiến dịch này đã khiến “mặt trận” trong Ban chấp hành trung ương chuyển hướng. Đến cuối năm 2016 và tại Đại hội 12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã không còn nhận được 75% số ủy viên trung ương ủng hộ ông ta, mà chỉ còn khoảng 1/3.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét